Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

docx 17 trang sklop1 15/02/2024 2370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình 
thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Những gì thuộc về tri 
thức và kĩ năng, về hành vi và nhân tínhđược hình thành và định hình ở học 
sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, kĩ năng ứng xử 
trong cuộc sống thường ngày,). Những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em 
rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. 
 Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh vào lớp Một 
là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Các em 
phải tham gia mọi hoạt động mới trong học tập cũng như trong các hoạt động 
giao tiếp. Để các em có điều kiện học tập tốt, giáo viên dạy lớp Một cần phải 
hình thành và xây dựng những thói quen nề nếp cho các em ngay từ buổi đầu 
tiên và phải duy trì thường xuyên vì nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện 
quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, 
đặt nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên.
 Lớp Một là lớp đầu cấp được tuyển từ lớp Mẫu giáo lớn, sự hiểu biết của 
các em không đồng đều, có em hết sức nhanh nhẹn nhưng lại có em còn quá 
khờ. Mặt khác thói quen và nề nếp ở trường Mẫu giáo không giống với trường 
tiểu học. Học sinh chưa có ý thức tự giác cao, bên cạnh đó nhiều gia đình ít quan 
tâm dẫn đến các em không xác định được cho mình một hướng đi đúng (ý thức, 
trách nhiệm) trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do chưa đi vào nề nếp.
 Từng bước hình thành cho các em mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, 
ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã 
hội...rất nhiều điều cần quan tâm, trong đó mảng học tập là một mảng quyết định 
hiệu quả giáo dục khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Muốn các em có nề 
nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học 
trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ 
khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nề 
nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em 
cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các 
em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu 
thành người công dân có ích cho đất nước sau này.
 Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một việc 
làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất phát 
từ những yếu tố trên bản thân tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng nề 
nếp học tập cho học sinh lớp 1A”
 1 Về tâm lý, học sinh ở lứa tuổi lớp Một còn rất ngây ngô, nhưng dễ tin và 
rất biết nghe lời cô giáo. Các em còn ngây thơ, trong trắng như một tờ giấy 
trắng. Các em rất dễ tiếp thu những thói quen tốt lẫn thói quen xấu. Nếu như 
giáo viên thường xuyên giáo dục và rèn luyện thì những thói quen tốt sẽ dần dần 
được hình thành trong các em và sẽ có nề nếp tốt. Trái lại, nếu không được giáo 
dục và rèn luyện đúng cách các em dễ sa vào những thói hư tật xấu mà rất khó 
sửa chữa về sau. 
 Nề nếp học tập tốt sẽ giúp các em nắm vững được kiến thức trong từng 
tiết học, hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc 
sống...
 Để thực hiện tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ tìm 
ra phương pháp để hướng dẫn điều khiển về mọi mặt từ cách nói, chào, hỏi, cách 
sử dụng đồ dùng học tập, ý thức học tập,cho học sinh.
 7.1.1. Thực trạng chung
 a. Thuận lợi:
 - Theo hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp Một của Bộ 
giáo dục qui định những tuần học đầu tiên một số môn học có những tiết làm 
quen với học sinh, ổn định nề nếp lớp Đó chính là thời gian giúp giáo viên 
xây dựng nề nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý 
thức tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học.
 - Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em.
 - Điều kiện trường có lớp học sáng sủa đảm bảo đủ ánh sáng, nhà trường 
đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất lượng học tập của học sinh.
 b. Khó khăn: 
 - Tâm lí học sinh ở lứa tuổi này, hoạt động vui chơi là chủ yếu chưa có ý 
thức học tập.
 - Học sinh từ mẫu giáo mới lên lớp Một có sự thay đổi hoàn toàn cả về 
môi trường cũng như hình thức học tập. Tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các 
em. Các em chưa quen với việc nghe trống thì phải xếp hàng vào lớp, sinh hoạt 
15 phút đầu giờ, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy cô giáo khi vào 
lớp, đưa tay khi muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét 
cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép... 
 - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của học sinh.
 - Trình độ học sinh không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi 
học ít tập trung.
 7.1.2. Thực trạng lớp 1A Trường Tiểu học Hoàng Lâu
 3 + Không học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 + Học sinh chưa có thói quen đưa tay xin phát biểu.
 Với những biểu hiện trên, lớp học không có nề nếp, không khí lớp học 
nặng nề, giáo viên giảng dạy hết sức vất vả, tiết học kéo dài lấn thời gian của tiết 
sau, hiệu quả tiết học không đạt yêu cầu.Trước những thực trạng trên tôi suy 
nghĩ và tìm ra vài giải pháp để xây dựng nề nếp cho lớp mình phụ trách.
 7.2. Giải pháp
 Xuất phát từ suy nghĩ trên và thực trạng của học sinh lớp 1A tôi đã nghiên 
cứu, theo dõi trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể 
nhằm giúp học sinh lớp 1A có nề nếp trong học tập như sau:
 1. Xây dựng nề nếp học tập trên lớp:
 Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp 
trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng 
túng cho các em trong mỗi buổi học ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ 
dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ 
mỉ, qui định đồ dùng học tập của các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ 
dùng học Toán và Tiếng việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa 
của sách và nội dung bài học của từng ngày. Nhận biết vở qua quy định trên 
nhãn tên của vở. 
 Ví dụ:
 Sách Tiếng Việt tập 1 có bìa màu vàng, hình cô giáo và các bạn học sinh. 
Sách Toán có bìa màu xanh, có các số...
 Đối với vở tôi qui định ngay trên bảng tên: vở số 1 dùng để học Tiếng 
việt, vở số 2 dùng để học Toán, vở số 3 học Tập vẽ, vở số 4 học Thủ công các 
em chỉ cần nhìn số chọn đúng vở để học.
 Để giúp các em mở sách, vở đúng nội dung bài học, tôi hướng dẫn các em 
làm mũi tên chỉ bài trong từng quyển sách để làm dấu, học đến bài nào, các em 
gấp mũi tên ở ngay bài đó, tiết sau chỉ cần lật sang bài sau để học. 
 Qua kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh tôi nhận thấy nhiều 
học sinh còn thiếu sách vở đồ dùng học tập: giờ toán quên vở bài tập; giờ Tiếng 
Việt quên sách Tiếng việt; giờ viết không có bút...vì vậy các em không học tập 
cùng bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó tôi hình thành 
cho các em thói quen đem đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập dưới sự giúp đỡ của 
phụ huynh. Qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu phụ huynh kết 
hợp với giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi 
học hôm sau.
 5 Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách 
cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi 
hướng dẫn các em cách cầm bút như sau:
 Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu 
ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay 
phải khi đặt bút xuống bàn viết. 
 Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không để 
ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út. 
Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 
4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
 Học sinh cầm bút theo chiều ngòi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 
45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái sang phải thật 
nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy.
 Trong những giờ học tập trên lớp, nhiều tiết học diễn ra rất nặng nề, các 
em không có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo không 
khí “học mà vui, vui mà học”, tôi hướng dẫn cho học sinh có nề nếp giơ tay phát 
biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia các trò chơi học tập ...Ở 
học sinh lớp Một vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong 
việc học tập nên khi giáo viên hỏi, có em đã trả lời tự do lúc giáo viên chưa cho 
phép, có em đã biết đưa tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách. 
 Để giúp các em có nề nếp đưa tay phát biểu tôi hướng dẫn các em ngồi tư 
thế thẳng, chống khuỷu tay trái xuống bàn, tay trái giơ thẳng, bàn tay khép lại.
 7 + Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, đồ dùng học môn Mĩ thuật xếp thứ ba.
 + Vở Bài tập đạo đức để dưới cùng.
 Học sinh học xong môn nào, để sách vở, đồ dùng học tập sang một bên hoặc 
xếp lại vào trong cặp.
 Việc sắp xếp ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng 
là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách 
vở, đồ dùng học tập nhanh không gây tiếng động, thực hiện theo các ký hiệu 
giáo viên yêu cầu.
 Ví dụ: Giáo viên ghi b: học sinh lấy bảng; 
 Ghi S: học sinh lấy sách 
 Ghi ĐD: Học sinh lấy đồ dùng
 Nếu giáo viên gạch chéo chữ nào thì các em cất sách vở, đồ dùng 
 theo kí hiệu.
 Em nào đã sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học thì lấy vở 
nhanh, ở nề nếp này tôi thường tổ chức cho các em thi đua xem em nào, tổ nào 
làm nhanh. Trong thời gian đầu, khi cô viết kí hiệu “S” lên bảng thì các em đã 
lấy sách của môn đó ra, khi cô giới thiệu bài học, viết tên bài học lên bảng là lúc 
các em mở sách đúng bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp 
nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt 
động học tập.
 Thời gian đầu, các em không biết cách đưa bảng con, không biết cách đưa 
đồ dùng, khi giáo viên chưa gõ thước các em đã đưa lên, giáo viên chưa kiểm tra 
 9 lượt học sinh được thay phiên nhau làm nhóm trưởng và thay nhóm trưởng trình 
bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên điều chỉnh sao cho nhóm nào cũng có 
học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. 
 Trong các tiết học, tôi thường tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. 
Giáo viên theo dõi sự hoạt động của nhóm động viên học sinh giúp đỡ nhau. 
Học sinh phát triển những kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn 
giúp đỡ các nhóm làm việc, giải quyết những vướng mắc, tạo điều kiện cho các 
nhóm làm việc. Do đó học sinh có thói quen và rất thích học nhóm. 
 Giáo viên tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây 
dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở 
lớp. Luôn động viên khuyến khích học sinh tự suy nghĩ và đưa ý kiến cá nhân 
của mình, nếu sai giáo viên nhẹ nhàng sửa chữa. Chú trọng tuyên dương, khen 
thưởng những em tiến bộ, có thể là sự tiến bộ đó chưa đạt chuẩn nhưng giáo 
viên vẫn khen ngợi để học sinh thấy rằng sự tiến bộ của mình được cô ghi nhận 
từ đó các em có những nỗ lực, ham muốn và tự tin hơn trong học tập.
 2. Xây dựng nề nếp học tập ở nhà: 
 Xây dựng nề nếp học tập ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề hình 
thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một.
 Hiện nay, toàn bộ phần bài làm, bài học của học sinh đều được giáo viên 
hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng bao giờ giáo viên cũng giao việc 
về nhà: Đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em phải chuẩn bị sách vở cho ngày 
hôm sau dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Hằng ngày các em đều qua sự kiểm tra của 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_ne_nep_hoc_t.docx