Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả Lớp 1
Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả lớp 1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. 2 II. Mục đích nghiên cứu. 3 III. Đối tượng nghiên cứu. 3 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. 3 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 VI. Kế hoạch nghiên cứu 3 VII. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận. 4 II. Cơ sở thực tiễn. 4 III. Một số biện pháp cụ thể: 7 1.Luyện phát âm: 7 2. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ - ghi nhớ từ: 7 3. Dạy học sinh viết - trình bày bài chính tả: 8 3.1. Tập chép và viết chính tả. 8 3.2.Hướng dẫn trình bày bài chính tả. 9 4. Dạy theo nhóm đối tượng học sinh, kết hợp sử dụng một số 11 “mẹo luật” chính tả. 5. Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp. 14 6. Chú ý tư thế ngồi viết và cách cầm bút. 15 7. Đổi mới phương pháp dạy học: 16 8. Thi đua – khen thưởng: 17 9. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường: 18 IV. Kết quả đạt được: 19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: 20 2. Bài học kinh nghiệm: 20 3. Đề xuất – khuyến nghị: 21 1 Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả lớp 1 II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, tìm tòi 1 số biện pháp hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trong các tiết học. III. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Học sinh lớp 1` V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về việc dạy chính tả ở lớp 1. - Tìm hiểu nội dung, phương pháp, thực trạng dạy và học các bài chính tả lớp 1 ở trường đang giảng dạy. - Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp viết đúng chính tả để học sinh lớp 1 học tốt phân môn chính tả lớp 1. - Trên cơ sở đó rút ra kết luận và khuyến nghị cần thiết. VI. Kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. VII. Phương pháp nghiên cứu 1. Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo 2. Dự giờ đồng nghiệp 3. Phương pháp điều tra 4. Phương pháp khảo sát 5. Phương pháp đàm thoại 6. Phương pháp dạy thực nghiệm 7. Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm 8. Phương pháp thống kê tính toán 9. Phương pháp đối chiếu, so sánh 3 Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả lớp 1 + Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi làm bài kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kì. + Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên hoặc trong vở chính tả để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu ( ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó, hoặc vở hết chỗ viết nhưng học sinh không xuống dòng viết tiếp mà cố viết chữ đó cho giống bài mẫu ( vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề). Vậy, tại sao học sinh lại hay mắc lỗi chính tả như vậy ? Ở đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh như sau: 1. Nguyên nhân khác quan: * Về phía gia đình: + Ở nhà, khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít phụ huynh chú ý sửa sai cho con em mình. + Một số phụ huynh thường xuyên để con tự học mà không có sự kiểm tra giám sát. + Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc. Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh viết sai thì các em thường cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai. Chỉ có phần ít các em biết phát hiện đúng – sai. Do đó, các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ nói sai, viết sai. Ngoài ra còn nhiều người nói không chuẩn, đặc biệt là những người ở thôn, xóm nơi các em sinh sống(do ảnh hưởng tiếng địa phương). * Về phía học sinh: Một số học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, có em do bố mẹ bỏ nhau nên ít được quan tâm đến việc học tập. 2. Nguyên nhân chủ quan *Về phía giáo viên: + Một số giáo viên chưa vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy chính tả ở lớp 1 chính vì vậy mà trong quá trình dạy chủ yếu dạy theo cảm tính, chưa thật sự phân tích cẩn thận giữa các chữ viết đúng với các chữ viết sai dẫn đến tình trạng một số học sinh viết sai mà vẫn không biết mình sai chỗ nào. Bên cạnh đó chưa có trách nhiệm trong việc tìm ra nguyên nhân học sinh viết sai do đâu + Bản thân một số giáo viên còn phát âm ngọng. + Trong các giờ học chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học chưa phong phú. + Giáo viên chưa phát động các cuộc thi “vui học” ngoài phong trào “vở sạch - chữ đẹp” để phát triển tối đa khả năng viết chính tả của học sinh. * Về phía học sinh: + Một số em phát âm chưa chuẩn( nói ngọng). + Chưa nắm chắc về âm – vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó còn lúng túng, không phân tích được. 5 Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả lớp 1 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, tôi phải chú ý luyện phát âm cho học sinh, giúp các em phân biệt các âm đầu, âm chính, âm cuối qua giọng đọc mẫu của giáo viên. Ví dụ 1: Dạy bài chính tả tập chép “Tặng cháu”, tôi cho học sinh luyện đọc lại bài sau đó đưa ra một số từ khó mà học sinh lớp tôi hay viết chưa đúng như: lòng, nước non. Sau khi đọc xong tôi cho học sinh phân tích âm tiết. Đồng thời tôi cho học sinh phân biệt cách đọc hai âm l – n. Ví dụ 2: Khi dạy bài chính tả nghe – viết: “Cái Bống” tôi cho học sinh luyện đọc lại bài sau đó đưa ra một số từ khó mà học sinh lớp tôi hay viết chưa đúng như: khéo sảy, khéo sàng... Sau khi đưa ra tôi cho học sinh đọc, phân tích âm tiết: chữ “khéo” gồm có chữ “kh” nối với chữ ghi vần “eo” và dấu thanh sắc: khéo = kh + eo + ( / ). Bên cạnh đó tôi cho học sinh phân biệt cách đọc hai âm s – x. Như vậy, học sinh đọc, phân tích, nhận diện rồi viết, học sinh sẽ ghi nhớ chữ viết và viết chính tả tốt hơn. Việc rèn phát âm được tôi thực hiện thường xuyên không chỉ trong các tiết Tập đọc, tiết Chính tả mà cả một số môn học khác như môn Toán khi dạy học sinh đọc số. Ví dụ: Khi dạy học sinh đọc số 5: đọc đúng là năm không đọc là lăm. Hay đọc các số có hai chữ số như 55 đọc là: năm mươi lăm không đọc là lăm mươi năm. 2. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ - ghi nhớ từ: Là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn chú trọng yếu tố này. Ngay từ các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá, từ áp dụng trong các bài học vần qua tranh ảnh, mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu. Đồng thời, tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn ( Phần luyện nói, đoạn ứng dụng ).Từ đó, giúp học sinh có cách đọc đúng, viết đúng. Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, tôi luôn có ý thức giúp cho học sinh hiểu nghĩa của từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc. Ví dụ: Bài tập đọc: Tặng cháu, tôi giúp học sinh hiểu: Bác Hồ đã mong muốn điều gì ở các bạn học sinh? Trước khi viết bài chính tả, tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết. Như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc - phân tích - viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi. Ví dụ: Khi dạy bài chính tả tập chép Tặng cháu: Tôi cũng giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài viết bằng cách đặt câu hỏi: Bác hồ đã tặng vở cho ai? Bác Hồ mong các cháu làm điều gì? Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học chứ 7 Một số kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả lớp 1 Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức luyện chữ và không phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà tất cả các giờ học khác đòi hỏi chữ viết trên bảng của giáo viên phải thật sự mẫu mực. 3.2. Hướng dẫn trình bày bài chính tả: Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn. Học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết. Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, các em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề. Ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách trình bày xuống dòng như tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả như sau : - Cách ghi thứ, ngày - tháng - ghi tên môn – ghi tên bài viết. Tôi luôn luôn chú ý đến cách trình bày bảng của mình đặc biệt trong giờ chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học sinh của lớp mình. + Cách ghi thứ - ngày - tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô + Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 5 ô + Cách ghi tên bài: tùy theo số lường chữ( giáo viên quy ước) Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả tôi mới giới thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài học vần, trong các môn học khác khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng. Đặc biệt trong giờ học “mĩ thuật, thủ công” chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình bày (bố cục, khoảng cách) ngay sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tên bài vào vở tổng hợp, tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình bày như vậy ? Qua đó, tôi giúp cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó, hình thành cho học sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen. Được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành. - Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ: Khi viết chính tả, tôi luôn hướng dẫn và giúp học sinh hiểu được cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ như sau: + Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên (đối với chữ viết), in hoa (đối với chữ in) + Cuối đoạn thơ có dấu chấm. Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước. Dòng 6 chữ phải lùi vào 2 ô so với lề vở. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_phan_mon_chinh.doc