Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1B
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1B", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1B
1 I.TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1B II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng, về hành vi và nhân tínhđược hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, kĩ năng ứng xử trong cuộc sống thường ngày,). Những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại. Học sinh lớp Một là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, học sinh vào lớp Một là thời điểm đánh dấu bước ngoặc trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Các em phải tham gia mọi hoạt động mới trong học tập cũng như trong các hoạt động giao tiếp. Để các em có điều kiện học tập tốt, giáo viên dạy lớp Một cần phải hình thành và xây dựng những thói quen nề nếp cho các em ngay từ buổi đầu tiên và phải duy trì thường xuyên vì nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặt nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên các lớp trên. 2/ Những thực trạng liên quan đến vấn đề: Lớp Một là lớp đầu cấp được tuyển từ lớp Mẫu giáo lớn, sự hiểu biết của các em không đồng đều, có em hết sức nhanh nhẹn nhưng lại có em còn quá khờ. Mặt khác thói quen và nề nếp ở trường Mẫu giáo không giống với trường tiểu học. Học sinh chưa có ý thức tự giác cao, bên cạnh đó nhiều gia đình ít quan tâm dẫn đến các em không xác định được cho mình một hướng đi đúng (ý thức, trách nhiệm) trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do chưa đi vào nề nếp. 3/ Lý do chọn đề tài: Từng bước hình thành cho các em mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội...rất nhiều điều cần quan tâm, trong đó mảng học tập là một mảng quyết định hiệu quả giáo dục khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Muốn các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này. Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất 3 xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép... . Bên cạnh đó các em ngây thơ như tờ giấy trắng. - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của học sinh. -Trình độ học sinh không đồng đều, một số em quá hiếu động nên ngồi học ít tập trung. 2/ Thực trạng lớp 1 B Trường Tiểu học Nguyễn Ngọc Bình năm học 2012- 2013: Qua 2 tuần thực dạy, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập của học sinh lớp 1B kết quả như sau: STT Nhóm đối tượng học sinh Số lượng 1 Nhóm học sinh không biết cách đưa tay phát biểu 10/30 HS 2 Nhóm học sinh thường xuyên quên mang sách vở, đồ 16/30 HS dùng học tâp. 3 Nhóm học sinh không biết sắp xếp sách vở đồ dùng 17/30 HS học tập ngăn nắp, khoa học, không biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng 4 Nhóm học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài 18/30 HS trước khi đến lớp. 5 Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu 14/30 HS lệnh của giáo viên. 6 Nhóm học sinh không biết cách đưa bảng con, đưa 13/30 HS đồ dùng Ghi chú: (Ở bảng số liệu này có thể 1 học sinh nằm trong 1, 2, 3 nhóm đối tượng) - Sau khi thống kê tôi đã phân tích tìm ra những nguyên nhân sau: + Trước hết là do nhận thức của học sinh, của cha mẹ học sinh chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập. + Đối tượng học sinh ở nông thôn, cha mẹ làm nông, kinh tế gia đình còn khó khăn nên việc quan tâm của phụ huynh đối với việc học của con em chưa đúng mức. + Nề nếp sinh hoạt của gia đình thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. + Học sinh phải học nhiều môn, nhưng môn học nào cũng mới mẻ đối với các em nên gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học. + Các em chưa có ý thức việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. + Học sinh chưa có thói quen trong việc sử dụng bảng con, đồ dùng học tập. + Không chú ý nghe giảng, hết quay sang bên này rồi quay sang bên kia + Học sinh lâu nhớ, mau quên. + Không học bài và làm bài trước khi đến lớp. 5 + Bút chì, hộp màu + Bảng con, phấn, khăn lau bảng. Trong giờ Tập viết, trước khi hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi, cách để vở, phải biết sử dụng bút để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống. Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đúng như sau: - Lưng thẳng; - Không tì ngực vào bàn; - Đầu hơi cúi; - Mắt cách vở khoảng 25- 30 cm; - Tay phải cầm bút; - Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ; - Hai chân để song song, thoải mái. Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi hướng dẫn các em cách cầm bút như: Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái ( nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). Học sinh cầm bút theo chiều ngòi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy. 7 - Giáo viên xây dựng cho học sinh thói quen ngồi học ngay ngắn , tập trung chú ý lời thầy cô giảng, chú ý lời bạn phát biểu; học sinh phát biểu đọc bài to rõ ràng, học sinh có thói quen tự nhận xét, tự đối chiếu bài làm của mình khi giáo viên đưa ra mẫu đúng. Ví dụ: Một bài toán giáo viên gọi một em lên bảng, lớp làm vở bài tập, giáo viên sửa bài học sinh trên bảng- kết quả đúng, học sinh dưới lớp tự kiểm tra bài của mình, nếu đúng dùng bút ghi chữ đ, nếu sai dùng bút chì ghi chữ S và tự sửa lại. Hay viết chính tả, một em lên bảng viết, giáo viên chỉ chấm bài trên bảng sửa sai. Học sinh cả lớp tự chấm bài viết của mình bằng bút chì dựa vào bài của bạn trên bảng. Học sinh tổng kết lỗi ghi ra lề, giáo viên kiểm tra việc tự chấm của học sinh. - Rèn cho các em cách sắp xếp, sử dụng sách vở, đồ dùng học tập ở nhà, ở trường một cách ngăn nắp, khoa học. Đầu mỗi buổi học, học sinh sắp xếp sách vở, bút mực, bảng con,..ngay ngắn trong hộp bàn theo phân môn của buổi đó để khi đến tiết học, học sinh ít mất thời gian khi lấy đồ dùng , không quay qua , quay lại hay quay lên quay xuống. Ví dụ: Ở buổi học ngày thứ tư, học sinh có các môn học sau : Tập đọc, Toán, Mĩ thuật, Hát nhạc. Học sinh sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập theo thứ tự để học các phân môn: + Sách Tiếng việt, bộ thực hành Tiếng việt xếp lên trên cùng để học môn Tập đọc + Sách Toán, bảng con, vở bài tập Toán xếp thứ nhì để học môn Toán. + Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, đồ dùng học môn Mĩ thuật xếp thứ ba. + Sách Hát, thanh phách,..học sinh xếp dưới cùng. Học sinh học xong môn nào, để sách vở, đồ dùng học tập sang một bên hoặc xếp lại vào trong cặp. Việc sắp xếp ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở, đồ dùng học tập nhanh không gây tiếng động, thực hiện theo các ký hiệu giáo viên yêu cầu. Ví dụ: Giáo viên ghi b: học sinh lấy bảng; ghi S lấy sách, ghi ĐD lấy đồ dùng,...Nếu giáo viên gạch chéo chữ nào thì các em cất sách vở, đồ dùng theo kí hiệu. 9 Giáo viên xây dựng cho học sinh nề nếp sử dụng đồ dùng cũng giống như nề nếp sửng dụng bảng con. Học sinh sẽ thực hiện theo yêu cầu và kí hiệu của cô giáo. Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết trong tất cả các môn học. Tất cả các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nề nếp trong học tập. Ví dụ: Trong giờ Học vần, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo hiệu lệnh của giáo viên: - Khi đánh vần, giáo viên dùng thước chỉ từng chữ ghi âm, khi đọc trơn giáo viên chỉ cả tiếng hoặc cả từ. - Khi phân tích, giáo viên đặt thước nằm ngang dưới tiếng hay từ cần phân tích. - Khi học sinh thực hành theo dãy, nhóm, giáo viên chỉ cần gọi em đầu tiên của dãy hoặc của nhóm đọc, sau đó giáo viên không cần gọi, các em sau tiếp nối nhau đọc. Để học sinh có điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong học tập, giáo viên thường tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, có thể là nhóm đôi, nhóm 4 em, hoặc nhóm 6 em,..giáo viên thường xây dựng cho nhóm là những em ngồi cạnh nhau, mỗi nhóm thường có nhóm trưởng và một thư ký, đảm bảo sao cho lần lượt học sinh được thay phiên nhau làm nhóm trưởng và thay nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên điều chỉnh sao cho nhóm nào cũng có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. 11 - Giới thiệu bộ sách vở mẫu trong lớp để cho học sinh xem . - Hướng dẫn cho học sinh bao bọc sách vở bằng giấy nilon, dán nhãn tên ngay đầu góc, bấm lại cho khỏi bị rơi. Khi viết không tẩy xóa, bôi bẩn, gạch hết bài phải dùng thước. - Khi học sinh đọc bài sách giáo khoa, giáo viên luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn góc. - Khi viết, không được ấn mạnh tay sẽ gãy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm làm quăn mép vở,. Giáo viên thường xuyên kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh mỗi tuần hai lần. 4. Kết hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi học sinh bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác như: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dụcnên việc rèn nề nếp cho học sinh lớp Một là rất thuận lợi. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn luyện,và giữ nề nếp học tập cho học sinh. Ví dụ: Giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thực hiện cho học sinh các nề nếp như: giúp học sinh nhận biết sách, vở của môn học mình đang học, rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con, Nề nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để tạo thói quen cho các em. Nếu không tất cả những gì giáo viên chủ nhiệm rèn cho các em sẽ nhanh chóng mất đi. Thời gian đầu, giáo viên bộ môn còn rất ngại, nhưng sau nhờ sự kiên trì, sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí cho nên nề nếp học tập của các em được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày. 5. Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp: Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Đội ngũ cán bộ lớp phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho lớp mình. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè - Hằng ngày, hằng tuần, các cán bộ lớp bao gồm bốn tổ trưởng , bốn tổ phó, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. * Đầu giờ( Giờ truy bài) : Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn như: soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_ne_nep_hoc_t.doc