Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng

doc 10 trang sklop1 23/01/2024 2370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Nghĩa Hồng
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN 
 CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1”
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Na
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
 Ⅰ. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Người ta nói: “Nét chữ, nết người” 
 Câu nói đó luôn luôn gắn liền với mỗi học sinh. Là giáo viên trực tiếp 
giảng dạy, tôi không chỉ giảng dạy cho các em kiến thức, kỹ năng sống, giao 
tiếp bên cạnh đó nét chữ là thể hiện nết người. Chữ viết là một trong những 
công cụ giao tiếp thuận lợi và quan trọng nhất của con người. Từ xa xưa đã có 
tấm gương luyện chữ của ông Cao Bá Quát – một người nổi tiếng: “Văn hay 
chữ tốt”. Từ một người viết xấu không ai đọc được mà nhờ sự kiên trì rèn 
luyện ông trở thành người văn hay chữ tốt. Trong trường tiểu học tôi công tác 
đã thực hiện tốt phong trào “vở sạch- chữ đẹp”. Ngay từ khi bắt đầu vào học 
lớp 1, học sinh đã được giáo viên rèn chữ viết. Đối với học sinh tiểu học việc 
rèn cho các em “viết đúng, viết đẹp” là một vấn đề quan trọng vì chữ viết ảnh 
hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em. Đó cũng là rèn luyện cho học 
sinh tính cẩn thận, kiên trì và óc thẩm mỹ. 
 Làm thế nào để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh? Để làm được 
điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi nghiên cứu và khổ luyện 
sao cho chữ viết của cô phải chuẩn, là mẫu của học sinh. Phải tìm ra các biện 
pháp hướng dẫn các em rèn chữ viết sao cho hiệu quả. Với học sinh lớp 1, các 
em mới từ Mầm non lên bước đầu mới làm quen với cách viết cỡ chữ nhỡ ở 
nửa năm đầu, và cỡ chữ nhỏ ở học kỳ 2, về kỹ năng viết các em còn rất hạn 
chế. Ở Mầm non các em chủ yếu là hoạt động vui chơi, lên lớp 1 các em phải 
học là chính và viết bài là hoạt động ngày nào các em cũng phải thực hiện. 
Chính vì vậy việc rèn cho học sinh chữ viết đẹp trong nhà trường là mắt xích 
rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và sự phát 
triển hoàn thiện cho mỗi học sinh nói riêng. Như vậy là chữ viết của học sinh 
lớp 1 là rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên dạy lớp 1 phải tăng cường rèn luyện Năm học 2020-2021, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 1A2. Khi 
nhận lớp, từ những buổi đầu học các nét cơ bản, tôi đã phân loại học sinh, từ 
đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn chữ viết cho các em. 
 Tôi đã khảo sát chữ viết kết quả như sau:
 Lớp có 30 em trong đó có 10 em đạt loại A, 17 em loại B, 3 em loại C.
 Kết quả trên cho thấy tỷ lệ chữ viết loại A còn rất thấp, có cả chữ loại C. 
Nhiều em còn chưa nắm được điểm đặt bút, dừng bút, độ cao, độ rộng, 
khoảng cách các con chữ. 
 Nguyên nhân:
 Các em khi vào lớp 1 mới làm quen với các nét cơ bản. Nhiều em còn chưa 
nhớ hết tên các âm trong bảng chữ cái. Các em ghi nhớ các nét cơ bản còn 
chưa chắc chắn, viết còn chậm, cầm bút chưa thành thạo, một số em viết 
nhanh cho xong.
 Các em thường viết sai các nét nối từ con chữ này sang con chữ kia, điểm 
đặt bút, dừng bút chưa đúng, ghi dấu thanh, dấu phụ chưa đúng vị trí, nhất là 
các em chưa có kỹ thuật viết liền nét, luật chính tả chưa nắm chắc. 
 B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
 Chữ viết không phải là năng khiếu bẩm sinh sẵn có của con người mà chữ 
viết đẹp hay chưa đẹp phụ thuộc phần lớn vào quá trình khổ luyện, quá trình 
đó lại phụ thuộc vào người học và phần lớn vào người trực tiếp hướng dẫn 
quá trình rèn luyện đó. Trong quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh, giáo 
viên tiếp tục củng cố kỹ thuật viết các nét cơ bản, kỹ thuật viết liền nét, nâng 
cao tốc độ viết.
 Qua thực tế dạy học sinh luyện viết, tôi đã rút ra được một số giải pháp và 
đã áp dụng vào rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp tôi đạt kết quả tốt. em và các em viết lại chữ đó. Các em viết đúng tôi hướng dẫn các em viết liền 
nét, khi các em viết liền nét bài viết của các em rất rõ ràng, chữ thanh thoát 
đảm bảo tốc độ. 
 Đối với học sinh lớp 1 thường thiếu tính kiên trì luyện tập, mà rèn luyện 
các thao tác tập viết chữ lại đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Với những 
nhược điểm này, giáo viên cần nắm vững các thao tác kỹ thuật viết từng con 
chữ đúng, đẹp để viết mẫu cho học sinh cần hướng dẫn cụ thể: các nét viết, độ 
cao, khoảng cách các con chữ, các dấu thanh ghi ở trên hoặc dưới âm chính 
các dấu móc của các con chữ ơ, ư phải nhỏ lệch bên phải, dấu mũ ô, â phải 
cần đánh rõ, cân đối trên đầu con chữ, dấu chấm và dấu phẩy cần đánh rõ 
ràng.
 Trong những tiết học rèn chữ, giáo viên luôn gương mẫu thể hiện qua cách 
trình bày bảng, chấm và chữa bài cho học sinh. Chữ viết của giáo viên được 
xem là mẫu, giúp cho học sinh bắt chước để viết. Học sinh lớp 1 chủ yếu viết 
dựa vào quan sát chữ mẫu của giáo viên. Tôi còn xếp những học sinh chữ 
chưa đẹp ngồi cạnh học sinh chữ viết đẹp và hướng cho các em học tập lẫn 
nhau để cùng tiến bộ. Giáo viên có sự nhiệt tình, kiên trì là một trong những 
yếu tố đảm bảo sự thành công của tiết dạy. 
 Với những em chữ đúng và đẹp, tôi hướng dẫn các em luyện viết chữ thanh 
đậm. Các nét từ dưới lên thì ta viết nhẹ tay hơn, nét từ trên xuống thì nhấn 
hơn một chút tạo nét đậm. Tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện “Văn hay chữ 
tốt” nói về Cao Bá Quát luyện chữ cho các em học tập, tạo sự tin tưởng lòng 
say mê viết chữ đẹp.
 Không chỉ rèn luyện chữ viết trong môn Tiếng Việt mà còn luyện trong các 
môn học khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm. 
Rèn luyện không chỉ ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Khi luyện 
viết cần chú ý tư thế ngồi: lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cách vở 30 cm, tay 
phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở. Cách cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 (xác nhận)
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 (xác nhận, đánh dấu, xếp loại)
 (LĐ Phòng kí tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_chu_viet_ch.doc