Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 1 và Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 1 và Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm Lớp 1 và Lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẢNG TRỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI ------ ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực/ Môn : Công tác chủ nhiệm lớp Tên tác giả : Lê Thị Thanh Huyền Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trãi Tháng 2 năm 2019 1 giáo viên ngày càng được hoàn thiện và đạt chuẩn, trên chuẩn là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học. Hiện nay, đa số học sinh tiểu học đều được đến trường học tập với một tinh thần tốt, các em rèn luyện được các kĩ năng cơ bản, lĩnh hội đầy đủ những kiến thức cần thiết để các em tiếp tục học lên các bậc học sau này cũng như cuộc sống mai sau của chính các em. Các em đều là những trò ngoan, sẽ là những măng non tương lai của đất nước. Song nhìn vào thực tế thì không phải học sinh nào cũng đạt được điều đó. Vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, các em chưa tiếp thu được nội dung bài học, chưa có ý thức trong rèn luyện và phấn đấu, vẫn còn làm bố mẹ và thầy, cô giáo buồn lòng dẫn đến chất lượng học sinh trong lớp chưa cao. 1.3. Tính cấp thiết: Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, dựa trên tình hình thực tế của trường Tiểu học Nguyễn Trãi, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học”. Trong suốt thời gian làm nghề dạy học, tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài này, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 và 2018 - 2019. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn: - Ghi lại những giải pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho tôi được hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp Một, lớp Năm. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 1B Trường Tiểu học Kim Đồng; lớp 5C; 5A Trường Tiểu học Nguyễn Trãi - Thị xã Quảng Trị 3 chưa thuộc hết bảng chữ cái. Các em còn quá nhỏ, còn mải chơi, nhiều em rất hiếu động, chưa ý thức được việc học tập của mình nên lớp học chưa có nề nếp. Trong lớp có một học sinh khuyết tật, nhập học muộn nên cả cô và trò rất vất vả. Năm học 2017 - 2018, tôi chuyển công tác về trường Tiểu học Nguyễn Trãi, được BGH nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5C với tổng số là 32 học sinh, trong đó có 1 em gặp khó khăn trong học tập, khả năng ghi nhớ không bình thường, hơn các bạn trong lớp hai tuổi do đi học muộn và một năm ở lại; Năm học 2018 - 2019, tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5A với tổng số là 29 học sinh (hết học kì I có 1 em chuyển trường). Trong đó có 1 em khuyết tật vận động. Trong lớp có một số em thuộc diện cá biệt, có em thì gặp khó khăn trong học tập, có em thì gặp khó khăn vận động, có em thì quá hiếu động, nghịch ngợm, có em thì không tập trung trong giờ học, hay nói chuyện và làm việc riêng, v.v... Một số em ba mẹ làm ăn xa, các em ở với ông bà đã già nên việc học của các em hầu như phó mặc cho các thầy, cô giáo nên việc giáo dục, rèn luyện các em quả không đơn giản chút nào. a. Thuận lợi: - Đa số học sinh là con em địa phương, nhà gần trường. - Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đội, trường, lớp tổ chức. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy. - Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm. b. Khó khăn: - Trường Tiểu học Kim Đồng (năm học 2016 - 2017) có nhiều điểm trường, các điểm trường lại xa nhau nên việc phân bổ học sinh giữa các lớp không đồng đều, sự giao lưu, học hỏi giữa các em cũng có phần hạn chế. - Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập. - Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không ổn định, cha mẹ lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái. - Một số học sinh không chăm chỉ, không chuyên cần hoặc chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập. - Trong lớp có một học sinh khuyết tật lại chuyển đến muộn. Em này ở với ông bà ngoại. Ông bà cũng hay đau ốm luôn nên việc kết hợp để rèn luyện, dạy dỗ cho em cũng gặp không ít khó khăn. - Một số trường hợp tiếp thu bài được song do tiếp cận sớm với công nghệ thông tin, lại không được bố mẹ theo dõi, nhắc nhở thường xuyên nên các em chưa tập trung trong học tập. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi gặp phải khi làm công tác chủ nhiệm. 3. Mô tả, phân tích các giải pháp: 5 - Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. - Tôi lập kế hoạch giúp đỡ học sinh bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp. + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các em đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho các em học theo nhóm để học sinh tiếp thu bài tốt giúp đỡ học sinh tiếp thu bài chậm tiến bộ hơn. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 3.2.5. Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt: - Qua các hoạt động, tôi phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạđể cùng với các thầy cô giáo bộ môn bồi dưỡng cho các em phát triển tốt khả năng của mình. - Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các em. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê, hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. Tóm lại dù với đối tượng nào, tôi đặc biệt chú ý tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời những nỗ lực, cố gắng của các em, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 3.3. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp: - Trong giờ sinh hoạt lớp, tôi tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, tôi cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em,... Qua đó, tôi nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. - Cũng trong tiết sinh hoạt lớp, tôi đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận, lập kế hoạch hành động cụ thể. Tôi nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, tôi cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch, từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. - Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt lớp, tôi lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn các kĩ năng sống, tìm hiểu về lịch sử,... nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 7 Ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: hướng dẫn các em trình bày các sản phẩm học tập của mình, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình. Bên cạnh đó, tôi còn tập cho các em có thói quen tự giác làm việc, biết tự tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình bằng cách yêu cầu các em đọc sách báo, xem ti vi, nghe tin tức,... Sau đó các em cùng trao đổi, chia sẻ với bạn để cùng nhau hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường. Qua đó các em được rèn luyện một số kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, tinh thần đồng đội, sức khỏe 3.8. Công tác phối hợp ba hình thức giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội: Đối với phụ huynh: Tôi vận động, động viên phụ huynh, cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con em họ học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thu nộp đầy đủ các khoản quy định. Cùng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có hướng giúp đỡ... Thường xuyên thông tin để phụ huynh biết tình hình học tập của con em mình từ đó có định hướng để giáo dục tốt con em. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị trong nhà trường đặc biệt là đội TNTP Hồ Chí Minh. + Bám sát kế hoạch Hội đồng Đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích, thiết thực cho học sinh. + Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. 4. Kết quả thực hiện: Sau hai năm thực hiện, tôi nhận thấy: - Học sinh hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các kế hoạch, hoạt động mà Trường, Liên đội, Lớp đưa ra. Hiệu quả của các giải pháp mà tôi đã đưa ra là: Năm học Tên HS cá biệt Đầu năm học Cuối năm học Nhập học muộn, Đi học đều, ngoan nghỉ học nhiều, hơn, có tiến bộ trong Nguyễn Thanh không tập trung học tập, tích cực phát 2016 - 2017 Phương (1B) trong giờ học, không biểu xây dựng bài, đã hợp tác với bạn trong biết hợp tác với bạn các hoạt động. trong các hoạt động. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc