Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân

doc 27 trang sklop1 16/03/2024 3515
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân
 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
viên ở trường Tiểu học Minh Tân”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Minh Tân
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ tên: Nguyễn Tiến Duy
 - Đơn vị: Trường Tiểu học Minh Tân
 - Địa chỉ: Phú Hòa - Lương Tài - Bắc Ninh
 - Điện thoại: 0981533358
 - Email: nguyentienduyc1mtlt@bacninh.edu.vn
 4. Đồng tác giả: Không
 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Minh Tân, huyện Lương 
Tài
 6.Các tài liệu kèm theo:
 - Sáng kiến kinh nghiệm: 02 cuốn
 - Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến.
 Là tác giả, tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Lương Tài, tỉnh Bắc 
Ninh thẩm định, đánh giá, công nhận mức độ ảnh hưởng của Sáng kiến “Một số 
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân” 
đối với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.
 Xác nhận của Hiệu trưởng Minh Tân, ngày 06 tháng 4 năm 2023
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Tiến Duy 4
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Mục đích của sáng kiến
 Giáo dục có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân 
 tộc cũng như toàn thể nhân loại. 
 Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 
 2021- 2030, trong đó định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo là: “Tạo đột phá 
 trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 
 chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển 
 giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng 
 điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt 
 kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”. 
 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào 
 tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định 
 số 2161/QĐ-BGDĐT ngay 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo) 
 cũng chỉ ra mục tiêu chung là “Xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công 
 bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. 
 Chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, mục tiêu giáo 
 dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt 
 nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng 
 lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và 
 những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
 Như vậy, có thể nói đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất 
 lượng giáo dục và muốn tạo đột phá cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là 
 nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. 
 Trong những năm qua, tại trường Tiểu học Minh Tân chúng tôi, công tác 
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên luôn được quan tâm như tạo 
điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, 
khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, 
pháp luật, tổ chức các chuyên đề chuyên môn...Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên còn 6
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính thời sự. Các giải pháp đưa ra 
chủ yếu xoay quanh việc thực hiện đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển 
năng lực, phẩm chất cho học sinh. Các giải pháp cụ thể, thiết thực, dễ thực hiện, 
không mất nhiều kinh phí.
 3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng giáo dục
 Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi xác định: Công tác điều hành, bồi 
dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên sẽ là khâu then chốt quyết định tạo nên sự 
chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Điều hành 
làm sao để mọi người yên tâm công tác, để mỗi giáo viên thấy được vị 
trí của mình trong xã hội, bản thân họ tự thấy còn hạn chế ở vấn để gì, từ đó 
tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, 
từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Hay nói cách 
khác, các giải pháp tôi đưa ra đã làm thay đổi lớn nhận thức, tư tưởng đổi mới 
về giáo dục của đội ngũ, giúp giáo viên tự tin, linh động, sáng tạo hơn trong việc 
giáo dục học sinh, thay đổi được cái nhìn từ phụ huynh học sinh về đội ngũ giáo 
viên của trường. 8
 Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp
 Loại hình Số Năm học 2019-2020
 giáo viên lượng
 C.Đạt Đạt Khá Tốt
 GV văn hóa 12 0 2 5 5
 GV ngoại ngữ 2 0 1 1
 GV Âm nhạc 1 0 1
 GV Mĩ thuật 1 0 1
 GV Thể dục 1 0 1
 GV Tin học 1 0 1
 Tổng cộng 18 0 3 8 7
 * Chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2020-2021
 HS hoàn thành chương HS giỏi HS giỏi HS được khen 
 Năm học
 trình lớp học, bậc học cấp huyện cấp tỉnh thưởng cuối năm
2020-2021 359/360 = 99,7% 25 2 272/344= 79,1%
 2. Đánh giá về thực trạng đội ngũ của nhà trường
 2.1. Ưu điểm
 Đội ngũ giáo viên của nhà trường tâm huyết với nghề, tận tâm với học 
sinh, nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn về đời sống để dạy 
tốt, nêu gương sáng cho học sinh noi theo. 
 Tinh thần phối kết hợp tốt, nội bộ đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt 
động.
 Đội ngũ tổ, khối trưởng có trình độ chuyên môn tốt, chỉ đạo các hoạt động 
của tổ chuyên môn có nền nếp.
 2.2. Nhược điểm
 Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa thực sự say sưa với nghề, tiếp cận 
phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế, nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về 
vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn, chưa thực sự 
phấn chấn tham gia hoạt động chuyên môn, trình độ đào tạo không đồng đều, 
chất lượng giảng dạy của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới 10
điều kiện cần thiết để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động giáo 
dục của giáo viên tiểu học. 
 Bên cạnh đó một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của 
công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia 
hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với 
công tác dạy học của mình.
 Thứ hai, về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
 Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản pháp quy, các hướng dẫn của ngành 
xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên, 
nhân viên trong từng năm học và giai đoạn 2020-2025, phổ biến đến tổ, nhóm 
chuyên môn, ban ngành đoàn thể, bộ phận và công khai trước Hội đồng sư 
phạm. Kế hoạch xác định được mục đích yêu cầu, thống kê trính độ chính trị, 
chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ, đồng thời xác định rõ nội dung bồi dưỡng 
như: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị; Chuyên môn nghiệp vụ và xác định được 
hình thức, đối tượng bồi dưỡng.
 Nhìn chung kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Tiểu 
học Minh Tân đã được xây dựng đúng với quy định, tuy nhiên kế hoạch bồi 
dưỡng còn chung chung, chỉ tập trung vào đối tượng chưa đạt chuẩn, mà không 
có kế hoạch cho toàn thể CB, GV; chỉ xây dựng kế hoạch ngắn hạn chưa xây 
dựng kế hoạch dài hơn để phát triển đội ngũ.
 Hơn nữa, trong kế hoạch chưa có phân công cụ thể về công tác hậu kiểm 
nhằm đánh giá kết quả bồi dưỡng; việc thực hiện đôi khi chưa đảm bảo đúng 
theo kế hoạch đề ra, còn bị động, chồng chéo, lên kế hoạch nhưng không thực 
hiện được chuyển sang tuần sau, tháng sau dẫn đến tình trạng dồn dập và kế 
hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nghành trong chiến lược phát triển 
giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
 Mặc dù, tất cả CB, GV đều xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên 
vào đầu mỗi năm học nhưng nội dung bồi dưỡng chưa đúng với tình hình thực tế 
thiếu sót cần bổ sung của từng CB, GV mà phải xây dựng theo nội dung chỉ đạo 
của ngành. 12
khách quan (chuyên đề bồi dưỡng cần triển khai gấp, liên tục...). Hơn nữa, một 
số ít thiếu ý thức trong việc bồi dưỡng chuyên môn, chưa mạnh dạn phát biểu 
nêu ý kiến hoặc việc xây dựng nội dung cũng như chia sẻ, rút kinh nghiệm sau 
mỗi lần tổ chức còn thực hiện qua loa, chưa phát huy năng lực sáng tạo của giáo 
viên dẫn đến chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng chưa cao.
 CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
 1. Biện pháp 1: Tiếp tục tác động đến nhận thức về mục đích và tầm 
quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và tất cả giáo 
viên, nhân viên trong trường
 Mục đích:
 Giúp đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường nhận thức được vị 
trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của bồi dưỡng chuyên môn. Từ đó, 
chuyển các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy quy định của nhà 
trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá nhân của 
CBQL và giáo viên, nhân viên.
 Nội dung: 
 Triển khai các văn bản hướng dẫn chi tiết về công tác bồi dưỡng chuyên 
môn trường học.
 Cách tổ chức thực hiện:
 Đầu năm học, thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm và sinh hoạt 
chuyên môn của trường, tôi tổ chức học tập trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, 
nhân viên về các văn bản của ngành, văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến 
vấn đề bồi dưỡng chuyên môn như: 
 + Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ Trường 
tiểu học; 
 + Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, 
sách giáo khoa giáo dục phổ thông; 
 + Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc 
hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc 14
thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 Ngoài ra, tôi quy định kết quả đánh giá, xếp loại của cá nhân giáo viên hay 
bộ phận được kiểm tra (chuyên đề, thao giảng, dự giờ...) là một trong những căn 
cứ để đánh giá thi đua cuối năm. Từ đó, giúp thay đổi suy nghĩ của CBQL, GV, 
NV về công tác bồi dưỡng chuyên môn trong trường học. 
 Điều kiện thực hiện biện pháp:
 Cán bộ quản lý phải nắm vững các Thông tư, Quy chế, văn bản chỉ đạo, 
hướng dẫn về công tác bồi dưỡng chuyên môn trường học.
 2. Biện pháp 2: Quản lý tốt công tác xây dựng và triển khai kế hoạch 
bồi dưỡng chuyên môn trong trường học
 Mục đích:
 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, đồng thời triển khai kế hoạch cụ 
thể giúp cho công tác bồi dưỡng chuyên môn đạt chất lượng và hiệu quả.
 Nội dung:
 Quản lý công tác xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 
trong trường học.
 Cách thực hiện:
 Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, kế hoạch năm học, 
căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường tôi xây dựng kế hoạch (dự 
thảo), đưa xuống các tổ khối thảo luận, nêu ý kiến, bổ sung nội dung bồi dưỡng 
và trên cơ sở đó tôi ban hành kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, sau đó triển khai 
đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và niêm yết tại phòng Hội đồng.
 Khi xây dựng kế hoạch, tôi bổ sung phần đánh giá kết quả việc thực hiện 
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, công tác kiểm tra nội bộ và kết quả của các 
phong trào thi đua chuyên môn (GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi,...) của năm 
học trước. Theo tôi, nội dung này rất cần thiết, bởi căn cứ vào kết quả của năm 
học trước tôi dự kiến được nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng và đề xuất được 
các biện pháp hiệu quả phát huy những mặt mạnh và khắc phục được những tồn 
tại. 
 Trong kế hoạch, tôi đã định hướng được nội dung cần bồi dưỡng từng năm, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc