Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trần Quốc Toản

doc 17 trang sklop1 06/02/2024 2790
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trần Quốc Toản

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh Lớp 1 Trường TH Trần Quốc Toản
 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 MỤC LỤC
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giới hạn của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài 3
2. Thực trạng 4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 6
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6
c. Mối qua hệ giữa các giải pháp, biện pháp 13
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu 13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14
1. Kết luận 14
2. Kiến nghị 14
 Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 1 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu lí luận, tìm ra những cơ sở lí luận, 
vai trò vị trí, nhiệm vụ và phương pháp dạy học, hệ thống hóa những vấn đề lí 
luận có liên quan đến đề tài. Ngoài ra còn khảo sát quá trình dạy học tập viết 
ở trường. Tham khảo 1 số phương pháp của các bạn đồng nghiệp, của các nhà 
nghiên cứu trên cơ sở tìm ra những cái hay, cái đúng và những cái còn hạn 
chế, từ đó biết cải tiến, áp dụng vào trường lớp của mình và đề xuất những 
biện pháp tích cực, khắc phục hạn chế của việc dạy chữ viết rèn chữ viết cho 
học sinh lớp 1, giải quyết những khó khăn trong giảng dạy cũng như trong 
công tác chủ nhiệm của mình. Rèn chữ cho học sinh làm cho học sinh có tính 
cẩn thận, óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó. Qua đó, giáo dục các em ý thức tự 
trọng và tôn trọng người khác.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp rèn chữ viết
 4. Giới hạn của đề tài
 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu 
 học Trần Quốc Toản, năm học 2015 – 2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp đàm thoại gợi mở
 - Phương pháp luyện chữ
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Học sinh tiểu học chủ yếu ở độ tuổi từ 6- 11 tuổi. Ở độ tuổi này nó còn 
ngây thơ trong trắng hay bắt chước học đòi. Như cố thủ tướng Phạm Văn 
Đồng đã nói: “Nhi đồng là hoa Thiếu niên là quả. Hoa như thế nào thì quả 
như thế đó”.
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 3 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 Qua khảo sát các em vào đầu năm kết quả như sau:
Lớp Sĩ số Thời gian Viết đẹp, đúng mẫu Viết đẹp nhưng chưa Viết chưa rõ 
 đúng mẫu mẫu ràng
1A 28 Đầu năm 2 26
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
 * Về phía giáo viên:
 Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào 
người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến 
quá trình viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều 
nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp.
 - Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy.
 - Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh.
 - Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm các 
nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết.trong các tiết luyện viết 
mà chỉ cần nhấn mạnh về độ cao các con chữ.
 - Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. Chưa dạy theo 
chuẩn kiến thức và kĩ năng.
 * Về phía học sinh:
 - Nguyên nhân chủ yếu do học sinh chưa nắm được các nét cơ bản cấu 
tạo chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh, chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, 
luật chính tả, quy trình nối các nét trong chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ 
viết mới sai độ cao.
 - Một số em chưa biết cách cầm bút và ngồi học đúng tư thế.
 - Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong 
việc rèn chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu.
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 5 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 VD1: k, h - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu
 - Chữ "k" cao mấy li? Gồm mấy nét?
 - Chữ "h" cao mấy li? Gồm mấy nét?
 - So sánh chữ "k" và "h" có đặc điểm gì giống và khác nhau?
 VD2. Dạy bài: uơ, huơ, thuở bé ( trang 12 Tập 2 công nghệ 1 ) - GV 
cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi:
 - Chữ uơ, huơ, thuở bé gồm mấy con chữ? Độ cao các con chữ? 
Khoảng cách giữa các con chữ.
 - So sánh độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng.
 Biện pháp 3: Phương pháp luyện chữ
 Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc 
hướng dẫn cho học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để 
học sinh dễ tiếp thu.
 Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý hướng 
dẫn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Điều quan trọng học sinh 
phải nắm được các nét cơ bản. Bài viết đẹp phải đi cùng với tư thế đúng, rèn 
cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn 
của Giáo viên.
 * Dạy các nét cơ bản
 Đầu tiên giáo viên dạy cho học sinh viết hai nét ngang vào sổ. Viết cơ 
bản hai nét trên cũng dễ viết và nó giúp học sinh giúp học sinh sau này có 
dạng chữ viết thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên 
mới tiến hành dạy các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét 
khuyết.
 Để trong quá trình dạy tập viết được thông nhất trong cách gọi tên các 
nét, giáo viên thống nhất với học sinh cách gọi tên các nét như sau:
 Nét sổ Nét cong hở trái
 Nét ngang Nét cong hở phải
 Nét xiên phải Nét cong kín
 Nét xiên trái Nét cong kín
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 7 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 - Trong lớp chúng tôi yêu cầu thống nhất 1 loại bảng nhựa cùng kích 
thương 20 x 25cm mặt bảng có kẻ ô vuông rõ ràng cỡ (5 x 5cm) có chia thành 
các dòng kẻ nhỏ. .
 Dùng khăn ẩm giặt sạch, để lau bảng
 - Phấn và bút viết
 * Phấn viết
 Chúng tôi yêu cầu học sinh dùng phấn trắng, mềm (hãng phấn Mic). 
Đồng thời chúng tôi hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không 
phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết 
bảng.
 VD: Dạy bài 62: ôm, ơm - khi luyện viết bảng giáo viên yêu cầu học 
sinh trình bày vào bảng một dòng ôm rồi mới giơ bảng.
 * Bút viết
 - Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì đốt loại mềm để thuận tiện khi sử 
dụng và đỡ mất thời gian vót chì, dành thời gian đó để cho luyện viết.
 - Giai đoạn viết bút mực: Chúng tôi cho các em viết bằng bút mực kim 
thiên long là tốt nhất.
 b) Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút
 Hoạt động viết thuận lợi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế và cách cầm bút
 - Muốn rèn chữ cho học sinh trước hết giáo viên phải rèn cho các em tư 
thế ngồi viết đúng: Lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách 
vở khoảng 25 đến 30cm. Hai chân đặt vuông góc dưới bàn, tay trái tì nhẹ 
nhàng mép vở để giữ vở.
 - Cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn 
tay phải. Khi viết di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía bên 
phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại thoải mái.
 Việc giúp học sinh ngồi viết đùng tư thế và cầm bút đúng sẽ giúp các 
em viết đúng và viết nhanh được.
 c) Rèn cách để vở khi viết
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 9 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 - Sau khi cho học sinh quan sát chữ mẫu và phân tích, so sánh chữ mẫu 
(như phần phương pháp trực quan)
 - GV hướng dẫn quy trình viết từng chữ.
 - Chữ a, b được cấu tạo các nét cơ bản nào?
 - Học sinh nêu lại các nét cơ bản.
 - Học sinh luyện viết bảng con: 
 + Lần 1: a, b
 + Lần 2: ba, bà
 - Giáo viên quan sát sửa bài cho từng HS ngay trên bảng con
 - Cho nhận xét bài viết của bạn trên bảng, GV yêu cầu học sinh nhận 
xét:
 + Bạn viết đúng chữ chưa?
 + Đúng độ cao và khoảng cách chưa?
 Giai đoạn quan sát chữ mẫu và viết vào trong vở tập viết. Giáo viên cho 
học sinh quan sát kĩ chữ mẫu đầu dòng xem chữ cần viết, từ cần viết cao bao 
nhiêu, khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách các chữ trong từ 
là bao nhiêu, sau đó mới đặt bút viết.
 VD: Dạy bài tô chữ hoa A (phần luyện tập tổng hợp)
 - Học sinh đọc nội dung bài, quan sát chữ mẫu đầu dòng.
 + Một dòng tô mấy chữ A?
 + Chữ ai viết rộng trong mấy ô ? (một ô)
 + vật một dòng viết được mấy chữ ai? (viết được 6 chữ ai)
 - Giáo viên nêu quy trình viết, cho học sinh quan sát vở mẫu rồi viết 
bảng.
 g) Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút
 Đường kẻ ly (1,2,3,4,5)
 Đường kẻ dọc (6, 7,8)
 Điểm dừng bút
 Là vị trí kết thúc của chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể 
trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ li.
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 11 Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này 
làm tiền đề cho biện pháp kia. Nếu học sinh nắm vững độ cao, độ rộng, vị trí 
đặt các dấu thanh, khoảng cách các con chữ, các tiếng, các từ thì học sinh sẽ 
viết đúng, đẹp.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Qua nghiên cứu, thực nghiệm chuyên đề chúng tôi nhận thấy chữ viết 
của học sinh đã có nhiều tiến bộ, chữ viết của các em rõ ràng, đúng độ cao, đủ 
nét, viết đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các từ, đã xác định được 
điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em luôn có ý thức rèn chữ và giữ vở 
sạch...
 Kết quả thu được như sau:
Lớp Sĩ số Thời gian Viết đẹp, đúng mẫu Viết đẹp nhưng chưa Viết chưa rõ 
 đúng mẫu mẫu ràng
 28 Đầu năm 2 26
 1A 28 Cuối kì 1 5 20 3
 28 Cuối năm 20 7 1
 Ngoài những kết quả đã đạt được như thống kê ở trên việc rèn luyện chữ 
viết còn có tác dụng đem lại hứng thú học tập cho các em . Nhiều em bắt đầu 
cố gắng nổ lực và có tính kiên trì chịu khó cao.
 Tuy thời gian nghiên cứu lí luận và khảo sát không dài nhưng cũng giúp 
tôi nhận ra được vai trò của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1. Nhận 
thức được điều đó tôi đã áp dụng các biện pháp trên và đã thu lại kết quả khá 
mĩ mãn .Và từ đó tôi cũng nhận ra rằng : Mọi hoạt động muốn thu lại kết quả 
đều dựa vào chủ thể học sinh rất nhiều
 Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng nhưng cũng có vai trò 
không kém phần quan trọng. Sự rèn luyện của giáo viên không chỉ giúp học 
sinh hình thành kỹ năng mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức cho các em
Nguyễn Thị Thanh Lâm – Trường TH Trần Quốc Toản 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_chu_viet_ch.doc