Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”. 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Rèn kĩ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. * Ưu điểm - Từng lúc, hình thành ở học sinh một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho các hoạt động trong cuộc sống; - Học sinh tự tin và dạn dĩ hơn trong việc giao lưu, học tập, chia sẻ, cũng như tham gia các hoạt động trường lớp; - Nền nếp lớp, kỹ luật nhà trường, chất lượng giáo dục từng lúc có chuyển biến theo hướng tích cực. * Hạn chế - Vẫn còn số nhiều học sinh còn thiếu, hoặc hạn chế về kỹ năng; 1 giúp học sinh tự giải quyết một số vấ đề trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,để các em chủ động , tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Nhưng những kỹ năng sống quan trọng khác như: hợp tác, chia sẻ, phán đoán, ứng xử, quyết định, thể hiện thì ở từng học sinh còn mờ nhạt và chưa đồng đều; - Vậy thì phải làm sao để giúp các em đạt được điều đó, để các em tiếp xúc với kiến thức văn hóa một cách cân bằng, tự tin và tiến bộ. Sau khi tìm hiểu, nâng nhận thức của bản thân giáo viên, kết hợp với những tài liệu tôi truy cập được, những tài liệu được cung cấp kết hợp với thực tế chủ nhiệm và giáo dục nhiều năm tôi xây dựng từng giải pháp để thực hiện tiếp theo. b) Xác định những kĩ năng sống cơ bản và cách chuyển tải đến học sinh - Kĩ năng sống tự tin: Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi; - Kĩ năng hợp tác chia sẻ: hợp tác để giải quyết vấn đề gì? Vậy giáo viên phải giao việc và kiểm tra như thế nào? Khi nào hợp tác như trao đổi nhỏ, khi nào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ lớn hơn Vậy tình huống phải phù hợp như thế nào? Trong thời gian bao lâu để đảm bảo tính vừa sức ở học sinh. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn; - Kĩ năng tư duy, nhận định: Phải dựa vào đâu? Có những đồ dùng nào để định hướng, gợi ý. Đồ dùng đó là ở từng các nhân hay sử dụng chung, là việc giáo viên phải lưu tâm để sắp xếp. Tư duy của trẻ phát triển tích cực, đúng và nhanh hoặc chính xác đều do nghệ thuật của giáo viên, nếu sắp xếp định hình logic thì kết quả sẽ đến nhanh. - Kĩ năng giao tiếp: đơn giản nhưng mà rất khó, giáo viên cũng từ những hành vi đạo đức cơ bản và cần thiết như cám ơn, xin lỗi, mời chào, xin phép, Đến nói những lới hay ý đẹp, phạm vi giao tiếp lần lượt mở rộng. Các tình huống ở từng hoạt động khác nhau thì mới được phát triển tốt. Do vậy, giáo viên 3 các em đã bị khiếm khuyết thì việc rèn các kỹ năng cơ bản là khó, nhưng không vì thế mà giáo viên bỏ qua mà cũng tích cực tìm kiếm các giải pháp đặc thù để giúp các em tiến bộ và phát triển kĩ năng. c) Nhiệm vụ của người giáo viên trong việc dạy kĩ năng sống cho học sinh - Cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh, cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh, không nên chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này để không làm mất sự hứng thú của học sinh. Vì mỗi học sinh là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục học sinh như thế nào để các em cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống; - Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục chăm sóc giáo dục các em một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ. Pháy huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau; - Cần giúp các em có những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ, chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm học sinh khác nhau, giúp các em luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc các em có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa học sinh đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho học sinh sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của các em; - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải (bởi đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho các con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm) d) Vai trò của Đoàn - Đội và công tác chủ nhiệm của giáo viên 5 Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: - 100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao; - 98% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ; - 90% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập; kĩ năng nhận thức; kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kĩ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục, và các môn học khác; - 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển; - 70% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp, sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh đạt khá và tốt: Mạnh dạn tự tin: 90 %; kĩ năng hợp tác: 93%; kĩ năng giao tiếp 92,3%; tự lập, tự phục vụ: 99 %; lễ phép: 100%; kĩ năng vệ sinh: 92 %; kĩ năng thích khám phá học hỏi : 86 %; kĩ năng tự kiểm soát bản thân: 90 %; - Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 99% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến. Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian giảng dạy với mong muốn gửi các đồng nghiệp, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống cho các em những điều cơ bản để rèn kĩ năng sống như sau: 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc