Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh Lớp 1

doc 14 trang sklop1 08/03/2024 2460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh Lớp 1
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP HỌC
 CHO HỌC SINH LỚP 1
 1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Năm học 2020 - 2021, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy lớp 1C. 
Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh đã qua 
mẫu giáo, song các con chưa quen với nề nếp và cách học của lớp 1; ý thức tự 
giác chưa cao; một số gia đình chưa thực sự quan tâm dẫn đến các em chưa xây 
dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ 
luật, còn rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần 
đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường lạ lớp, bạn bè chưa quen.
 Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta 
phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho 
học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, 
sao cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày 
đến trường của các em thực sự là một ngày vui.
 Muốn vậy các em cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở 
lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong 
gia đình và ngoài xã hội, rất nhiều điều cần quan tâm mà mảng học tập là một 
mảng lớn trong giai đoạn các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì chưa có 
định hướng cụ thể nên các em còn rất nhiều sai sót. Chính vì vậy, muốn cho các 
em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, 
khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các 
em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp một 
được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp 
sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững 
chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn 
luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này - những con 
người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát 
triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây 
dựng nề nếp lớp học cho học sinh lớp 1”
 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
 * Các giải pháp thực hiện
 Nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học không phải là một việc dễ dàng. Lao 
động của một giáo viên chủ nhiệm lớp là lao động sáng tạo không ngừng, sự 
sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các 3
con, nhắc nhở con học bài ở nhà đúng giờ, hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở đồ 
dùng học tập theo thời khóa biểu; giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi 
học tập, vui chơi, giờ nào việc nấy tránh vừa học vừa chơi. Từ đó học sinh sẽ có 
thói quen, nề nếp học tập ở nhà: như tự ngồi vào bàn học mà không cần tự nhắc 
nhở của bố mẹ, sắp xếp bàn học gọn gàng, giữ gìn sách vở cẩn thận, biết soạn đồ 
dùng học tập cho sáng ngày hôm sau ... Tôi đề nghị phụ huynh thường xuyên 
trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm bằng cách trực tiếp qua điện thoại, alo để nắm 
tình hình học ở lớp của con em mình mà kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cùng hỗ trợ 
giáo dục.
 Họp phụ huynh học sinh đầu năm của lớp 1C
 Ngoài ra, tôi phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia về tổ chức thực 
hiện các hoạt động giáo dục: Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh tổ 
chức các hoạt động giáo dục ngoại khoá nhằm nâng cao và mở rộng tri thức, rèn 
luyện kỹ năng và hình thành năng lực, phẩm chất về các mặt cho học sinh. Họ 
có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tập huấn, trao đổi, cụ thể:
 - Các lực lượng tham gia giáo dục toàn diện ở xã, hội Cựu chiến binh 
tham gia giáo dục các em học tập phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ qua các buổi nói 
chuyện dưới cờ, mít tinh kỷ niệm. Giáo dục truyền thống cho học sinh với 
những nội dung "uống nước nhớ nguồn", "Phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ" thông 
qua ngày 22/12; ngày 27/7.
 - Cùng phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức sinh hoạt Sao và các hoạt 
động giáo dục ngoại khoá như: Tổ chức các hoạt động đón Trung thu, Tổ chức 
Quốc tế Thiếu nhi, ngày 26/3, 19/5. Ngoài ra tổ chức luyện tập thể dục thể thao 
cho học sinh năng khiếu ... 5
gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến 
thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện năng lực, phẩm chất 
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Khi 
tham gia tôi cũng chú ý nhắc nhở học sinh giữ trật tự và làm theo hướng dẫn của 
giáo viên hay phụ trách sao. Động viên các em tự tin nêu ý kiến của mình khi 
tham gia các hoạt động được tổ chức.
 Nề nếp lao động vệ sinh: Lớp học phải có cây xanh, phòng học phải 
luôn sạch sẽ, ngăn nắp đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi 
hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: Cho dây trầu bà, cây trường sinh rồi 
treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất 
ưa mát, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là 
cây sống, dây trầu bà lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đẹp.
 - Lớp học trực nhật hàng ngày, mỗi ngày 4 bạn làm vệ sinh. Tất cả học sinh 
của lớp đều được phân công trực một lần trong tuần. Để việc làm vệ sinh lớp 
nhẹ nhàng và không mất nhiều thời gian tôi hướng dẫn các em bỏ rác đúng nơi 
quy định. Cuối giờ, trước khi ra về mỗi em tự kiểm tra xung quanh chỗ ngồi của 
mình nếu có rác thì nhặt. Khi chuốt bút chì thì bỏ vỏ vào hộp bút khi về sẽ đổ ra 
sọt hoặc là chuốt ở nhà. Trong giờ học thủ công, phần giấy bỏ đi các em để vào 
túi ở bên hông cặp khi ra về lấy ra để vào sọt rác. Không mang cát vào phòng 
khi đi vào lớp bằng cách dậm nhẹ chân ở ngoài lớp.
 - Bên cạnh đó khi tham dự các buổi lễ, chào cờ đầu tuần, các hoạt động vui 
chơi khác tôi thường xuyên nhắc nhở các em không nói chuyện riêng, không vứt 
rác trên sân. Em nào vi phạm các bạn trong cùng lớp sẽ nhắc nhở và yêu cầu bạn 
bỏ rác đúng nơi quy định. Khi chào cờ xong, mỗi em tự cầm ghế của mình đi 
theo hàng vào lớp. Em đi trước để ghế ở cuối lớp và đi vòng lên trên để về chỗ 
ngồi và em thứ hai tương tự, như vậy không bị dồn hàng, mất trật tự và cũng 
không mất thời gian.
 - Việc giữ vệ sinh cá nhân cũng 
rất quan trọng để có một sức khỏe 
đảm bảo cho việc học tập tốt. Để 
học sinh có thói quen và biết cách vệ 
sinh cá nhân hàng ngày. Trước tiên, 
giáo viên hướng dẫn các em cách 
rửa tay sạch sẽ dưới vòi nước và 
hướng dẫn một cách cụ thể đúng quy 
trình. Tôi cũng thường xuyên kiểm 
tra nhắc nhở hàng ngày: rửa tay 
trước ăn cơm, sau khi dùng phấn, 
sau khi đi vệ sinh. Để hình thành 
được thói quen trên tôi cũng nhờ sự 
giúp đỡ của phụ huynh và giáo viên 
khác cùng dạy. Trong giờ sinh hoạt 7
 Tổng số học sinh: 34HS/18 nữ 
 Tổng số Thực hiện tốt Chưa thực hiện tốt
 HS nề nếp lớp nề nếp lớp
 SL TL SL TL
 34 em 12 em 35,3 % 22 em 64,7%
 Từ thực trạng học sinh của lớp, tôi đã áp dụng một số biện pháp hiệu quả 
giúp học sinh của tôi có nề nếp học tập, sinh hoạt tốt hơn, giảm bớt thời gian và 
không ảnh hưởng đến chất lượng học tập. 
 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm 
hiện tại:
 *Xây dựng nề nếp lớp học chung
 - Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp: 
 + Trước hết giáo viên cho học sinh nắm được nhiệm vụ của người học 
sinh. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp giỏi quản lí là việc rất quan trọng, người 
giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa để đội 
ngũ ban cán sự lớp cùng giáo viên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học 
tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
 + Những học sinh được chọn làm ban cán sự lớp bao giờ cũng phải gương 
mẫu trước các bạn về mọi mặt.
 - Xây dựng nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp:
 + Vào đầu năm học mới, tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập 
của học sinh. Phân loại chữ viết của học sinh theo từng loại để có phương pháp 
rèn luyện chữ phù hợp. "Loại chữ đúng, đẹp. Loại chữ sai chính tả. Loại chữ sai 
độ cao. Loại chữ sai khoảng cách. loại chữ dính nét...
 + Hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện 
viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào 
trong năm học. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về 
phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở.
 + Hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách 
kẻ vở khi hết bài, cách trình bày các thể thơ khi viết bài để thống nhất trong cả lớp. 9
cho sinh mệt và chán nản. Dạy đủ 35 phút một tiết, giữa tiết các em được nghỉ 
giữa giờ 5 phút. Khi chuyển tiết các em được hát và nghỉ 5 phút để chuẩn bị cho 
tiết học sau.
 - Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu 
tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách sắp xếp sách, vở 
và đồ dùng học tập trong cặp lần lượt theo đúng thời khóa biểu để dễ dàng, 
nhanh chóng và thuận tiện cho việc lấy đồ dùng ra khi học sang tiết học mới. 
Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng, tôi thấy tiết học rất nhẹ 
nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập.
 - Trong tiết học khi cần phát biểu ý kiến tôi hướng dẫn học sinh nếp giơ 
tay phát biểu như: chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, các ngón tay khép 
lại, không nói leo, nói trổng, không gây ồn ào trong giờ học.
 - Tôi hướng dẫn các em cách đưa bảng bằng tay trái, ngón tay cái và ngón 
út về phía trước bảng, ba ngón giữa ở phía sau bảng, đưa bảng thẳng hướng về 
phía trước, không nghiêng, và được thực hiện theo hiệu lệnh của thước.
 - Tổ chức hướng dẫn cho các em thảo luận nhóm: tôi tập cho các em biết 
thảo luận nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 6., khi nghe hiệu lệnh thảo luận nhóm thì 
về vị trí của nhóm mình và làm nhiệm vụ, hết giờ thảo luận khi có hiệu lệnh của 
cô thì tất cả về vị trí và đại diện nhóm trình bày.
 Như vậy việc rèn nếp giữ trong giờ học – học sinh được hướng dẫn thực tế 
và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói quen tốt.
 * Xây dựng nề nếp học tập ở nhà
 Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và 
mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể 
hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con 
em của mình. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ 
huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho 
con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được nâng lên rõ rệt, đặc 
biệt 09 em học sinh được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện 
thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. 11
 + Khi có chuyện xích mích của em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp 
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao 
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân 
tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và 
bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
 + Tổ chức thăm hỏi khi bạn mình ốm đau, khi bạn khỏi bệnh sẽ có bạn 
khác giúp đỡ bạn học tập kịp theo chương trình cùng với cả lớp.
 Tóm lại: Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức 
mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Có một người thầy như vậy thì 
chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. 
 * Kết hợp với giáo viên bộ môn:
 Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các 
em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể 
dụcnên việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ 
nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học sinh 
từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu Nếp này phải được rèn thường 
xuyên trong học sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi 
cho việc học tập ở những lớp trên.
 * Kết hợp với phụ huynh học sinh:
 Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn 
nếp cho học sinh.
 - Hàng ngày phải kiểm tra sách vở, đồ dùng của con.
 - Xem vở trao đổi, nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao.
 - Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng 
ngày.
 - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
 - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng 
vừa học vừa chơi.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_lop_h.doc