Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 ở trường tiểu học

docx 26 trang sklop1 08/02/2024 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 ở trường tiểu học
 PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Bác Hồ - Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: “Có đức mà 
không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô 
dụng ”. Với bao biến động của lịch sử, câu nói ấy dường như chưa bao giờ trở nên 
lạc hậu. Mà ngược lại, ngày càng chứng tỏ được sự đúng đắn của nó: Muốn trở 
thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện: Đức và Tài. Trong 
đó, cái Đức là gốc rễ cho cái Tài nảy lộc, đơm hoa.
 Nói về cái Tài, Việt Nam ta ngày càng có thêm nhiều cái tên được ghi danh 
trên những trang vàng của thế giới. Như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, 
đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai trong số 10 nhà quân sự vĩ đại nhất thời đại, hay 
giáo sư Ngô Bảo Châu được cả thế giới tôn vinh với công trình chứng minh Bổ 
đề cơ bản, doanh nhân Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh trên bản 
đồ tỉ phú thế giới, rồi những huy chương Vàng, Bạc, Đồng... mà học sinh Việt 
Nam đạt được trong những kì thi quốc tế như: Olympic các môn khoa học trẻ quốc 
tế tại Ấn Độ, cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới...
 Còn về cái Đức, chúng ta sinh ra với điểm xuất phát công bằng như nhau: 
“nhân chi sơ, tính bản thiện”, cùng là một “tờ giấy trắng”. Do sự tác động của 
môi trường, quá trình giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, và sự nỗ lực tự 
thân, mới hình thành nên một thứ bản ngã, một thứ nhân cách như chúng ta hiện tại. 
 Câu nói ấy cho thấy đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề 
giáo dục. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, hơn bao giờ hết, 
Giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được 
coi trọng. Đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em là tương lai 
của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu.
 Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1. Đây 
là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. Nếu 
các em được học và vui chơi trong một môi trường khoa học, lành mạnh, có tri 
thức thì đó là cơ sở vững chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh 
thần. Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nề nếp thì sẽ là cơ sở tốt cho 
việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác. Nhưng thực tế không 
được như thế. Không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nề nếp học tập tốt. Các 
em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, hoàn toàn 
xa lạ. Tất cả đều bỡ ngỡ. Các em xem cô như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, 
hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên chủ nhiệm 
uốn nắn theo chuẩn mực.
 Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: Phải làm sao tạo cho các em sự 3
 - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
 - Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường 
Tiểu học 
 - Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo 
dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học.
 - Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học 
ý thức, thái độ, hành vi trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, ông bà, cha mẹ.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 - Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo 
đức cho học sinh Tiểu học.
 - Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức 
cho học sinh.
 - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để 
tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho 
học sinh. 
 - Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát 
cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi của học 
sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp. Quan sát các hoạt 
động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, để từ đó 
điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh. 
 - Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh 
nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài. 
 - Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của 
các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp thống kê toán học.
 6. Kết cấu đề tài:
 Đề tài gồm: mở đầu, nội dung, kết luận. 5
sinh lớp mình. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có một số ưu điểm và bất 
cập như sau: 
 2.2. Những ưu điểm
 Lớp 1E nói riêng và tất cả các khối lớp khác luôn nhận được sự quan tâm chỉ 
đạo sát sao từ ban giám hiệu nhà trường. Do đó chúng tôi luôn được cập nhật 
những quy định ban hành mới nhất, những hướng dẫn cụ thể nhất, cơ sở vật chất 
khang trang hiện đại nhất.
 Cá nhân tôi được thường xuyên tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, 
được tham gia các chuyên đề Đạo đức của Huyện, của trường, của khối.
 Với đặc thù của học sinh lớp 1, các em đang ở độ tuổi “nhân chi sơ tính bản 
thiện”, tâm hồn sáng trong như tờ giấy trắng của các em là mảnh đất màu mỡ để 
những giáo viên như chúng tôi ươm mầm những hạt giống đạo đức tốt đẹp.
 Thêm vào đó, hình thức dạy học đạo đức trong nhà trường tiểu học rất phong 
phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy 
theo chương trình quy định mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi 
hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội 
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, 
thể thao, văn nghệ, tham quan di tích hoặc các hoạt động xã hội từ thiện như: 
giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ đồng bào bị thiên tai địch 
hoạ v.v.
 Ngoài ra cũng không thể không kể đến sự quan tâm của các bậc cha mẹ phụ 
huynh trong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em 
mình. 
 2.3. Những bất cập 
 Bên cạnh phần lớn học sinh có ý thức và kết quả tu dưỡng đạo đức tốt, tôi 
nhận thấy vẫn còn một số học sinh sau một quá trình dài tiếp xúc, giáo dục vẫn có 
nhiều biểu hiện chưa tốt về đạo đức, như chưa lễ phép kính trọng thầy cô và những 
người lớn tuổi, chưa trật tự trong giờ học, còn hay đánh bạn, bôi bẩn ra bàn, ra 
tường lớp, chưa tự nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước những việc làm mình gây 
raNhìn chung nề nếp chưa tốt, còn tự do, chưa ý thức được việc làm của mình.
 Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của chính những 
em học sinh đó mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường học tập của những học 
sinh khác.
 Sau một thời gian trăn trở, tôi đã tìm được một số nguyên nhân dẫn đến tình 
trạng trên như sau:
 Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1: còn quen với những tác phong 
từ thời mẫu giáo, nên ham chơi hơn ham học, còn tự do hoạt động trong giờ học, 7
giờ, không làm việc riêng trong giờ dạy, không nên sử dụng điện thoại hay đứng 
chuyện trò cùng các đồng nghiệp khác, để noi gương cho học sinh biết “trật tự 
trong giờ học”; hoặc để dạy các em biết “giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”, học 
sinh sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi ngày ngày được trực tiếp quan sát cô giáo sắp xếp 
sách vở, đồ dùng của mình ngay ngắn trên bàn và trong tủ giáo viên, hoặc để giúp 
các em biết ăn mặc “gọn gàng, sạch sẽ”, không có biện pháp nào hiệu quả hơn 
việc người giáo viên chỉn chu trong những trang phục đúng mực của mình Hoặc 
khi giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh học sinh hay chính các em học 
sinh lời nói của giáo viên cũng cần có sự chuẩn mực.
 Với trẻ thơ, khi được nhìn, được nghe những điều đó từ chính các thầy cô 
giáo của mình, chắc hẳn các em sẽ tự giác làm theo nhanh hơn bất cứ lời dặn dò 
lý thuyết nào từ sách vở.
 Đặc biệt, muốn quản lí giáo dục toàn diện một lớp học, người giáo viên chủ 
nhiệm phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai thác tiềm 
năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học 
sinh một lớp học.
 - Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện việc điều tra nắm vững đối tượng giáo 
dục là từng học sinh và những đặc điểm của một tập thể lớp học.
 - Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục toàn diện.
 - Phải triển khai các hoạt động theo dõi sự tiến bộ của từng em theo mục 
tiêu kế hoạch chủ nhiệm đã đặt ra.
 Giáo viên cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây 
dựng “những đôi bạn cùng tiến” để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở 
lớp. Muốn xây dựng tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến” điều đầu tiên người giáo 
viên phải biết cách bố trí lớp học. Trong lớp có 4 tổ, tôi bố trí cho học sinh ngồi 
bàn hai em xen kẽ giữa nam và nữ, cứ một em khá ngồi gần một em trung bình 
hoặc một em giỏi ngồi gần một em tiếp thu bài chậm; làm như vậy trong quá trình 
học tập, các em kèm cặp lẫn nhau, bắt chước từng nét chữ của nhau, luyện đọc 
cùng nhau, nhất là trong việc thảo luận nhóm các em biết thảo luận gợi mở cho 
nhau để đạt kết quả tốt.
 Như chúng ta đã biết tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen, được 
động viên nên tôi thường cho học sinh thi đua trong học tập thông qua hình thức 
tổ chức dạy học.
 Ví dụ: Trong giờ học vần, khi học bài 101: ôi – ơi, tôi cho các em chơi trò 
chơi “Tiếp sức” thi đua giữa các tổ xem tổ nào nhanh hơn để giải bài tập ghép chữ 
với hình cho đúng. 9
 Là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy tôi nhận thấy điều này rất rõ qua học 
sinh của mình. Những học sinh khá giỏi thường có tâm lí rất tự tin trước các bạn 
và cô giáo. Các em có thể mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước cô giáo và 
các bạn trong lớp. Còn phần đa các em học sinh có học lực chậm hơn thường 
mang tâm lí tự ti trước các bạn. Khi cô đưa ra câu hỏi vì ngại hoặc đôi khi sợ trả 
lời sai bị các bạn chên cười, có khi bị cô la mắng, nên nhiều khi không dám trả 
lời. Nhưng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp lên lớp, nghệ thuật sư 
phạm để khích lệ, động viên các em như: các em cứ phát biểu tự do, nếu chưa 
đúng hoặc chưa đủ thì cô cùng các bạn sửa sai hoặc bổ sung thêm, cô không phê 
bình đâu. Qua câu khích lệ đó, tôi thấy hầu hết học sinh đều tự tin giơ tay phát 
biểu xây dựng bài. Như vậy đối với học sinh lớp 1 tuyên dương đúng lúc, kịp thời 
giúp các em tự tin càng hứng thú trong học tập.
 Như vậy, muốn cho học sinh lớp Một có nề nếp học tập, thói quen tốt thì 
ngay từ đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách kiên trì, tỉ mỉ, 
từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, giơ 
tay phát biểu bài, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, đọc bài, làm 
bài, viết bài, vệ sinh cá nhân, ăn ngủ nghỉ, rèn cho học sinh kĩ năng sống , tự phục 
vụ bản thân , tất cả mọi việc sao cho kịp tốc độ chung, để đảm bảo thời gian hoạt 
động, học tập, sinh hoạt.... Thì thầy cô phải thực sự là người cha, người mẹ thứ 
hai của các con ở trường.
 Biện pháp 2. Xây dựng nề nếp học tập trên lớp
 Mục tiêu: 
 Học sinh lớp 1 vừa bước qua ngưỡng cửa mầm non. Việc xây dựng nề nếp 
học tập cho học sinh nhằm tạo thói quen học tập ngay từ những buổi đầu đi học. 
 Cách thực hiện:
 Để có được nề nếp học tập tốt cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh 
cũng như phụ huynh một cách tỉ mỉ. 
 Ngay từ khi các con bước chân vào ngôi trường mới, giáo viên cần dặn dò 
các con một một số những việc các con cần chú ý. Những việc nên làm, những 
việc không được làm khi ở trường. Những đồ dùng các con cần chuẩn bị khi đến 
lớp. Bằng cách giới thiệu cho các con nội qui của trường, của lớp.
 Khi đến lớp các em có đủ điều kiện được trau dồi những lĩnh vực tri thức 
dưới sự hướng dẫn khoa học của các giáo viên. Lần đầu tiên bước vào lớp các em 
còn bỡ ngỡ nên giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, trò chuyện, định hướng cho các 
em những nội quy, quy định của lớp. Hướng dẫn, làm mẫu để học sinh quan sát 
và thực hiện.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_cho_hoc_si.docx