Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29-NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Do vậy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và kết quả đã có sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường vẫn còn thấp. Đây là một trong những vấn đề được các nhà trường và ngành đặc biệt quan tâm. Mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở. 1 năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong trường tiểu học. b. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động của tổ chuyên môn, việc học tập của học sinh trên lớp. việc giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. c. Phương pháp dự giờ Dự giờ theo kế hoạch và dự giờ đột xuất. d. Phương pháp đàm thoại Trao đổi, trò chuyện với các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh về các hoạt động của con em mình. 2. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Dương Đức. 3. Điều kiện và khả năng nghiên cứu a. Thuận lợi - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, yên tâm công tác. - Học sinh ngoan, hiếu học. - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. b. Khó khăn Việc đánh giá, nhận xét học sinh theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT của một số giáo viên còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động học tập, các hoạt động trải nghiệm để rèn các năng lực, phẩm chất cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên trẻ mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 3 học, Ngoài ra Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, quan sát việc học của học sinh từ đó tư vấn, chia sẻ, giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề. - Triển khai cụ thể phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm cộng tác, bàn tay nặn bột tới toàn thể giáo viên. Giáo viên linh hoạt tổ chức các hoạt động học tập, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng, giáo dục quốc phòng an ninh,... nhằm giúp HS có khả năng phát triển toàn diện, nâng cao năng lực, tự học và giải quyết được các vấn đề bằng việc lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của các bạn khác. HS tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các bạn, hình thành được năng lực và phẩm chất thông qua việc cộng tác với nhau trong học tập. c. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả trong trường tiểu học - Quán triệt, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm theo đơn vị lớp cho HS như trồng gừng, trồng hoa, làm các loại bánh truyền thống ở địa phương, nhằm hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. - Phối kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho các em tham quan thực tế một số nơi như Lăng Bác, Văn miếu, Quốc Tử Giám, .... - Thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường lên kế hoạch tổ chức tốt ngày hội Mỹ thuật, ngày hội tiếng Anh, trải nghiệm làm bánh trôi nước,... nhận được sự đồng thuận, nhất trí tham gia nhiệt tình của đông đảo các bậc phụ huynh và các em HS. d. Một số giải pháp khác - Dạy và học là hai vấn đề cốt lõi trong mỗi nhà trường, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực tế đã chứng minh rằng: Trường nào có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề vững thì chất lượng giáo dục toàn diện của trường đó sẽ cao và ngược lại. Nhận thức rõ điều đó, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường xác định: Đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng cao của xã hội. Đến nay với tổng số giáo viên của trường là 21 đồng chí thì 21/21 đồng chí có trình độ đạt trên chuẩn, trong đó số giáo viên có trình độ đại học là 11 đồng chí, cao đẳng là 10 đồng chí, và hiện có 04 đồng chí đang theo học lớp Đại học tại chức tại trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang. Do đó chất lượng dạy và học của nhà trường từng bước được nâng lên. - Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên – công nhân viên nghiên cứu nhiệm vụ năm học 2018- 2019, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh, cho giáo viên thảo luận, đăng kí chỉ tiêu kế hoạch và các danh hiệu thi đua với nhà trường. 5 thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa nhà trường với thiên nhiên để tạo nên không khí vui tươi, lành mạnh trong trường học. - Song song các hoạt động trên, nhà trường đã đăng kí và triển khai có hiệu quả các mô hình giáo dục, đó là: 1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học định hướng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương pháp, vận dụng các phương pháp học tập tiên tiến như bàn tay nặn bột, học tập cộng tác theo tiến trình giải quyết vấn đề,... Đảm bảo SHCM theo tổ, trường, cụm trường (kết hợp với trường TH Mĩ Hà) dưới hình thức dự giờ chia sẻ tiết dạy, tối thiểu 2 buổi/tháng. 2. Mô hình thư viên thân thiện: ban giám hiệu thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sát sao việc tổ chức các hoạt động của thư viện. Khuyến khích học sinh đến thư viện đọc sách và mượn sách về nhà đọc. Duy trì đều đặn các tiết đọc thư viện. Tổ chức tuyên truyền các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm ủng hộ sách cho thư viện. 3. Mô hình giáo dục nhà trường gắn liền với hoạt động lao động và sản xuất: Ngay từ đầu năm học, nhà trương tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch tổ chức và hướng dẫn học sinh chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm, lao động, vệ sinh, trang trí trường lớp học sáng - xanh – sạch – đẹp. 4. Mô hình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới: Nhà trường đã quan tâm xây dựng thời khóa biểu hợp lý để 100% các lớp được học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Đảm bảo có phòng học Mĩ thuật riêng được trang trí hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh giúp học sinh hứng thú, đam mê với môn học, qua đó phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo. 5. Mô hình dạy học tiếng Anh trong trường tiểu học: Thực hiện việc triển khai đề án đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh giai đoạn 2016 – 2020, nhà trường chủ động tổ chức cho 100% học sinh khối 3,4,5 được học chương trình tiếng Anh 10 năm (4 tiết/tuần). Daỵ đủ kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó chú trọng phát triển hai kĩ năng nghe và nói. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, đầu tư kinh phí mua sách tham khảo, tranh tương tác, loa trợ giảng, tai nghe để giảng dạy Tiếng Anh đạt hiệu quả. Đảm bảo có phòng học tiếng Anh riêng được trang trí hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh giúp học sinh hứng thú, đam mê với môn học, qua đó phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. - Ngoài những việc làm trên thì việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong công việc, một đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực và bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn, mạnh dạn xây dựng kế hoạch môn học và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy của các em. Phong trào học tập tự quản đã trở thành nền nếp và có tác dụng tích cực 7 nghiệp vụ, có tay nghề vững vàng và phải có cái “tâm” theo đúng nghĩa của nó. Song với suy nghĩ và cách làm như trên tôi tin tưởng rằng chất lượng giáo dục toàn diện của trường Tiểu học Dương Đức ngày một đi lên sánh vai cùng với các trường có tên tuổi trong huyện. V. KẾT LUẬN 1. Về nội dung Sáng kiến trên đề cập đến một nội dung rất quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học, đó là Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Qua đó hình thành và phát triển đức, trí, thể, mĩ giúp các em hoàn thiện nhân cách. Bởi vì tiểu học là cấp học tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của các thầy cô giáo ở bậc tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn, lâu dài về kiến thức, kỹ năng, năng lực và phẩm chất” để các em tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở”. 2. Bài học kinh nghiệm 3.1. Đối với cán bộ quản lý Phải xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả và trọng tâm là tổ chức dạy học theo nhóm cộng tác, vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột. Nắm chắc nhiệm vụ trọng tâm năm học, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sát với thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh từng khối, từng lớp. Phân công lao động khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc. Đẩy mạnh thực hiện kỷ cương, nền nếp trong công tác quản lý, chỉ đạo tốt việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, lắng nghe ý kiến phản ánh từ nhiều phía. Tăng cường thăm lớp, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên từng bước đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức dạy học để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng tiêu chí thi đua, đổi mới phương pháp đánh giá xếp loại thi đua nhằm tạo động lực trong việc chống các biểu hiện tiêu cực trong tất cả các khâu của quá tŕnh quản lý chỉ đạo dạy và học trong nhà trường. Phải thực sự gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, nói đi đôi với làm, làm việc có hiệu quả. Phải gương mẫu trước giáo viên, học sinh và nhân dân. Phối kết hợp với tổ chuyên môn, cụm chuyên môn tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học. Chỉ đạo, quán triệt thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đến từng lớp. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc