Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1

doc 32 trang sklop1 19/10/2023 2142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1
 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
 TÊN ĐỀ TÀI:
 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã từng nói: “Chất lượng cuộc 
sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều 
người thấu hiểu chúng ta hay không”. 
 Kinixti - Học giả Mỹ cho rằng: "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 
15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ 
giao tiếp và tài năng xử thế của người đó". 
 Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại 
là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống 
thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải 
đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng bắt 
buộc. Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ 
hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là 
hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không 
quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những 
KNS cần thiết và hữu ích.
 Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, 
mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang 
trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng 
khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục Kỹ năng 
sống vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. Rèn 
luyện kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Do đó, không phải vì kỹ 
năng sống có tầm quan trọng rất lớn mà cố đưa vào chương trình giảng dạy cho 
học sinh, sinh viên nhiều chuyên đề mang tính lý thuyết. Điều cần thiết là làm 
cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống và lồng nó vào các 
môn học. Những người đã đi làm thì cần bổ sung một vài chuyên đề cần thiết mà 
bản thân còn yếu để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.
 Đối với bậc Tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến 
thức ban đầu về Toán học, Khoa học và Nhân văn, vừa cung cấp cho học sinh 
những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã hội chủ nghĩa gắn với 
những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, 
biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những 
biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức 
và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một 
nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
 Vậy làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học 
sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với mong 
muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, bản thân chọn đề tài: 
 1/32 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 
 Đề tài thực hiện tại: Trường Tiểu học nơi tôi công tác và được thực 
nghiệm tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy.
 Thời gian: Trong năm học 2017- 2018 (từ tháng 9/2017 đến tháng 
5/2018)
 3/32 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
 Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân 
tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc 
sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống 
đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng 
thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi 
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như 
vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động 
không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại 
lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập 
phấn đấu vươn lên.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.1. KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội.
 - KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái 
độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. 
 - GDKNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng 
cao chất lượng cuộc sống, giải quyết nhu cầu và quyền con người, quyền công 
dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. 
2.2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ: 
 - Vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 - Lứa tuổi Hs là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, nếu không có 
KNS các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng 
đồng và đất nước.
2.3. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: 
 - Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát 
triển xã hội.
 - Giáo dục KNS cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho 
các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người 
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực phù hợp trước các tình huống của 
cuộc sống, rõ ràng là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông và rất cần thiết để đáp 
ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông.
2.4. Giáo dục KNS trong nhà trường là xu thế chung của nhiều nước trên thế 
giới: 
 - Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa KNS 
vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chính khóa.
 - Việc giáo dục KNS cho học sinh ở các nước được thực hiện theo 3 hình 
thức 
 - KNS là một môn học riêng biệt.
 - KNS được tích hợp vào một vài môn học chính.
 - KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương 
trình.
3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
 5/32 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học 
sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có 
văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách 
là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và 
công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập 
thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với 
cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng 
tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thực sự cần thiết. 
Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục 
kỹ năng sống cho học sinh.
5. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc Giáo dục kỹ năng sống:
 Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn 
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống 
có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kỹ năng sống đơn 
giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với 
những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Vì thế giáo viên cần nắm rõ nắm rõ nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh. :
 + Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự 
đọc tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động, tương tác với GV và 
với nhau trong quá trình giáo dục.
 + Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm 
& thực hành.
 + Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không 
thể giáo dục kỹ năng sống trong một lần mà kỹ năng sống là một quá trình từ 
nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con 
người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy giáo dục kỹ năng sống 
không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không 
thể là cú nhát, nửa vời được.
 + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục giáo dục kỹ năng sống được 
thực hiện mọi lúc mọi nơi; giáo dục kỹ năng sống được giáo dục trong mọi môi 
trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS 
tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống. 
 Do đó trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tăng 
cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo thực hiện tốt các 
nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.
6. Những kĩ năng sống cơ bản cần dạy học sinh ở lứa tuổi Tiểu học: 
 Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc Tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng 
mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ 
tuổi lớp1. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan 
trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng 
 7/32 Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức 
ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, 
thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng 
đến người xung quanh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Ở Việt Nam, từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát 
động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với 
yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt 
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động 
và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung tổ chức trò chơi 
dân gian cho học sinh đó cũng chính là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
 Đối với giáo viên Tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em có 
những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những lớp Tiểu học. Đơn 
giản là vì những học sinh này thường không có khả năng chờ đến lượt, không 
biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho học sinh không 
thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất 
nhiều thời gian đầu tư để giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản ở 
trường Tiểu học. 
 Trong thực tế 2 năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 ở lớp 1A5, 1A6 tại 
trường nơi tôi công tác việc rèn kĩ năng sống cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi 
và khó khăn sau:
 1. Thuận lợi:
 Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng 
cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh; hướng dẫn tích 
hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở 
các cấp học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường 
học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương 
đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học 
với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung 
nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện 
như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói 
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức 
bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai 
nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, 
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 
 Phòng Giáo dục đã chỉ đạo giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh được 
lồng ghép vào các môn học chính khóa. Tổ chức nhiều Chuyên đề về Giáo dục 
kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức thi Giáo viên giỏi ở các hoạt động ngoài giờ 
chính khóa để nâng cao chất lượng Giáo dục kỹ năng sống trong các trường học. 
Đặc biệt chương trình Hoạt động trải nghiệm, Kỹ năng sống Poki, Nếp sống 
Thanh lịch văn minh, .. đã được áp dụng tại các trường trên địa bàn Huyện. 
 9/32

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc