Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 1
A: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề xuất Sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2013 - 2014, là năm học thứ 4 liên tục tôi được Nhà trường phân công giảng dạy đối tượng học sinh lớp 1. Xuất phát từ đặc điểm tình hình chung của học sinh lớp 1: Các em chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập, sẽ gò bó hơn về thời gian, bị ràng buộc chặt chẽ bởi các nội quy – quy định của lớp học; đặc biệt các em hoàn toàn lạ lẫm với trường lớp, bạn bè và thầy cô giáo. Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều. Dù người lớn chúng ta mong mỏi ở trẻ những điều hết sức sơ đẳng: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Nhưng những cái “biết” ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ được xã hội cho phép. Tất cả chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản của cuộc sống. Trẻ em lại càng không thể. Tương lai, sự trường tồn và phát triển của mỗi đất nước, mỗi dân tộc luôn phụ thuộc vào thế hệ trẻ: “Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập.” (Trích “Trẻ em Việt Nam”- Hồ Chí Minh 1942 ). Chính vì lý do đó, ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, Đảng và Nhà nước ta đều giành sự quan tâm đặc biệt chu đáo cho trẻ thơ. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” 1 và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này. Công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh : - Có hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo dức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đạo đức đó. - Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện . - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. - Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh . 3. Cơ sở và đối tượng của SKKN: a. Đối tượng: - HS lớp 1A, trường TH Nguyễn Tri Phương – TP Kon Tum. - Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1, nhắm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng ao chất lượng – hiệu quả giáo dục. b. Cơ Sở lý luận b1.Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1 . - Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và thói quen giao tiếp, ứng xử cũng khác nhau. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước và đặc biệt thích được thể hiện và được khen nhiều. Chuyển từ mẫu giáo lên học lớp 1, các em cũng có những ý thức nhất định . 3 dân. Các em còn quá nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học tập của mình nên lớp học chưa có nề nếp. a.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Học tập Kỉ luật Vệ sinh Tốt Chưa tốt Tốt Chưa Tốt Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 12 38,7 19 61,3 15 48,4 16 51,6 20 64,5 11 35,5 Nhìn chung lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Một số em còn mải chơi, như: Gia Bảo; Việt Hoàng, Văn An, Vĩnh Ngọc, Thùy Trâm, Thành Lợi... b. Những biện pháp thực hiện. (Nội dung chủ yếu của đề tài) b.1. Đối với giáo viên Chủ nhiệm: Cần hướng dẫn học sinh kỹ càng tỉ mỉ ngay từ ngày đầu nhận lớp. Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 1 còn rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào “Trường Tiểu học”. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai trò vừa là cô giáo, vừa là người mẹ, người chị, người bạn lớn để dìu dắt nâng đỡ các em, giúp các em thích nghi với môi trường mới để học tập và rèn luyện tốt hơn. - Tôi đã từng bước thăm dò để nắm bắt được nơi ở cũng như hoàn cảnh gia đình, đặc điểm cá tính của từng em, từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp với từng em, nhất là một số em có hoàn cảnh khó khăn. - Tôi luôn tạo ra sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong giao tiếp, vui chơi để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em. Tôi thường xuyên theo dõi để phát hiện học sinh nào tích cực chăm học, học sinh nào nhút nhát và học sinh nào còn nói dối.....Với những em nhút nhát, tôi thường động viên các em bằng những lời nói nhẹ nhàng, bằng lời khen khi các em chăm học. Với những em còn nhút nhát, chưa có thói quen học tập..., tôi kiên nhẫn giảng giải để các em hiểu được, không hoàn thành bài học là một tật xấu mà các em phải tránh. 5 phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp trong học tập. Công tác này giáo viên cũng cần kiểm tra thường xuyên (thông qua các Cán sự lớp) để các em ý thức được việc học tập của mình. Đồng thời tôi cũng luôn rèn luyện tác phong giờ nào việc ấy tạo ấn tượng tốt cho học sinh; luôn trau dồi kiến thức, xây dựng các giờ học mẫu mực, vui vẻ nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm hứng thú trong học tập. Trong từng tiết học, mục đích của giáo viên là đảm bảo chất lượng dạy và học; học sinh thực sự "học mà vui, vui mà học", không khí học tập không căng thẳng mà sôi nổi, vui trong sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải có nề nếp trong học tập của từng môn. Do vậy người giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu tích cực vận dụng các kỹ thuật dạy học mới đã được tiếp thu trong dịp bồi dưỡng chuyên môn đầu năm học, gây hứng thú học tập cho học sinh để việc học tập trở thành niềm vui, tạo không khí học tập phấn khởi hăng say cho học sinh. Có như vậy các em mới có hứng thú trong học tập, đồng thời giáo viên vẫn đảm bảo việc duy trì nề nếp cho học sinh trong học tập. b.2. Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh. Ngay từ đầu năm tôi đã hướng dẫn thật tỉ mỉ để các em thực hiện tốt các nề nếp mà Nhà trường đã qui định như: cách chào hỏi, xếp hàng ra vào lớp; thói quen sinh hoạt 15 phút đầu mỗi buổi học. Tôi không phó mặc sự quản lí lớp cho đội ngũ Cán sự lớp mà đã cùng các em (ở những tuần đầu) đôn đốc, nắm bắt tình hình để kịp thời hình thành thói quen, nề nếp cho lớp. Để dạy một tiết học đủ thời gian (40 phút đối với môn Toán, Tiếng Việt và 30-35 phút đối với các môn học khác theo chỉ đạo của Nhà trường) thật khoa học, hiệu quả tôi đã đưa các em vào nề nếp, yêu cầu các em làm theo hiệu lệnh của mình. 7 ngoan để các em dễ noi gương và học tập bạn mình. Đối với những em học kém tôi tranh thủ thời gian để kèm riêng trong những giờ giải lao, giờ sinh hoạt đầu buổi..... Đối với những em giỏi, tôi có kế hoạch bồi dưỡng và tăng cường lượng bài tập khó, giúp các em phát huy hết khả năng của mình, góp phần đưa chất lượng giáo dục của Nhà trường ngày một cao hơn. Song song với các hoạt động học tập, tôi còn tổ chức cho các em vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, tăng cường sức khoẻ, làm cho các em thêm yêu trường lớp, yêu bạn bè thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí văn nghệ là yêu cầu không thể thiếu đối với học sinh Tiểu học. - Việc duy trì nề nếp đi học chuyên cần của học sinh cũng rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Ngoài việc hướng các em vào các hoạt động, hướng dẫn các em các trò chơi, tạo cho các em hứng thú – thích tới trường, cuối mỗi ngày học tôi đã dành khoảng thời gian từ 5-7 phút, chọn kể hoặc đọc cho các em nghe các câu chuyện có những tình tiết ly kỳ, phiêu lưu mạo hiểm như: Tôm chíp; Bí mật hồ cá thần...(Nhóm sách trong Tủ sách vàng – NXB Kim Đồng năm 2004), nhưng đến chỗ ly kỳ thì dừng lại và hẹn sẽ đọc tiếp, kể tiếp vào ngày mai. Cứ như thế các em hồ hởi đến trường được vui cùng các bạn, được chơi các trò chơi các em yêu thích và lại được nghe đọc tiếp kể tiếp những câu chuyện hấp dẫn một cách hồn nhiên. Bằng cách làm trên, thời gian qua lớp 1A của tôi đã không có tình trạng học sinh vắng học tùy tiện, thiếu lý do; các em rất tích cực đến lớp. b.3.Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp . - Thời gian đầu, hàng ngày tôi cùng với Ban cán sự lớp kiểm tra từng em. Khi đã thành nề nếp rồi, tôi giao việc kiểm tra cho Ban cán sự lớp. Giờ sinh hoạt đầu buổi, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn, như: soạn sách 9 - Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của con qua điện thoại hoặc qua sổ liên lạc. b.5. Nêu gương, khích nệ và khen thưởng: Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên, nên tôi hướng dẫn tổ trưởng lập bảng chấm thi đua theo các mặt sau: THEO DÕI THI ĐUA, TUẦN: .. Từ: / Đến: / /20 Học tập Kỷ luật Vệ sinh STT Họ và tên Đồ dùng Chuẩn bị bài HT tốt YC T2 T3 T4 T5 T6 T2 T3 T4 T5 T6 T2 T3 T4 T5 T6 T2 T3 T4 T5 T6 T2 T3 T4 T5 T6 1 ... ... Chấm hàng ngày: Cách chấm : Làm tốt: ghi dấu + Làm chưa tốt: ghi dấu - Từ đầu năm học, giáo viên kết hợp cùng với hội cha mẹ học sinh của lớp, lập bảng thi đua hàng ngày và gắn hoa hàng tuần cho mỗi học sinh về 3 mặt: Học tập, Kỷ luật, Vệ sinh. Nếu học sinh thực hiện tốt mặt nào thì được cắm hoa mặt đó. Cuối tuần, mỗi học sinh được 5 hoa xanh sẽ được gắn hoa vàng. Học sinh nào đạt được từ 3 hoa màu vàng trở lên trong tháng thì được gắn hoa đỏ. Hình thức thi đua đó giúp cho học sinh vui thích, phấn khởi để học tập tốt. Sau 4 tuần thi đua, học sinh đạt cả 3 mặt đều tốt sẽ được nhận quà thưởng. Cũng chính có hình thức thi 11 Tôi thường tổ chức cho các em những cuộc chạy đua nho nhỏ và quả nhiên lớp tôi có phong trào thi đua học tập sôi nổi hơn. Những cuộc thi đua như vậy tôi cho là rất lành mạnh, nó giúp các em luôn có cái mốc mới cao hơn cần vươn tới. Những em sẵn có tính hiếu thắng thường thu được kết quả rõ rệt sau mỗi cuộc đua. Những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên, khen ngợi trước lớp để các em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó tôi còn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt và những em chậm tiến để động viên các em cố gắng bắt nhịp với cả lớp . . . Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy để một lớp học có nề nếp thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp lớp, đảm bảo thời gian học. Giáo viên là người mẹ thứ hai của các em ở trường, vì vậy trong các giờ học trên lớp, tôi uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào cạnh bàn, hay ngả ngốn trên bàn học, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây không khí uể oải trong lớp học. Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. 2. Kết quả đạt được: Qua một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự “ học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp không những làm cho 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac.doc