Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học ở Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học ở Lớp 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo viên chủ nhiệm tiểu học để rèn được nề nếp tốt đòi hỏi người giáo viên phải luôn tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình chúng tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả. Vì vậy tôi khẳng định công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định trong việc giáo dục học sinh. Ngoài việc tổ chức hướng dẫn học sinh các hoạt động dạy học. Giáo viên chủ nhiệm còn phải theo dõi các em trong giờ ra chơi và các buổi giao lưu tập thể, sinh hoạt ngoài giờ lên lớpvà cả hoạt động ở nhà của học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Tôi viết sáng kiến này nhằm khảo sát thực trạng về nề nếp và cách tổ chức lớp học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm .... . Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học để đưa chất lượng học sinh lên cao hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: Học sinh lớp 1A trường Tiểu học Lê Lợi. - Khách thể: Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học. 4. Giới hạn của đề tài - Phạm vi nghiên cứu: lớp 1A. - Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế các hoạt động thực tế của các em học sinh trên lớp. + Phương pháp trò chuyện: gặp gỡ các giáo viên tham gia giảng dạy trong lớp, phụ huynh,học sinh để nắm bắt tình hình của lớp . + Phương pháp điều tra: Nhằm mục đích thu thập thông tin về nề nếp cũng như thói quen của học sinh. 3 tôi rất nhiều như: cơ sở vật chất, lớp học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, trang thiết bị dạy học... Để phục vụ cho giảng dạy. - Các em đúng độ tuổi đi học. - Phần lớn học sinh chăm ngoan có ý thức tốt trong học tập. - Các em được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Sĩ số lớp là 37 học sinh là một sĩ số vừa đủ để kèm cặp các em. - Phần đông các em được phụ huynh khá quan tâm vào việc học của các con. * Khó khăn: Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì tôi luôn lo lắng đó là các em ở lứa tuổi mẫu giáo mới lên làm quen môi trường mới, bạn bè mới, làm quen mọi thứ các em chưa ý thức được việc là lên cấp 1 khác hoàn toàn ở mẫu giáo chính vì thế đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên chủ nhiệm, đòi hỏi giáo viên rất nhiều về thời gian cũng như công sức. Làm thế nào để giúp các em đi vào nề nếp ngay từ ban đầu. Chính vì thế tôi muốn viết sáng kiến cho năm học này để đánh giá một bước ngoặt cho các em: “Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học” Cụ thể trong lớp tôi: - Một số em còn đi học trễ, chưa thực hiện tốt nội quy của nhà trường và lớp học. - Một số phụ huynh mãi làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em minh khoán trắng cho giáo viên. - Các em chưa biết tự quản khi giáo viên chuyển tiết, cũng như khi giáo viên đi hội ý hoặc tiếp phụ huynh. - Các em chưa biết soạn sách vở, chưa tự mình chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến hay quên sách vở đồ dùng, chưa chuẩn bị tốt bài trước khi đi học. - Một số học sinh chưa lễ phép khi gặp thầy cô, người lớn tuổi. - Vẫn còn một số em chưa thuộc bảng chữ cái, một số em lười tập trung, hay làm việc riêng trong giờ học. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. Năm học 2019 - 2020, lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh trong đó có 19 học sinh nữ. 5 nạn xã hội có thể xâm nhập vào học đường khiến cho việc giáo dục đạo đức cho các em gặp rất nhiều khó khăn - Nhiều học sinh chưa ý thức được, chưa hình thành thói quen chuẩn đạo đức, nhiều em còn đùa nghịch thô bạo hay đùa giỡn với bạn trong lớp. Có một số em chưa biết chào hỏi lễ phép với người lớn cũng như nhường nhịn nhau trong học tập. - Khả năng tiếp thu của các em không đồng đều. Có em thì học quá nhanh, có em lại ngại học. Đây là do sự quan tâm, hướng dẫn nhắc nhở của phụ huynh. Mặt khác,cũng do trình độ học thức của phụ huynh khác nhau dẫn đến việc quan tâm của các em còn hạn chế. - Có nhiều trường hợp hộ khẩu ở thị trấn, nhưng các em không sống tại thị trấn mà các em sống ở xã cách trường khá xa nên dẫn đến tình trạng đi học trễ. Từ những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhânđã nêu ra ở trên tôi nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng nề nếp và tổ chức lớp, tôi phải tìm giải pháp thay thế. Những giải pháp thay thế làm thế nào để đưa lớp của mình đi lên về cả năng lực và phẩm chất. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a. Giải pháp 1: Nắm bắt thông tin học sinh Để làm tốt công tác xây dựng nề nếp lớp, người giáo viên chủ nhiệm cần nắm được các thông tin học sinh ngay từ đầu năm là rất cần thiết. Có được thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được hoàn cảnh của từng em, và phục vụ cho việc ghi chép hồ sơ học sinh được chính xác. Vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã làm phiếu ghi thông tin học sinh, Phát cho từng em và yêu cầu mang về cho bố mẹ ghi đầy đủ rồi hôm sau mang nộp lại cho cô.Mẫu phiếu như sau: PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH 1. Họvà tên học sinh:... 2. Ngày,tháng năm sinh: ............ Dân tộc: .. 3. Nơi sinh: .. Tôn giáo: ...... 4. Chỗ ở hiện nay: ... 5. Họ tên cha: .. Năm sinh: ..... 6. Nghề nghiệp: ... Điện thoại: 7 - Giám sát, nhắc nhở các tổ trưởng kiểm tra việc học của tổ mình. - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; cùng học tập giúp đỡ các bạn học chậm học bài, làm bài. - Điều khiển các ban trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. - Theo dõi việc học tập của lớp là các tổ trưởng, sau đó lớp trưởng ,lớp phó báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hỗ trợ,giúp đỡ. - Phó chủ tịch hội đồng tự quản (lớp phó) làm mọi việc khi Chủ tịch hội đồng tự quản (lớp trưởng) vắng mặt hoặc nghỉ học. + Lớp phó văn thể mĩ: - Chịu trách nhiệm phụ trách văn nghệ, thể dục và vệ sinh. - Theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. - Kiểm tra sau khi các bạn tưới cây, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. - Thảo luận cùng các bạn trong ban những vấn đề mới, bài toán khó, bài thơ, sẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp nắm được. c. Giải pháp 3: Xây dựng các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong * Nề nếp học sinh - Vệ sinh cá nhân: + Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp. + Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay, móng chân cắt ngắn. + Nam tóc cắt cao, nữ buộc tóc gọn gàng, không để tóc xõa khi viết bài, đầu tóc luôn gội sạch sẽ. + Quần áo sạch sẽ, gọn gàng. + Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi. + Không khạc, nhổ bừa bãi. + Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng nơi qui định. + Luôn giữ sạch môi trường xung quanh. 9 học tập để không còn thời gian nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ học. * Thi đua đôi bạn cùng tiến Mỗi bàn cho 2 em ngồi cùng nhau, xen lẫn trình độ để tiện cho việc giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập. Trong mỗi tiết học, tôi đều giành thời gian kiểm tra các em khó khăn về học ở các bàn, nếu các em đó hoàn thành tốt thì khen thưởng cả hai bằng hoa điểm tốt hoặc cờ thi đua, có tiến bộ thì khen ngay trước lớp sau khi làm bài xong. Cuối tuần, bàn nào có nhiều hoa điểm tốt hoặc cắm được nhiều cờ thì bàn đó được xếp giải cao. Phần thưởng có thể là một tờ giấy kiểm tra hoặc một cây bút chì * Thi đua nhóm hợp tác tốt Mỗi nhóm từ 4- 5 em, hình thức thi đua là các bài tập, yêu cầu thảo luận nhóm của tiết học, nhóm nào có tinh thần hợp tác tốt, kết quả thảo luận đúng thì nhóm đó được khen. Phần thưởng có khi là một hộp phấn, một tấm thiệp nhỏ có lời chúc mừng của GV để các em treo ở góc thi đua của nhóm mình. Trong lúc thảo luận, nhóm nào ồn ào, mất trật tự vì những chuyện ngoài lề thì nhóm đó sẽ không được tính điểm thi đua của buổi học đó. Bằng hình thức thi đua này, tôi đã cuốn hút các em tham gia tích cực vào việc học mà không còn thời gian để làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Đó cũng là thói quen để các em tự giác, tự quản trong các giờ học, hoạt động khác. e. Giải pháp 5: Hình thành nhân cách thông qua giờ học đạo đức giờ học kỹ năng sống trong tiết học kỹ năng sống và các hoạt động ngoại khóa Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè, thông qua các tiết học Đạo đức và tiết dạy kỹ năng sống trên lớp, tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh, bằng việc sử dụng xử lý các tình huống, trò chơi đóng vai Từ đó, các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Trong các hoạt động ngoại khóa, tôi chú ý động viên kịp thời những suy nghĩ sang tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh tự xử lí và thay phiên nhau điều khiển hoạt động. Sau mỗi tiết Đạo đức hay mỗi hoạt động ngoại khóa, tôi thường giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, hướng dẫn các em liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sinh hoạt để từ đó hình thành nhân cách tích cực cho các em. g. Giải pháp 6: Phát huy tính tập thể trong các giờ học trên lớp 11 dục kĩ năng sống, giáo dục về xâm hại tình dục ở trẻ em, tìm hiểu về lịch sử địa phương, nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo y. Giải pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS. * Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường Tôi thường xuyên phối hợp với Đội, sao trong trường, từ đó hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức, góp phần phát triển nhân cách. Ngoài ra, cùng Đội xây dựng cho các em một nề nếp sinh hoạt khoa học, đúng giờ, chính xác thông qua điểm mà Đội Sao đỏ chấm trong việc thực hiện tốt các quy định, nội quy của nhà trường. * Phối hợp với giáo viên bộ môn Bên cạnh đó việc phối hợp với giáo viên bộ môn cũng là việc làm cần thiết của GVCN để nắm bắt tình hình học tập của học sinh lớp mình cũng như quá trình thực hiện nội quy trong các giờ học. Từ đó, GVCN có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. Thông qua phương pháp này GVCN có thể phân loại được tình hình học tập, đạo đức của từng em trong lớp mình. * Phối hợp với cha mẹ học sinh Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác chủ nhệm lớp là phải có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức của các em. Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh (bằng các hình thức điện thoại trực tiếp,dùng tin nhắn điện tử, sổ liên lạc). Có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm phải đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp quan tâm tạo điều kiện về vật chất tinh thần cho lớp hoạt động. Để làm được việc này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời liên lạc với phụ huynh khi có những tình huống nảy sinh. Qua đó tôi có thể thường xuyên trao đổi về kết quả giáo dục của học sinh cho phụ huynh các em. Và ngược lại qua thông tin của phụ huynh học sinh tôi cũng nắm được tình hình cụ thể của từng em để điều chỉnh các biện pháp giáo dục cho hiệu quả. Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ. * Phối hợp với Đoàn Thanh niên địa phương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_ren_ne.doc