Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 1

docx 27 trang sklop1 20/12/2023 2481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở Lớp 1
 Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Qua nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tôi nhận thấy rằng đa số họcsinh 
quen vui chơi, chưa có nề nếp và ý thức trong học tập vì các em mới ở lứa tuổi vừa 
chuyển từ Mẫu giáo lên lớp 1 nên việc xây dựng nề nếp học tập, kĩ năng sống, thói 
quen tốt là điều hết sức cần thiết và thiết thực. Công tác chủ nhiệm quyết định 
không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người 
giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức 
cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết 
sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, 
trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối 
giữa ba môi trường giáo dục gia đình nhà trường và xã hội. 
 Lớp 1 là lớp học nền tảng làm nền móng để học sinh học tiếp lên các lớp 
trên. Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là 
lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập 
chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích 
của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học, đồng thời các em cũng dễ bị cám 
dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung 
quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà 
trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các 
em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, 
rèn đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, 
thích thú hơn là bị ép buộc. Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là 
một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
 Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải lúc nào chúng ta 
cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt 
cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu quả. Mỗi giáo viên cần 
có những biện pháp tích cực, không ngừng sáng tạo để tạo sự mới mẻ, ham thích 
đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên 
đưa ra.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển bởi 
tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu 
sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà 
trường và vì tạo dựng nề nếp, thói quen ý thức học tập, kĩ năng sống đối với học 
sinh lớp 1 ngày từ đầu năm học là hết sức cần thiết. Với mong muốn đạt kết quả 
cao trong công tác giáo dục học sinh hoàn thành tốt kiến thức kĩ năng từ đó các em 
dần tự hoàn thiện năng lực, phẩm chất để trở thành con người có ích cho xã hội. 
Nên tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài: “ Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 
1”. 
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........tổ......................................................... 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Tình hình lớp sau khi điều tra cụ thể như sau:
 Xếp loại đầu năm Hoàn cảnh gia đình
 (MN) 
 Khá giả + Đủ sống, ít Khó khăn 
TSHS Nữ quan tâm quan tâm đến không quan 
 Hoàn thành Hoàn 
 việc học của việc học của tâm đến việc 
 thành
 tốt con em con em học tập của 
 con
 35 16 13 22 13 18 4
 2. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù 
hợp
 - Khảo sát học sinh qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên Mầm non, qua học sinh 
trong lớp hoặc qua phụ huynh.
 - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ chủ nhiệm cụ thể như:
 + HS có hoàn cảnh khó khăn
 + HS năng khiếu (Toán, tiếng Việt, Vẽ, Hát, ... )
 + Học sinh nghịch ngợm trong lớp.
 + Học sinh tiếp thu còn chậm, khó khăn về học
 + HS có những năng khiếu đặc biệt
 * Đối với HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
 + GV cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ để các em không bị mặc 
cảm với các bạn. Tìm cơ hội xã hội hóa và sự tài trợ của các tổ chức trao học bổng 
cho các em.
 * Đối với học sinh năng khiếu:
 Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu 
hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các em 
không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát hiện những nhân tài 
về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham khảo giải các bào 
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 Đôi bạn cùng tiến
 + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến 
bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà.
 + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí xấu 
hổ trước bạn bè. Tóm lại ở đối tượng hs nào bản thân giáo viên cũng phải lưu ý 
dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ 
huynh để giáo dục và xác định giáo dục đạo đức là then chốt.
 - Thông thường giáo viên chỉ phân loại người học theo hai mức: Thông minh 
và chậm chạp. Thực tế còn phải chú ý đến tính cách, thái độ của người học theo hai 
trạng thái: siêng năng và lười biếng. Nếu kết hợp hai điều này thì sự phân loại trở 
thành bốn dạng: 
 + Một là: Thông minh siêng năng, chăm học. 
 Với dạng này, tôi phải dùng phương thức dạy học “hợp tác”. Người thầy có 
vai trò là “cố vấn” của trò trong học tập, để phát huy khả năng của trò.
 + Hai là: Thông minh và lười (học tài tử). 
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 Giáo viên cần có sự điều chỉnh chồ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp 
lí theo phản ánh của chính bản thân học sinh, cán sự lớp, . ví dụ mất trật tự, không chú 
ý, nhận thức chậm.
 * Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể:
 Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu chí 
thi đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp được tập thể 
học sinh nhất trí ,thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu 
năm. Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội 
quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh.
 Đề ra định mức khen thưởng tuyên dương kịp thời thông qua cuộc họp phụ 
huynh đầu năm, giữa năm,...
 * Xây dựng lớp học thân thiện:
 Giáo viên đến sớm các buổi tự quản, bảo ban đôn đốc các em đồng thời kết 
hợp với việc trang trí lớp thân thiện, các bạn học sinh yêu thương tôn trọng lẫn 
nhau coi lớp học là Ngôi nhà thứ 2 của mình.
 * Kết hợp chặt chẽ với giáo viên khác trong trường:
 Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc 
việc học tập của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý 
kiến của giáo viên bộ môn, đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với 
đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục 
thống nhất; đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo 
viên có liên quan...
 * Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể:
 Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Liên đội để 
phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh.Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc 
nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể 
phát động.Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em thực hiện tốt các các 
nội quy, quy định nề nếp mà nhà trường, liên đội đề ra.
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 * Nhiệm vụ của lớp phó lao động – kỉ luật:
 Phân công, theo dõi, kiểm tra các tổ trực nhật
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi vệ sinh sân trường, chăm 
sóc bồn hoa cây cảnh hàng tuần do Liên đội phát động.
 Tham gia mô hình “Tiếng trống môi trường”
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 Xây dựng nề nếp giơ tay phát biểu
 Xây dựng nề nếp giơ bảng
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
 Thực hiện thường xuyên phong trào “Rèn chữ, giữ vở”
 Luôn phấn đấu để được nhận cờ Luân lưu hàng tuần
 6. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò
 Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới; 
giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp 
tác. Thầy thiết kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc- trò làm theo mẫu của 
thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu 
cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò 
phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. 
Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái 
độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm 
việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện.
 - Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, 
tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo 
đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng 
đến nơi đến chốn.
 - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành 
tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, 
cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ 
lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. 
 - Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ 
không chấm ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp. Bởi tôi 
quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học chấm điểm không phải để bắt lỗi, để la 
mắng học sinh mà để học sinh phát hiện những chỗ chưa đúng của mình, giúp các 
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm Đề tài: “ Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1/1, trường TH Hải Vân”
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp 
đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học 
yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học 
thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều 
nhóm học trò, đặc biệt là những lớp cuối cấp. Các em chia bè phải, phân biệt giàu 
nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay dỗi hay hờn giận. 
Còn các em nam thì hằm hè đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra 
chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất 
lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề 
này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được 
nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học 
tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. 
 - Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp 
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác 
của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
 - Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, 
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn 
khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra 
chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi 
nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả 
thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi 
tuyên bố sẽ chấm điểm kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả 
các thành viên của nhóm. Do đó, những em khá, giỏi buộc phải tích cực nếu không 
sẽ bị điểm kém. Còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi riêng một 
mình và phải làm toàn bộ công việc của một nhóm, làm đến đâu thì đạt điểm đến 
đó. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành công việc và phải nhận điểm kém, 
trong khi các bạn ở các nhóm đều được điểm cao. Các em đó sẽ không dám hờ 
hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải 
thiện.
 - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không 
để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với 
từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai 
sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở 
lại.
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tâm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_ch.docx