Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình”. Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh đa phần chưa đẹp. Đặc biệt ngay cả các em học sinh tiểu học cũng viết chữ chưa đẹp. Các em viết bừa viết tháo, viết cho có viết; chữ viết chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết từ âm đến vần chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm. II. Lí do chọn đề tài: Đứng trước hoàn cảnh đó tôi nhận thấy dạy lớp 1 là nền móng của bậc tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất quan trọng; là trao cho các em cái chìa khóa để mở cánh cửa tri thức; để các em biết đọc biết viết và vận dụng chữ viết khi học tập giao tiếp. Chữ viết là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đọc thông viết thạo gắng bó mật thiết với nhau không thể tách rời. Nhận thức đươc tầm quan trọng đó luôn trăn trở tìm cách để làm sao các em nắm được kiến thức đúng để viết chữ đúng mẫu, đúng qui trình, viết nhanh. Làm thế nào tạo cho các em có tính cẩn thận, tính kỹ luật. Làm sao cho việc viết chữ của các em có trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thành thói quen khi viết. Thế là tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Đây là vấn đề thiết thực giúp cho mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Đó cũng là yêu cầu của ngành nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 1 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái Tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ cái lại để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết). Nhưng làm thế nào để các em viết chữ đúng mẫu, đúng qui trình, viết nhanh. Làm thế nào tạo cho các em có tính cẩn thận, tính kỹ luật. Làm sao cho việc viết chữ của các em trở thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. II. Thực trạng của vấn đề - Ở trong trường tiểu học, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặc khác, chữ viết của khá nhiều 3 đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn ở lớp và ở những lớp cao hơn. Muốn viết chữ đúng mẫu, đúng qui trình, viết nhanh hình thành ở các em tính cẩn thận, tính kỉ luật các em phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo và gia đình. Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên luôn giữ vai trò quyết định. Bên cạnh đó cần phải phối hợp với phụ huynh để có biện pháp rèn học sinh của mình. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Quá trình giáo viên lên tiết dạy Tiếng Việt (học vần, tập viết, chính tả) giáo viên tổ chức dạy học sinh lớp 1giống như PGD và nhà trường xây dựng. Ngoài ra giáo viên cần: 1) Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ thuật viết + Giáo viên dạy cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ thẳng đứng. Dựa vào đây để rèn tính cẩn thận, kỷ luật và tính thẫm mỹ cho học sinh + Cho học sinh xác định số đường kẻ từ đường kẻ ngang số 1 trở lên (có 6 đường kẻ ngang), số dòng kẻ (5 dòng kẻ). Biết được đường kẻ thẳng đứng tạo thành các ô vuông với đường kẻ ngang. 5 - Bên cạnh đó giáo viên cần giải thích các thuật ngữ như: 1- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 2- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. Cần chú điểm đặt bút, chiều cao, và dừng bút ở các chữ sau: Chiều rộng con chữ nên viết ở 1ô rưỡi tính từ nét viết đầu tiên. Chữ e: đặt bút trên đường kẻ thứ 1( 1/3 dòng kẻ thứ 1) và dừng bút ngay trên đường kẻ 1( bằng ngang điểm đặt bút) b, l, h, k: Đây là các chữ có nét khuyết trên cao 5dòng = 5ô li trong tập. Điểm đặt bút và dừng bút ở đường kẻ thứ 2. O, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, x: những chữ có nét cong, cong tròn, đặt bút ngay dưới đường kẻ ngang thứ 3, phía trên trong ô vuông của dòng thứ 2, đặt bút vòng lên đụng đường kẻ thứ 3, vòng trái xuống dụng đường kẻ thứ 1, vòng lên ngay điểm đặt bút, viết sao cho tròn đều. x: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nét cong trái, dừng bút giữa dòng kẻ thứ 1, đặt bút và dừng bút tưng tự cho nét cong phải. g: có nét khuyết dưới quay xuống 5 dòng d, đ, q, p, những nét này có nét thẳng, quay lên hay quay xuống thì cao độ vẫn 4 dòng. V,n,m : những chữ này bắt đầu từ nét móc trên, đặt bút ở giữa dòng kẻ thứ 2, có độ cao 2 dòng, dừng bút ngay đường kẻ 2. 7 - Giáo viên là người hướng dẫn kỹ thuật viết đúng viết đẹp. Người giáo viên phải nắm vững và sử dụng chính xác thuật ngữ khi dạy tập viết. Bên cạnh đó học sinh phải hiểu và thực hiện theo thật chính xác. 2) Khi giáo viên hướng dẫn học sinh viết. - Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, phải thường viết chậm để học sinh 100% được nhìn thấy tay cô viết từng nét chữ. - Khi viết mẫu giáo viên nên thường xuyên nhắc lại điểm đặt bút, quy trình viết các nét, độ cao, độ rộng, và cuối cùng là điểm dừng bút của các con chữ. - Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. + Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. + Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết. 3) Khi học sinh thực hành viết. - Khi học sinh viết tôi nên động viên khuyến khích các em tự viết. 9 + Từ tuần 6 trở về sau học sinh nhìn chữ mẫu của giáo viên trên bảng để ghi chữ mẫu vào vở . Giáo viên chỉ chú sửa sai, nhắc nhở những em thường viết chưa đẹp, chưa đúng. Những em được nhắc nhở sẽ viết lại cho đẹp hơn. + Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn cách để các em vừa đọc thông viết thạo; khi viết mỗi chữ (vần), tiếng (từ) nào cũng phải đọc xem mình viết chữ (vần), tiếng (từ) gì? Hình dung (nhớ lại xem chữ (vần), tiếng (từ) viết như thế nào? Đặt bút ở đường kẻ nào? Qui trình viết, chiều cao, độ rộng, vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? ...Khi viết nên đọc xem mình sẽ viết tiếng (từ) gì?.Đánh vần nhẫm tiếng, từ cần viết, đánh vần như thế nào thì viết như thế đó, viết trái sang phải, tiếng nào trước viết trước, khoảng cách giữ tiếng, từ..... Viết xong bài phải đọc lại tất cả ít nhất 3 lần. + Giáo viên kiểm tra ôn lại các vần đã học; giáo viên đọc học sinh viết lại các vần đã học trong tuần. Hoặc những vần có cùng âm cuối....(Kiểm tra vào ngày thứ tư, thứ 6, những ngày này có 4 tiết). - Ở học kì II, giáo viên cho học sinh viết bằng viết mực (nên sử dụng mực nước) nhìn sách chép lại các câu ứng dụng (học vần), tập đọc trước khi đến lớp. Viết xong đọc lại 3 lần để soát lỗi chính tả và củng cố kỹ năng đọc. Để khuyến khích các em luyện viết viết giáo viên cần chấm điểm cho mỗi bài viết của các em. Sửa cụ thể trên bài của các em. Chữ của cô khi sửa phải chuẩn, đúng và đẹp. Động viên nhắc nhở, khuyến khích những em viết chưa đẹp chưa đúng. Qua đó hình thành cho học sinh kỹ năng đọc, viết, tính cẩn thận, tính kỉ luật , thẩm mỹ của các em khi viết chữ. Phụ huynh là người đôn đốc, kiểm tra cho các em trước khi đến lớp. 11 lòng. Đặc biệt là các em sẽ đọc thông viết thạo, hình thành tính kỹ luật, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen viết đúng, viết đẹp khi các em đặt bút viết. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đã định hướng cho bản thân tôi tìm hiểu và áp dụng “nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Thực tế tôi được phân công giảng dạy lớp 1 từ năm 2009 đến nay kết quả đạt được như sau: ❖ Năm học 2009-2010 Sỉ số Loại A Loại B Loại C học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 23 10 43,5 13 56,5 0 0 Kết quả thi viết chữ đẹp vòng trường - 1 giải ba - Nguyễn T Giàu - 1 giải nhì – Nguyễn T Kim Quyên Ở năm học này học sinh đạt vở sạch chữ đẹp chưa cao lỗi các em mắc phải như là; các em thường đặt bút, dừng bút sai vị trí, nét khuyết trên, nét khuyết dưới chưa đúng cao độ, chiều rộng chưa đúng... ❖ Năm học 2010-2011 Sỉ số Loại A Loại B Loại C học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % 19 9 47.4 10 57.6 0 0 13 PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm: - Đề tài “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 1” Đây là vấn đề thiết thực giúp cho mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là một số biện pháp hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học trong rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. - Khi giáo viên nắm vững các biện pháp để tiến hành nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Giáo viên cần chọn thời gian thích hợp để rèn học sinh. + Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đâu là dòng kẻ, đâu là đường kẻ ngang, đường kẻ thẳng đứng ngay những ngày ổn định lớp đầu năm. + Giáo viên viết mẫu âm (tiếng) vừa học để học sinh về nhà viết hết dòng (viết 2 dòng). Đầu giờ ngày hôm sau mang lên cô chấm điểm. (6 tuần đầu giáo viên vận dụng giờ giải lao để viết vở ô li, viết đầu dòng) . + Sau đó giáo viên đọc âm, vần, tiếng, từ cho học sinh viết vào vở ô li. (từ tuần 6 trở về sau vận giờ củng cố và tranh thủ 5 phút lúc vừa dạy xong tiết 2 Tiếng Việt). Giáo viên kiểm tra chấm điểm nhắc nhở vào giờ chơi. Khuyến khích các em về nhà viết lại đẹp hơn. Giáo viên phải thực hiện xuyên suốt trong tất cả các tiết dạy từ khi bắt đầu dạy Tiếng Việt sẽ tạo thành kỹ năng kỹ xảo, thành thói quen của các em. (Giáo viên đừng ngại, dừng sợ các em làm mất thời gian. Một khi các em đã thành thói quen hàng ngày thì các em sẽ tự giác không phải nhắc nhở nhiều) 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_ho.doc