Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn chữ - Giữ vở cho học sinh Lớp 1

docx 24 trang sklop1 25/01/2024 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn chữ - Giữ vở cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn chữ - Giữ vở cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn chữ - Giữ vở cho học sinh Lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO LÂM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN 
KHUYẾN
 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG “RÈN CHỮ - GIỮ 
 VỞ”
 CHO HỌC SINH LỚP 1, TRƯỜNG
 TIỂU HỌC NGUYỄN KHUYẾN
 Giáo viên: Trần Thị Thúy Vân
 Lộc Thành, ngày 24 tháng 05 năm2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Nghề sư phạm là nghề “Trồng người” là nghề hình thành và phát triển nhân 
cách, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho mỗi học sinh. Sinh thời Bác Hồ đã từng 
dạy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng 
người”(*). Trong vòng xoáy của xã hội hiện đại, để trồng người có đủ tài, đủ đức 
như ý quả là gian nan.
 Đây chính là nhiệm vụ rất quan trọng, nặng nề và phức tạp đối với nhà sư 
phạm - những chyên gia “Trồng người” mà đặc biệt là giáo viên Tiểu học, những 
người vẽ nên tâm hồn của con trẻ dấu ấn đầu đời - là người đặt tảng đá đầu tiên 
tạo nên nền móng vững chắc nhất. Và để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi người 
giáo viên Tiểu học phải dày công nghiên cứu, tìm tòi nhiều phương pháp thích 
hợp, hiệu quả để rèn luyện, giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Song song với việc truyền thụ kiến thức, hình thành các kĩ năng cơ bản cho 
học sinh là rèn cho các em ý thức viết chữ đẹp - giữ vở sạch nhằm giúp cho các 
em có một số phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, khiếu thẩm mĩ, óc 
sáng tạo,... bởi người xưa đã từng nói “Nét chữ là nết người”. Rèn được cho HS 
viết chữ viết đẹp, giữ gìn vở sạch là người thầy đã góp phần rèn một nhân cách 
tốt cho học sinh trong việc “Trồng người”
 Ý thức được tầm quan trọng trong việc rèn chữ - giữ vở cho học sinh. Với 
lòng yêu nghề, mến trẻ, với niềm say mê nghề nghiệp và những nét tìm ẩn trong 
đó, tôi đã không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, khắc phục bản thân (rèn chữ 
viết đẹp) để luôn đưa lớp dẫn đầu toàn trường về chất lượng “Viết chữ đẹp” nên 
tôi được nhà trường giao cho trách nhiệm luyện chữ viết đẹp cho học sinh để tham 
dự hội thi “Viết chữ đẹp” các cấp. Kết quả đạt được rất khả quan. Từ đó, tôi đúc 
kết được một số kinh nghiệm nhỏ về việc rèn chữ - giữ vở cho học sinh, đặc biệt 
là học sinh lớp 1 qua đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng rèn chữ - giữ 
vở cho học sinh lớp 1, trường Tiểu học Nguyễn Khuyến, huyện Bảo Lâm”. Hi 
vọng những giải pháp tôi nêu ra sẽ góp một phần nào đó có ích cho việc giúp học 
sinh rèn chữ viết, giữ vở tốt hơn. nhiên muốn hình thành những thói quen, kĩ năng, kĩ xảo không phải là chuyện dễ 
dàng. Ở bậc Tiểu học, lớp 1 được coi là có vị trí quan trọng trong việc hình thành 
những thói quen, tính cách của các em sau này. Để luyện tập cho các em những 
đức tính cẩn thận, tỉ mỉ và tính thẩm mĩ,... đòi hỏi người giáo viên phải có tính 
kiên nhẫn, năng lực nghệ thuật và phương pháp sư phạm cao. Ở lớp 1, yêu cầu 
mỗi học sinh phải thực hiện 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết. Trong đó viết là sự 
phối hợp nhịp nhàng của tai nghe, miệng nhẩm đọc, mắt nhìn và tay viết. Để viết 
được, viết đúng đã khó nhưng viết đẹp, giữ vở sạch lại càng khó hơn.
 Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện 
của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp góp phần rèn 
luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy 
và bạn đọc bài vở của mình”. Nhận xét này phần nào nói lên tầm quan trọng của 
việc rèn chữ viết bên cạnh rèn đọc cho học sinh Tiểu học.
 Ngày nay Khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, Công nghệ thông tin 
được ứng dụng rộng rãi, nên về vấn đề chữ viết chưa thực sự được quan tâm. Vì 
thế chữ viết của học sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là khi các em càng 
học ở bậc cao hơn. Chính vì điều đó mà tôi thấy tầm quan trọng của chữ viết phải 
được chú trọng. Những năm gần đây phong trào “Rèn chữ - giữ vở” ngày càng 
được sự quan tâm của tất mọi người đặc biệt ở bậc Tiểu học.
 Vì vậy trong quá trình dạy - học, mỗi người giáo viên phải có ý thức cao 
trong việc rèn chữ - giữ vở cho học sinh, đặc biệt là giáo viên đang giảng dạy lớp 
1.
 2. Tìm hiểu thực trạng việc rèn chữ- giữ vở của học sinh:
 Qua 3 năm giảng dạy lớp 1, tôi nhận thấy tình hình học tập của học sinh 
trong khối nói chung và ở lớp 1A4 nói riêng, các em học tập giữa các môn học 
chưa đồng đều, đa số các em thiên về môn Toán và các môn nghệ thuật. Còn môn 
Tiếng Việt thì các em học chưa thực sự tốt, nhất là phân môn Tập viết và phần 
luyện viết của phân môn Học vần. Đa số các em đã viết đúng độ cao, hình dáng 
các con chữ nhưng chưa đúng quy trình theo kiểu chữ hiện hành nên viết còn 
chậm, viết chưa đẹp, chưa có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Việc giữ K’Ho trả lời rằng bố mẹ không có tiền mua).
 + Tại sao sách vở của em bị bôi bẩn, bị quăn mép như thế này? (Hầu như 
những học sinh được hỏi đều không trả lời, thái độ của các em rất ngại ngùng).
 Với kết quả khảo sát tình hình thực tế, tôi thấy việc rèn chữ viết, giữ vở của 
một số học sinh chưa tốt nên tôi đã chọn một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng 
viết chữ đẹp, giữ vở cẩn thận cho học sinh của lớp.
 3. Các biện pháp thực hiện:
 Để giúp học sinh viết đúng, đẹp và giữ vở sạch, tôi đã thực hiện như sau:
 3.1. Điều tra, nắm rõ đặc điểm của từng đối tượng học sinh (hoàn cảnh 
gia đình, trình độ, sở thích, sức khoe...)
 Tuần đầu tiên nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra các đặc điểm trên của học 
sinh để có biện pháp thích hợp trong quá trình giảng dạy như:
 - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi hỗ trợ về giấy bao bọc, nhãn.
 - Sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ giữa các em khá, giỏi với các em yếu, kém nhằm 
phát huy tính hợp tác trong học tập của học sinh. Nhưng sau giai đoạn viết các nét 
cơ bản, tôi tách số học sinh yếu, kém ngồi riêng để tiện cho việc giúp đỡ và theo 
dõi quá trình tiến bộ của học sinh. Nhưng có thể đổi vị trí ngồi khi tổ chức các 
hoạt động học tập khác (kể chuyện, xem tranh, làm toán...).
 - Sắp xếp cho em nhỏ bé ngồi bàn đầu hoặc nơi mà các em có thể nhìn rõ 
ở bảng nhất.
 - Động viên, khích lệ những sở thích tốt đồng thời điều chỉnh những sở 
thích lệch lạc, chưa đúng trong nhận thức của học sinh.
 Ví dụ: Học sinh thích đọc, không thích viết hoặc học sinh chỉ thích học 
Toán, không thích học Tiếng Việt, giáo viên cần giải thích cho các em biết được 
tầm quan trọng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập Viết nói riêng,.
 3.2. Giúp học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập:
 Đây là việc làm rất quan trọng mỗi khi nhận lớp của giáo viên, nó giúp cho 
việc rèn chữ và giữ vở của học sinh thành công hơn.
 - Trước tiên tôi nêu các loại sách vở quy định đối với học sinh lớp 1.
 - Kiểm tra xem học sinh có và chưa có những loại sách vở, đồ dùng học - Tôi đã cho học sinh xem cách bảo quản hồ sơ của mình và một số vở của 
học sinh năm học trước.
 - Yêu cầu học sinh sử dụng vở ô li để dễ xác định độ cao của con chữ và 
loại bút chì 2B mềm, dễ viết. Tôi quy định mỗi em phải có gọt bút chì, tẩy, bảng 
con, phấn mềm, giẻ lau,.. .Tuy phấn mềm không hợp vệ sinh, nhiều bụi nhưng 
phù hợp với học sinh lớp 1 trong giai đoạn làm quen với chữ viết, tay các em còn 
yếu, điều chỉnh nét phấn chưa chuẩn vì thế không nên dùng phấn không bụi 
(cứng). Để khắc phục bụi phấn, tôi luôn nhắc nhở học sinh giữ giẻ lau luôn ẩm, 
không quá ướt.
 3.3. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở và cách trình 
bày vở:
 - Tôi đã hướng dẫn và minh họa cho học sinh rõ:
 + Cách để vở: Vở đặt nghiêng so với mép bàn khoảng 30 0(nghiêng về bên 
phải)
 + Tư thế ngồi viết: Lưng thẳng không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt 
cách vở khoảng 25-30 cm. Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở, 
hai chân để song song, thoải mái.
 + Cách cầm bút: cầm bút tay phải và điều chỉnh bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, 
ngón cái, ngón giữa). Đầu ngón tay trỏ đặt cách đầu bút khoảng 2,5cm. Khi viết Tôi thường xuyên kiểm tra vào đầu giờ học, các tiết Tiếng Việt và các tiết trống 
ở cuối mỗi buổi học.
 - Để học sinh viết thẳng hàng, viết đúng, viết đẹp, tôi giúp học sinh xác 
định kĩ đường kẻ, dòng li ở Vở tập viết như sau:
 dòng ly 5 ->
 dòng ly 4
 dòng ly 3
 dòng ly 2 ->
 dòng ly 1 Tôi vừa hướng dẫn, vừa minh họa ở bảng lớp.
 Từ điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ 3 một chút viết nét cong phải, điểm 
dừng bút ở 12 dòng li thứ nhất rồi lia bút qua lưng nét cong phải đến gần đường kẻ 
3 (điểm đặt bút thẳng hàng với điểm đặt bút của nét cong phải) viết tiếp nét cong 
trái được con chữ x, lưng hai nét cong sát vào nhau. Và từ điểm cuối của nét cong 
trái viết nối liền với nét thắt của con chữ e, điểm dừng bút của con chữ e là 12 dòng 
li thứ nhất.
 Tôi còn chú ý hướng dẫn học sinh khoảng cách viết các chữ trong một từ 
(các chữ cách nhau bằng độ rộng của một con chữ).
 Ví dụ: Hướng dẫn viết từ:
 - Chữ cá cách chữ rô bằng độ rộng một con chữ 
o
 Và để đảm bảo tốc độ viết theo quy định, tôi đã luôn hướng dẫn HS cách
 + Tôi hướng dẫn học sinh viết con chữ v liền mạch với nét hất của con chữ 
u, viết xong các nét của con chữ u rồi lia bút viết tiếp con chữ o. Từ điểm dừng 
nét cong của con chữ o viết nét phụ nối liền với nét móc của con chữ n, viết xong 
các nét của con chữ n rồi mới lia bút viết nét râu cho con chữ u và con chữ o để 
tạo thành con chữ ư và con chữ ơ, cuối cùng ghi dấu nặng (.) dưới con chữ ơ
 + Học sinh thường hay mắc lỗi: viết tới con chữ nào là ghi dấu ở con chữ 
đó (nếu con chữ đó có dấu) nên tốc độ viết rất chậm, các con chữ trong một chữ 
không liền mạch, trông chưa đẹp. Chính vì vậy tôi luôn chú ý sửa sai lỗi này cho 
học sinh để các em viết đúng, viết nhanh và viết đẹp.
 3.5. Lập kế hoạch dạy- học cụ thể:
 - Trước khi lập kế hoạch dạy- học tôi nghiên cứu kĩ, nắm vững mục tiêu Với học sinh lớp 1, viết phấn mềm hơn viết chì, bảng con lại có thể xóa, lau, 
sửa nét dễ dàng. Vì thế tôi thường xuyên cho các em viết bảng con. Khi học sinh 
luyện viết, tôi theo dõi, kịp thời cầm tay những em viết còn yếu, xấu khi học 
những bài đầu, sau đó mới thả dần dần cho các em tự viết. Thậm chí đối với viết 
chưa được tôi còn viết sẵn (nét chữ hơi mờ), để những em không viết được tô theo 
chữ của cô giáo. Khi học sinh viết sai, tôi sửa bằng phấn màu bên cạnh và yêu cầu 
học sinh viết lại chữ đó một lần nữa. Tôi còn hướng dẫn học sinh cách lau bảng 
để rèn cho các em tính cẩn thận, sạch sẽ.
 + Rèn viết ở bảng lớp:
 Viết ở bảng lớp khó hơn viết ở bảng con nên tôi đã kẻ dòng li ở bảng. Bảng 
lớp được kẻ dòng li như vở viết khiến giáo viên phải có ý thức rèn luyện viết đúng 
mẫu, viết đẹp, nếu viết không đúng độ cao, viết không đúng mẫu thì chữ viết 
không đẹp dẫn đến việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh đạt hiệu quả không cao.
 Và tôi thường xuyên cho học sinh viết ở bảng lớp vào phần kiểm tra bài cũ, 
thi viết đẹp ở giờ tập viết hoặc vào tiết trống ở cuối mỗi buổi học. Tất cả đối tượng 
học sinh trong lớp đều được tham gia viết ở bảng lớp. Tôi cũng thực hiện sửa sai 
như bảng con.
 + Rèn viết ở vở:
 - Trước khi viết ở vở, học sinh đều được quan sát vở mẫu của tôi. những bài viết đẹp của những học sinh được tôi rèn luyện đã đạt giải các cấp (Trần 
Viết Sơn, lớp 1A5 - giải nhất năm học 2009 - 2010; Dương Kỳ Minh, lớp 1A1 - 
giải nhì năm học 2010 - 2011; Trương Lê Như Giang, lớp 1A4 - giải nhất; Trần 
Đặng Vy Thảo, lớp 1A2- giải nhì năm học 2011-2012; Trần Phạm Quế Đan, lớp 
3A3 - giải nhì, Đinh Trần Phương Ngọc, lớp 3A1- gải ba; Trần Đặng Vy Thảo 
lớp 4A4 - giải khuyến khích năm học 2014 - 2015; Trần Ngọc Ánh, lớp 4A1- giải 
nhất cấp huyện, giải khuyến khích cấp tỉnh năm học 2012-2013, .) để các em xem 
và học tập. Đồng thời luôn nhắc nhở cả lớp học tập, noi gương 3 bạn đạt “Vở sạch 
- chữ đẹp” loại A trong tháng 9 vừa qua (Hà Phương Mỹ Giang, Đỗ Bùi Huyền 
Thảo My, Trương Lê Ngọc Nhi).
 3.8. Nhận xét cụ thể, sửa sai kịp thời:
 Ở bảng lớp, bảng con: Khi học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp tôi chỉ ra những 
nét chưa đúng, chưa đẹp và dùng phấn màu viết chữ bên cạnh chữ của học sinh, 
sau đó yêu cầu học sinh viết lại cho đúng, cho đẹp các chữ đó.
 Ở vở viết: Tôi chấm, nhận xét và ghi vào vở cụ thể, học sinh không đọc 
được nhưng giúp cho phụ huynh có thể hiểu hơn về kiểu chữ hiện hành, cách 
trình bày vở,... để điều chỉnh, giúp con mình viết tốt hơn.
 Ví dụ:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_r.docx