Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ

docx 20 trang sklop1 19/02/2024 3081
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ
 1/15
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 1. Lý do chọn sáng kiến.
 Bác Hồ - Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: " Vì lợi ích 
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ". Và thực hiện theo năm 
điều Bác dạy thiếu nhi. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo 
dục. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, Giáo dục luôn được 
quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được coi trọng. Đây là sự 
nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em là tương lai của đất nước. Bản 
thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1, tôi nhận định 
đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấp học. 
Nếu các em được học và vui chơi trong một môi trường khoa học, lành mạnh, có 
tri thức thì đó là cơ sở vững chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về 
tinh thần. Học sinh tiểu học xem cô giáo như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, 
hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên chủ nhiệm 
uốn nắn theo chuẩn mực. 
 Thêm vào đó, năm học 2020 -2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương 
trình phổ thông 2018. Là năm học đầu tiên học chương trình thay sách. Học sinh 
được đánh giá theo Thông tư 27, đề cao năng lực phẩm chất. Để tạo ra những thế 
hệ học sinh có phẩm chất tốt để xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp. 
 Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức, kĩ năng của khối lớp Một và rèn 
những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác để học tốt các 
lớp học trên. Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ 
nhiệm nói riêng, tôi đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh 
lớp Một trong 15 phút đầu giờ”, mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình dạy 
thực tế giáo dục học sinh và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. 
2. Mục đích nghiên cứu.
 Rèn nề nếp 15 phút đầu giờ là một trong nội dung giáo dục toàn diện cho 
học sinh là sự dẫn dắt vào hoạt động học tập, khắc sâu nội dung học tập của các 
môn học, giúp các em trang bị đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết với học 
sinh tiểu học hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Mục đích của việc rèn 
nề nếp 15 phút đầu giờ cho học sinh lớp 1 là:
 - Xây dựng kế hoạch ổn định 15 phút đầu giờ các ngày trong tuần. Giúp 
cho các em ổn định trật tự và chuẩn bị một số việc cần thiết khi bước vào các tiết 
học.
 - Tạo cho học sinh có cơ hội thể hiện được điểm nổi trội hoặc hạn chế của 
học sinh hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân và rèn luyện kĩ năng 
giao tiếp, rèn luyện sự tự tin. 3/15
 Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt 
của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp 
hành những qui định của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại 
lợi ích cho lớp, cho mình.
 - Nề nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh.
 - Rèn nề nếp lớp cũng chính là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, 
giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau 
này. Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nề 
nếp lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các 
bạn. Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em.
II. Cở sở thực tiễn.
 Là một giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1 trong nhiều năm song song 
 với việc dạy kiến thức thì việc rèn nề nếp cho học sinh là một việc hết sức quan 
 trọng. Để nghiên cứu đề tài này bản thân tôi còn gặp những thuận lợi và khó khăn 
 sau:
 1. Thuận lợi:
 - Hầu hết các con đi học đúng độ tuổi quy định.
 - Trang thiết bị phục vụ giảng dạy đầy đủ: mỗi lớp được nhà trường trang 
bị 01 máy chiếu.
 - Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.
 - Được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Ban giám Hiệu nhà trường, tổ công 
đoàn, tổ chuyên môn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên 
an tâm công tác.
 - Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp, trường rất nhiệt tình gắn 
bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB, GV, 
NV nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ.
 2. Khó khăn:
 * Đối với giáo viên:
 - Do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên giáo viên nhận lớp chủ nhiệm không 
có tuần đệm làm quen với học sinh, không nắm bắt kịp thời được tính cách, hoàn 
cảnh gia đình của từng học sinh.
 - Đây là năm đầu thực hiện việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ 
thông 2018, giáo viên vừa phải tập huấn chương trình thay sách, làm quen với nội 
dung sách mới nên chưa có nhiều thời gian quan tâm, gần gũi các em ngay trong 5/15
vậy, các em không tham gia hoạt động học tập cùng các bạn trong lớp, làm ảnh 
hưởng đến không khí học tập của cả lớp.
+Về tâm lý, trẻ em ở lứa tuổi lớp một còn rất ngây ngô, dễ tin và rất nghe lời cô 
giáo. Các em còn ngây thơ trong sáng như một tờ giấy trắng nên người thầy, người 
cô vẽ lên đó cái gì sẽ cho hình ảnh rõ nét của cái đó. Các em rất dễ tiếp thu những 
thói quen tốt nếu như giáo viên có ý thức đầu tư xây dựng từ ban đầu.
- Đầu năm học 2020 – 2021 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 1I 
với sĩ số là 44 em trong đó có 22 học sinh nữ và 22 học sinh nam, thêm vào đó là 
3 học sinh hòa nhập, khuyết tật, 1 học sinh quá độ tuổi. Đa số các em là học sinh 
nam rất hiếu động, kém tập trung, gia đình đều làm nông nhân, nhiều học sinh ở 
với ông bà đã già yếu, bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đều bận đi làm xa nên nói chung 
việc rèn hoặc quan tâm đến nề nếp học tập của của các con. 
4. Nguyên nhân: 
 Do việc rèn luyện nền nếp chưa được duy trì liên tục nên dẫn đến các em 
 quên, không tự giác, ỷ lại, làm ảnh hưởng tới hoạt động học tập của lớp. Việc 
 thực hiện nền nếp của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi đã vận dụng một 
 số biện pháp để hình thành nền nếp cho học sinh ở lớp 1.
III. Biện pháp thực hiện.
 1. Các biện pháp rèn nề nếp.
 Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn khó khăn, không thể thống 
kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 6 nội dung chính 
sau đây:
- Xây dựng nề nếp tự quản của lớp.
- Xây dựng thói quen học tập cho học sinh.
- Đa dạng các hoạt động: “ Học mà chơi, chơi mà học ”.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho học sinh.
- Phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng nề nếp, thói quen học tập cho học sinh. 
- Tuyên dương, khen thưởng hàng tuần.
2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. 
 Đế thấy được việc giáo dục nề nếp cho học sinh Tiểu học nói chung và cho 
học sinh lớp 1 nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm của 
mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm của mỗi 
nhà trường mà trong đó người đóng vai trò rất quan trọng là giáo viên chủ nhiệm. 
Rèn nề nếp cho học sinh bậc tiểu học góp phần không nhỏ vào việc hình thành 
nhân cách, phẩm chất hình thành thói quen, ý thức tổ chức cho học sinh. Tuy 
nhiên ở mỗi giáo viên chủ nhiệm họ lại có những nội dung và cách thức khác 7/15
mẩu giấy vụn của bạn nào không may làm rơi cũng tự giác nhặt bỏ vào thùng rác 
và luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường. 
 Từ đó với thấy được sức mạnh trong sự giáo dục nề nếp cho học sinh vô 
cùng quan trọng không có gì là không làm được khi biết phát huy khả năng của 
học sinh. 
 * Nề nếp kiểm tra vệ sinh cá nhân, tư trang của học sinh.
 Kiểm tra vệ sinh của từng cá nhân học sinh trong giờ sinh hoạt 15 phút 
nhằm mục đích giúp học sinh đạt được mục tiêu về: "sức khỏe học đường". Đó 
là giúp học sinh bảo đảm sức khỏe hạn chế những bệnh do vi rút và vi khuẩn gây 
ra, hạn chế lây nhiễm giữa các học sinh với nhau .
 Đặc biệt trong mùa dịch hiện nay, các em kiểm tra đồ dùng cá nhân của học 
sinh như: bình nước, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn. Việc phòng chống dịch 
bệnh đối với cá nhân từng học sinh là rất quan trọng. Từ đó giúp các em có thói 
quen phòng chống dịch bệnh rất tốt. Ngoài ra giữ vệ sinh sạch sẽ còn nhằm mục 
đích nâng cao chất lượng phong trào: "Giữ vở sạch viết chữ đẹp". Vì chỉ cần bàn 
tay học sinh còn bẩn khi thực hiện tiết học tập viết thì vở hôm đó sẽ ra màu đất. 
 Cụ thể giáo viên kết hợp với anh chị phụ trách đội kiểm tra tay, kiểm tra 
đầu tóc các em có gọn gàng sạch sẽ hay không, kiểm tra việc mặc đồng phục, đeo 
giầy dép đeo có đúng quy định hay không, (nếu buổi học thể dục có phải đeo 
giầy)...
 Ví dụ: Kết hợp với việc đến lớp an toàn và phòng chống dịch CoVid. Ngay 
từ những buổi đầu đến lớp tôi phải hướng dẫn học sinh cách rửa tay sạch bằng xà 
phòng, sát khuẩn tay và bàn ghế thật sạch sẽ. Khi học sinh biết cách rửa tay học 
sinh có thói quen về nhà các em có thể tự rửa tay sạch trước khi đến lớp hoặc 
trước khi vào học, sau khi đi vệ sinh và luôn có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ. Bằng 
lời nói kết hợp với hiệu lệnh để học sinh thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi cô 
nói các con hãy xòe hai bàn tay lên bàn cô sẽ kiểm tra và kết hợp với câu nói: 
"Tay đẹp, tay xinh, tay trắng tinh cô khen ngợi". Bên cạnh đó giáo viên nếu còn 
thấy đầu tóc em nào chưa gọn gàng giáo viên có thể chải và buộc lại cho các em 
(nhất là đối với học sinh nữ). Qua đó hướng dẫn cho các em tự chải đầu và buộc 
tóc gọn gàng. 
2.2. Biện pháp: Xây dựng thói quen học tập cho học sinh.
+ Kiểm tra đồ dùng học tập.
 Để phục vụ tiết học đạt hiệu quả tất cả học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học 
tập đặc biệt ở lớp 1 bảng con, phấn bộ đồ dùng học môn Toán và môn Tiếng Việt 
ngày nào cũng sử dụng khi ghép chữ phần học vần nếu không có chữ cài thì buổi 
học đó của học sinh không đạt kết quả. Thế nên học sinh luôn luôn phải đủ đồ 
dùng. 9/15
học sinh đối chiếu. Từ đó các em quen dần cách kiểm tra đến nay hầu như 15 phút 
đầu giờ các em đã thành thói quen. Vào 15 phút các em đã tự giác giở vở học ở 
nhà rất ngay ngắn để lên bàn cho cô cùng các bạn kiểm tra.
2.3. Biện pháp: Đa dạng các hoạt động: “ Học mà chơi, chơi mà học ”. 
 Giúp học sinh qua hoạt động học tập là trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt 
nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt 
động tương tác giữa các cá nhân trong lớp thông qua trò chơi. Đối với học sinh 
Tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với 
nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học 
sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. 
+ Tổ chức tập hát, múa.
 Múa, hát trong trường Tiểu học là hoạt động vô cùng hấp dẫn và không thể 
thiếu được đối với các em. Nếu như ở mầm non việc học múa, hát là tạo hứng 
khởi, thích thú thì ở Tiểu học còn bồi đắp cho các em lòng yêu thích và sự khám 
phá âm nhạc, giáo dục về lòng yêu quê hương đất nước, con người qua các bài 
hát. Tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, tự tin và hướng đến phát triển nhân cách của trẻ 
một cách toàn diện và qua đó cũng phát hiện được những tài năng về âm nhạc. 
 Ở lớp mầm non các em cũng đã biết được một số bài hát múa về tình cảm 
gia đình về các con vật, cây cối...Nhưng lên đến lớp 1 các em biết thêm một số 
bài hát thuộc chủ đề chủ điểm mà đội TNTP đề ra. Chính vì vậy trong sinh hoạt 
15 phút đầu giờ giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các anh chị sao đỏ phụ trách lớp 
tập cho các em các bài hát mới: Như bài: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, 
Em là Búp măng non, Sao vui của em, ...
Ví dụ: Tháng 9: Chủ điểm Em yêu trường lớp.
 Tập cho học sinh bài hát: Em yêu trường em.
 Học sinh phải đọc theo cô: “Em yêu trường em” (1 lần) sau đó học sinh tự 
đọc lại (3 lần) đến khi học sinh thuộc câu một, giáo viên hướng dẫn tương tự đối 
với câu 2: "Biết bao bạn thân". Cứ như thế cho đến hết bài hát. Cuối cùng gọi học 
sinh đọc thuộc lòng 
 Để học sinh lớp 1 biết hát thuộc được bài hát giáo viên phải tập vài buổi 
học sinh với thuộc được lời ca. Khi học sinh đọc thuộc lời ca. Giáo viên kết hợp 
với cô giáo dạy Âm nhạc ghép nhạc cho học sinh hát đúng giai điệu của bài hát. 
Khi học sinh đã biết hát Chuyển sang hướng dẫn các em múa phụ họa
 Khi học sinh đã làm quen thì trong các buổi sinh hoạt 15 phút có nội dung 
hát múa thì quản ca có thể bắt nhịp cho các bạn hát múa một cách dễ dàng. Vậy 
việc hát, múa trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ tạo cho học sinh tinh thần thoải 
mái, năng động nhanh nhẹn hơn và học sinh được hòa mình vào văn hóa âm nhạc.
 + Tổ chức trò chơi

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_cho_hoc_si.docx