Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

doc 16 trang sklop1 27/01/2024 4060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
 UBND HUYỆN LONG ĐIỀN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM NGŨ LÃO
 BÁO CÁO TÓM TẮT
 PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
 CẤP CƠ SỞ PHỤC VỤ THI ĐUA KHEN THƯỞNG NĂM 2021 - 2022
 GIẢI PHÁP: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN NỀ NẾP HỌC TẬP CHO 
 HỌC SINH LỚP 1
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
 Họ và tên: Phạm Kiều Diễm – Cử nhân, Giáo viên
 Tác giả: Võ Đình Định
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Long Hải, năm 2021
Tác giả: Võ Đình Định
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Năm học 2015 – 2016 BÁO CÁO TÓM TẮT
 Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp 
1. 
 2. Cơ sở đề xuất:
 2.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp sáng kiến:
 Giáo dục Tiểu học là bước đầu tiên xây dựng nền tảng vững chắc cho 
sự phát triển về đạo đức, nhân cách và tư duy cũng như kỹ năng của học sinh 
trong tương lai. Đây là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hoá 
.Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần 
phát triển , ví dụ như trong xây dựng cơ bản , khi xây một toà nhà cao tầng 
hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của 
ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những 
người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên 
môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực 
của nền móng đó. Giai đoạn học sinh ở bậc Tiểu học nhất là giai đoạn lớp 
Một chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và 
đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. 
 Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1. Qua một 
tháng nhận lớp, tôi thực sự thấy mệt mỏi vì mỗi giờ đến lớp tôi phải mất rất 
nhiều thời gian để ổn định nền nếp lớp học như: Học sinh đi học muộn 
nhiều. Học sinh ra vào lớp tự do, không xin phép. Giao tiếp giữa học sinh và 
giáo viên chưa nhịp nhàng. Học sinh nói tự do trong giờ nhiều.Giáo viên 
phải nói nhiều trong giờ dạy, học sinh mất trật tự, chưa tự giác học tập.
 Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong 
sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người 
giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào 
ngưỡng cửa nhà trường.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số giải 
pháp rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp 1” nhằm giúp học sinh học tốt 
hơn.
 2.2. Mục tiêu đạt được của sáng kiến:
 Nghiên cứu và giới thiệu một số giải pháp tích cực rèn nề nếp học tập 
trong công tác chủ nhiệm lớp Một. Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1D 
Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão. Tổng số học sinh là 31 em (Trong đó có 17 
em học sinh nữ, 14 em học sinh nam; Có 28 em đúng độ tuổi (sinh năm 
2014), 1 em lưu ban (sinh năm 2013), 2 em đi học muộn,... Ngay từ đầu năm 
khi nhận lớp, tôi thấy các em đến lớp ăn mặc chưa sạch sẽ, gặp cô giáo 
không biết chào hỏi, ra vào lớp tự do và làm mọi việc theo ý thích. Có những 
em khóc cả buổi không chịu đi học, sách vở thiếu không mang đầy đủ. Có 
những em còn nói tục, chửi thề. Học sinh không thích học bài, nói chuyện, 
quậy phá. Có nhiều em hoàn cảnh khó khăn và có nhiều em không qua mẫu 
giáo nên không có nề nếp khi đến trường..
 Qua 2 tuần thực dạy, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập của học 
sinh lớp ½ kết quả như sau:
 STT Nhóm đối tượng học sinh Số lượng
 1 Nhóm học sinh không biết cách đưa tay phát biểu 17/31 HS
 2 Nhóm học sinh thường xuyên quên mang sách vở, đồ dùng học 15/31 HS
 tâp.
 3 Nhóm học sinh không biết sắp xếp sách vở đồ dùng học tập 18/31 HS
 ngăn nắp, khoa học, không biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng
 4 Nhóm học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài trước khi đến 17/31 HS
 lớp.
 5 Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu lệnh của giáo 20/31 HS
 viên. 
 6 Nhóm học sinh không biết cách đưa bảng con, đưa đồ dùng 20/31 HS
Ghi chú: Ở bảng số liệu này có thể 1 học sinh nằm trong 1, 2, 3 nhóm đối 
tượng.
 - Sau khi thống kê tôi đã phân tích tìm ra những nguyên nhân sau:
 + Trước hết là do nhận thức của học sinh, của cha mẹ học sinh chưa thấy 
hết vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập.
 + Một số cha mẹ cấc em làm nghề chài lưới, cha mẹ bỏ nhau, gia đình 
khó khăn nên việc quan tâm của phụ huynh đối với việc học của con em 
chưa đúng mức.
 + Nề nếp sinh hoạt của gia đình thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến việc 
học tập của các em.
 + Học sinh phải học nhiều môn, nhưng môn học nào cũng mới mẻ đối với 
các em nên gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học.
 + Các em chưa có ý thức việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. tập ra để các bạn kiểm tra, chuẩn bị sách vở, đồ dùng lên bàn. Trật tự đọc bài 
trong 15 phút truy bài.
 Bước 2: Nề nếp chào cô khi vào lớp và chào cô ra về: Để rèn được 
nền nếp học sinh biết chào hỏi thầy cô giáo, tôi sử dụng biện pháp nêu 
gương. Cụ thể: Ngay từ đầu năm học, tôi thường đến lớp sớm. Sau khi vệ 
sinh lớp sạch sẽ tôi đứng đón học sinh vào lớp. Khi thấy các em đến tôi 
chính là người mở lời chào trước. Cùng với việc đó, tôi hướng dẫn em Chủ 
tịch hội đồng tự quản thực hiện từng phần, sau đó yêu cầu cả lớp làm theo 
lệnh của bạn. Đứng nghiêm, chào to, dõng dạc, mắt nhìn cô giáo. Khi cô gật 
đầu chào lại mới được ngồi xuống. Không vừa chào vừa cười, không đùa 
nghịch khi chào cô giáo. Hay khi tan học, sau khi dọn xong sách vở, Chủ tịch 
HĐTQ cũng hô tương tự để các bạn làm theo.
 Bước 3 : Nề nếp ra, vào lớp: Ban đầu các em đến lớp, muốn đi vệ sinh 
các em tự do chạy ra ngoài, thậm chí cô quay lên bảng viết bài, khi quay 
xuống đã không thấy em đó đâu. Hoặc thấy bạn ra, một vài bạn khác cũng ra 
theo. Khi vào lớp cũng cứ vào tự nhiên như không có ai. Các em còn không 
biết nói lịch sự khi muốn xin ra ngoài. Tôi đã phải hướng dẫn, cho các em 
nói đi nói lại câu xin phép ra ngoài và xin phép vào lớp, phải dùng từ “ Đi vệ 
sinh” thể hiện sự lịch sự, có văn hóa.
 Bước 4 : Nề nếp giơ tay phát biểu: Lúc đầu, khi giáo viên đặt câu hỏi, 
các em thường ngồi nói tự do, tranh nhau nói, em nói trước, em nói sau, 
không rõ ràng, lại gây ồn ào lớp học. Tôi đã hướng dẫn các em cách giơ tay 
để xin phát biểu, trình bày ý kiến hay suy nghĩ của mình. Cô gọi đến tên phải 
đứng dậy trả lời, không ngồi, khi bạn trả lời người khác phải lắng nghe, 
không nói chen vào lời của bạn.
 + Ví dụ: Khi đang khoanh tay, hay đang viết bài, mà muốn phát biểu ý 
kiến, các em giơ tay trái, vì tay phải còn đang cầm bút. Đầu khuỷu tay 
chạm mặt bàn, bàn tay, các ngón tay thẳng, không cụp, cong, gần với má. Tư 
thế ngồi trật tự, ngay ngắn. Không giơ thẳng cánh tay ra phía trước, không 
nhoài người lên bàn và nói: “Em, em”. 
 Bước 5: Nề nếp hoạt động học tập: Trong quá trình học tập, tùy vào 
từng môn học, bài học cụ thể mà tôi hướng dẫn các em hoạt động theo nhiều 
hình thức khác nhau. Việc tổ chức cho các em thực hiện một hoạt động học 
tập theo một hình thức nào đó đòi hỏi người giáo viên phải hình thành được 
cho các em cách thức thực hiện từ trước, để nó trở thành một kĩ năng kĩ xảo, 
nhanh nhẹn, tránh mất nhiều thời gian mà vẫn hiệu quả. Sau đó, hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm bốn tổ phó, bốn 
tổ trưởng, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình.
 * Đầu giờ (giờ truy bài) : Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị 
bài ở nhà của các bạn: soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ 
dùng học tập, có ý thức xem trước bài mớirồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ 
thi đua tổ.
 * Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng hay 
lớp phó ( nếu lớp trưởng vắng) và đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô 
giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng 
học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ
 Trường hợp vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ 
huynh học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. 
Có như thế các em mới nhớ và tạo thói quen có nề nếp tốt trong học tập.
 Bước 8: Nêu gương, khen thưởng
 Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được 
động viên nên tôi hướng dẫn tổ trưởng lập bảng chấm thi đua theo các mặt 
sau:
 Học tập
 Số TT Họ Tên Chuẩn Kỷ luật Vệ sinh
 Đồ dùng Điểm 10
 bị bài
 Chấm hàng ngày:
 Cách chấm : 
 + Làm tốt: ghi dấu + ( 10 điểm)
 + Còn khuyết điểm: ghi dấu - ( 0 điểm) - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình 
trạng vừa học vừa chơi.
 - Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực 
tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh 
nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
 - Muốn các em có ý thức tự giác học tập cả trên lớp cũng như ở nhà và 
chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng của ngày hôm đó. Tôi thường xuyên liên 
lạc trao đổi trực tiếp với PHHS để PHHS nắm được kết quả học tập và rèn 
luyện của con mình. Đồng thời phối hợp với PHHS cùng hướng dẫn học 
sinh cách ôn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Bên cạnh 
đó, tôi tăng cường việc nhận xét, kiểm tra bài tập ở nhà của các em kết hợp 
với kiểm tra bài cũ trước các tiết học. Để từ đó hình thành nền nếp học tập ở 
nhà cho học sinh.
 + Ví dụ: 15 phút đầu giờ tôi khuyến khích ban Học tập kiểm tra Vở bài 
tập của các bạn trong lớp. Khi cô vào lớp, đại diện ban Học tập báo cáo việc 
làm bài. Để kiểm chứng lời báo cáo của học sinh tôi kết hợp kiểm tra lại khi 
kiểm tra bài cũ.
 Với việc chuẩn bị đủ sách, vở theo đúng thời khóa biểu. Ngay từ đầu 
năm tôi đã làm thời khóa biểu, in cho mỗi em một bản yêu cầu về treo ở góc 
học tập và hàng ngày chuẩn bị theo các môn học ghi trong đó. 
 Bước 2: Kết hợp với giáo viên bộ môn:
 Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp , 
các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể 
dụcnên việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ 
nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học 
sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểuNếp này phải được rèn 
thường xuyên cho học sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện 
thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên.
 Thời gian đầu, giáo viên bộ môn còn rất ngại và sợ mất thời gian, tôi đã 
phân tích với các đồng chí giáo viên bộ môn và được sự ủng hộ nhiệt tình Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Công tác chủ nhiệm lớp trong 
Trường Tiểu học.
 Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến này, 
đòi hỏi Giáo viên phải trang bị cho mình một đức tính kiên trì, nhẫn nại, 
khéo léo, tinh tế trong ứng xử, thực sự coi các em như con của mình để có 
thể giáo dục các em bằng chính cả tấm lòng, tình yêu thương và tinh thần 
trách nhiệm. 
 Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng nhiều 
trong cơ quan, đơn vị và trong gia đình học sinh.
 4.2. Hiệu quả áp dụng: 
 Cụ thể trước khi chưa áp dụng sáng kiến:
 - Tâm lí HS ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý 
thức học tập. Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn toàn 
cả về môi trường cũng như hình thức học tập nên tất cả mọi cái đều mới mẻ 
đối với các em. Các em chưa quen với việc nghe trống thì phải xếp hàng vào 
lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy 
cô giáo khi vào lớp, đưa tay khi muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả 
lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải 
có xin phép... 
 -Trình độ HS không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi học ít 
tập trung.
 - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của học sinh.
 Sĩ số HS quá đông, trình độ học sinh không đồng đều, có những em 
ham chơi, ham vui, ham nói chuyện, mất tập trung trong giờ học nên khi 
áp dụng các giải pháp trên cũng khó khăn hơn, mất thời gian hơn so với các 
lớp học có sĩ số ít hơn. Chính vì vậy mà trong công tác chủ nhiệm lớp đòi 
hỏi người GV phải hết sức bình tĩnh, kiên trì, bao dung, khéo léo, thực sự 
tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể 
hoàn thành tốt nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ne_nep_hoc_tap_ch.doc