Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm Lớp 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1 Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Kim Thủy Lệ Thủy, tháng 4 năm 2018 pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 1” Hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện theo TT 22/2016/ TT- BGDĐT. Chính vì vậy chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh phát triển một cách toàn diện về kiến thức kĩ năng, về phẩm chất, về kĩ năng sống... Đây chính là điểm mới về đề tài này. I. 2. Điểm mới về đề tài: Phương pháp giáo dục học sinh hướng dẫn học sinh biết tự mình đánh giá mình; Học sinh đánh giá học sinh; Giáo viên đánh giá học sinh; Phụ huynh đánh giá học sinh. II.PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Năm học 2017 - 2018 tôi được ban lãnh đạo nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1. Được sự quan tâm chỉ đạo và tiếp sức của ban lãnh đạo nhà trường, sự nhiệt tình của cha mẹ học sinh nên các em có đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần ngay từ khi bước và năm học mới. Vậy để’ thực hiện tốt việc nâng cao công tác chủ nhiệm lớp1 là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. ơ lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; Đồng thời các em cũng dễ bị cám nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao. - Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề vườn, làm rẫy hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. II/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp: a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua chính quyền của bản, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. b/ Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: - Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 5 em -Học sinh khó kăn về học tập. 3 em -Học sinh cá biệt về đạo đức. 0 em -Học sinh yếu. 4 em -Học sinh có những năng lực đặc biệt. 2 em 2/ Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng: a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn : - Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó như em Giao, em Trường. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. b/ Đối với những khó khăn về học tập: Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học khoá. Tóm lại: Dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 3/Thực hiện tốt tiết sinh hoạt. - Trong giờ sinh hoạt lớp, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cũng trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: ĐOÀN KẾT TỐT - KỈ LUẬT TỐT. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau: - Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến. - Không gây gỗ, đánh nhau. - Không nói chuyện trong giờ học. - Thực hiện tốt các nội quy của trường. - Thân ái với mọi người. -Tự giữ trật tự khi không có cô. Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống , tìm hiểu về lịch sử, ... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. GV đưa ra một số nội quy lớp học : + Đi học đúng giờ. chữ đẹp...để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh.. Ví dụ: Đối với phiếu khen tặng “ XẾP HÀNG TỐT” giáo viên thực hiện như sau: * 2 tuần đầu/ tháng 8: học sinh cần thực hiện tốt mục tiêu: xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn. - 2 tuần sau/ tháng 8: học sinh phải thực hiện tốt các nội dung: -Xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn. - Nghiêm túc trật tự khi chào cờ, không nói chuyện trong giờ sinh hoạt dưới cờ. *Tháng 9 học sinh phải thực hiện tốt các nội dung trên cùng với việc thực hiện tốt trật tự An Toàn Giao Thông giờ ra về. Nếu sau đó giáo viên thấy học sinh đều đã thực hiện tốt vấn đề này rồi thì có thể không sử dụng loại phiếu này nữa mà thay bằng loại phiếu có nội dung khác mà học sinh lớp mình còn hạn chế. Ví dụ: Để đạt phiếu khen thưởng về học tập, học sinh phải thực hiện tốt các mục tiêu sau: - 2 tuần đầu/ tháng 8: làm bài và học bài đầy đủ. - 2 tuần sau/ tháng 8: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định. - Tháng 09: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định, bài làm cẩn thận sạch sẽ, ít sai sót. * Tháng 10: ngoài những mục tiêu cần đạt như ở tháng 09 thì học sinh còn phải đạt yêu cầu về điểm bài thi > 9 điểm. -Thời gian đầu của Học kỳ I, giáo viên theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho học sinh 2 tuần/ 1 lần, sau đó giáo viên phát cho học sinh dán. Để nhận được phần thưởng học sinh cần đạt trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng đó. - Sang Học kỳ II, giáo viên cho học sinh tự đánh giá các hoạt động của bản thân sau đó các thành viên trong tổ sẽ cho ý kiến. Giáo viên kết hợp với việc đánh giá của cô để phát khen thưởng cho học sinh. Để nhận được phần thưởng, giáo viên sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các mặt hoạt động, các học sinh có tiến bộ để khen thưởng. Cứ mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần. Phần thưởng là những câu chuyện về đạo đức, những tấm lòng hiếu thảo, những tấm chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh. + Bám sát kế hoạch của tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. + Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động. III/Hiệu quả áp dụng Học sinh: - Hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, phong trào: “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cấp Trường đạt 3 em. Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học tốt. Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công lớn. Nhìn các em vui khi nhận phiếu thưởng, quà tặng; thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh . Đó chính là thành quả to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. C/ KẾT LUẬN: I/ Ý nghĩa của đề tài Sự nghiệp trồng người. Là một sự nghiệp cao cả mà không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có cái tâm yêu nghề, mến trẻ. Vì thế, người giáo viên mang trên vai một trách nhiệm rất lớn, làm một công việc không đơn giản chút nào. Muốn hoàn thành được nhiệm vụ này, người giáo viên phải luôn học hỏi, nâng cao tay nghề, luôn có sự đầu tư, sáng tạo trong suốt quá trình giảng dạy lâu dài. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những yêu cầu thiết yếu của công việc dạy học. Nó đòi hỏi lòng nhiệt tâm, sự cần mẫn, kiên trì của mỗi giáo viên. Để thực hiện điều đó tuy có vất vả, có tốn kém nhưng chúng ta đừng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_t.docx