Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1
1 PHÒNG GDĐT HUYỆN LONG ĐIẾN TRƯỜNG TH PHẠM NGŨ LÃO MỘT SỐ BIỆN PHÁP: RÈN CHỮ VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 1 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tác giả: Phạm Thị Phương GV môn/Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Năm học: 2021 - 2022 3 1. Cơ sở đề xuất giải pháp 1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước.Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần bồi dưỡng và hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn. Với mục đích là giảng dạy sao cho các em không bị mất căn bản, luôn nắm được, hiểu được bài một cách sâu sắc. Các em biết phát huy hết năng lực và có tính bền vững với thời gian. Cùng với thực tế của lớp học hiện nay, tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào hướng dẫn các em tự biết tiếp thu các kiến thức đã học, tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách toàn diện trong các tình huống xảy ra với bản thân. Từ những thực tế của lớp và qua công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng muốn dạy các em trở thành những học sinh giỏi toàn diện, rất cần thiết người thầy phải rèn cho học sinh các kĩ năng học tập, một trong những kĩ năng đó chính là “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh lớp một” Trong việc học tập, bài giảng của giáo viên tìm ra phương pháp cho giáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”. 1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp Trong năm học này, tôi đã giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 31 em học sinh lớp 1B. Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão bên cạnh đó tôi còn học hỏi kinh nghiệm của một số anh chị em đồng nghiệp. Cụ thể tình hình lớp như sau: Lớp có tổng số học sinh: 31 em. Trong đó: 16 nữ. Đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em HS bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu thốn. 5 của mình. Đây là một công việc vừa mang tính Giáo dục vừa mang tính nghệ thuật. Do đó Bộ Giáo dục đã đề ra yêu cầu của việc dạy học hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục của nhà trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay. 1.6 Đối tượng và phạm vi áp dụng Đối tượng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các vùng biển nói riêng đang còn rất thấp.Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình độ nhận thức của người dân thì những người đứng trong ngành giáo dục phải có trách nhiệm khá nặng nề, mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương trình SGK, đổi mới PPDH cũng như hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với đối tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tình hình địa phương: Long Hải là một thị trấn vùng biển tuy có các điều kiện khá thuận tiện so với một số xã khác. Song trình độ dân trí ở đây còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn...Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều hạn chế. Tình hình trường, lớp: Trường vừa được xây lại khang trang, có ba tầng gồm . nhiều lớp học. Tuy nhiên tình hình học sinh đầu năm đến trường còn nhiều hạn chế như ĐDHT và sách vở của một số em còn thiếu thốn, thiếu sự quan tâm của phụ huynh do hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải đi làm xa gởi con ở với ông bà, ý thức học tập chưa cao, một số HS còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông... Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác, sáng tạo trong học tập. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay được. 7 - Có hình thức nhắc nhở, khen thưởng cụ thể nhằm động viên, khuyến khích kịp thời những em chăm học và nhắc nhở những em lười học và không chú ý trong giờ học. - Câu hỏi kiểm tra ngắn gọn, sát nội dung bài học và phù hợp với các đối tượng HS. - Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động và thảo luận theo nhóm, tổ chức trò chơi hoặc sắm vai tuỳ theo môn học, bài học. - Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách nêu gương và thi đua giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân... - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu vào các buổi luyện trong tuần, các tiết học. 2.2 Nội dung giải pháp - Thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực cụ thể từng môn. *Đối với môn toán: + Khi hướng dẫn HS khởi động: GV yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, nắm vững kiến thức trọng tâm, trả lời hoặc làm bài tập có liên quan đến kiến thức đã học, hoàn thành bài với phép tính dễ hiểu với bước giải nhanh nhất. + Khi hướng dẫn học bài mới: GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập ở nhà trước, đọc và tập làm một số bài tập trong sách giáo khoa. + Khi đến lớp: GV sử dụng nhiều phương pháp như: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, thực hành. Bởi vì học sinh tiểu học, tư duy của các em là trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó, GV phải sử dụng triệt để các DDDH. Bên cạnh đó GV nên dành nhiều thời gian cho HS thực hành nhằm phát huy óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo của các em. Sau mỗi dạng bài chúng ta nên cho HS chốt kiến thức bài đó. + Tạo hứng thú cho các em bằng cách: Tổ chức thi giải toán nhanh; đố vui để học hoặc trò chơi học tập; thi điền đúng điền nhanh kết quả giữa các cá nhân , giữa các tổ, nhóm...Sau đó cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá, GV bổ sung và tuyên dương, khen thưởng. 9 3. Hiệu quả giải pháp 3.1 Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp Qua quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy này, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Để nâng cao hiệu quả học tập tạo hứng thú trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt: kế hoạch dạy học, hệ thống câu hỏi: - Thiết kế thật tốt giáo án có tính khoa học, hệ thống câu hỏi ngắn gọn rõ ràng dễ hiểu và hiểu rõ ý đồ sách giáo khoa . - Lựa chọn phương pháp dạy học, có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Sử dụng tối đa ĐDDH và có hiệu quả trong từng tiết dạy, trong từng môn học. - GV phải có vốn hiểu biết nhất định và kiến thức xã hội. - GV cần tạo điều kiện để HS tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Để đạt được mong muốn đó, bản thân tôi xác định rằng muốn trở thành người GV thực sự thì trước hết phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, lòng say mê nghề nghiệp và ý chí quyết tâm cao. Phải có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với nghề nghiệp và xã hội. Để trở thành người GVCN giỏi thì ngoài những công việc trên, người GV phải rèn cho mình những năng lực sau: - Phải tạo lớp học không khí thoải mái, sinh động để tạo sự ham thích học tập ở học sinh thông qua một số trò chơi phục vụ bài học. - Phải có lòng nhiệt tình, quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp. - Phát huy mọi nổ lực của học sinh, không tạo tâm lý nặng nề, gò ép học sinh. 11 4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị 4.1 Kết luận * Người GV phải tạo lớp học không khí thoải mái, sinh động để tạo sự ham thích học tập ở học sinh thông qua một số trò chơi phục vụ bài học. Phải có lòng nhiệt tình, quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh, nhất là những HS cá biệt. Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp. Phát huy mọi nổ lực của học sinh, không tạo tâm lý nặng nề, gò ép học sinh. 4.2 Đề xuất, kiến nghị * Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: - Duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập ở học sinh. * Đối với nhà trường: - Cần có nhiều ĐDDH, có thêm nhiều sách tham khảo về môn Tiếng việt nâng cao như : các tiếng, từ, câu thơ, câu văn,... * Đối với địa phương, gia đình: - Gia đình chú trọng quan tâm đến việc học hành của con em nhiều hơn. Gia đình cần dành nhiều thời gian giám sát việc học ở nhà của con em mình. - Cần mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh đầy đủ. Với những điều tôi vừa trình bày ở trên thật ra là quá trình vừa học hỏi vừa áp dụng trong thực tế. Qua đó thấy rằng ở mỗi học sinh điều tìm ẩn một sự hiểu biết vốn dĩ nào đó, nếu chúng ta quan tâm, tạo điều kiện cho các em phát huy vốn hiểu biết đó và với sự uốn nắn, trao chuốt thêm của người làm công tác sư phạm thì các em sẽ ngày càng mạnh dạn, tự tin, phát triển một cách toàn diện và có định hướng. Vì điều kiện, thời gian và khả năng có hạn, chắc chắn đề tài có phần chưa thoả đáng, bản thân tôi mong có sự góp ý bổ sung của quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_dep_cho.doc