Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1

docx 14 trang sklop1 15/02/2024 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1
 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.
 MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang
Mục lục 1
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU 2
I. Đặt vấn đề 2
II. Mục đích nghiên cứu 3
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3
II. Thực trạng vấn đề 4
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6
1. Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng 6
2. Sử dụng đồ dùng trực quan 7
3. Hướng dẫn viết đúng các nét cơ bản theo đúng nhóm chữ 8
4. Phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức phong trào thi đua “rèn chữ viết” 10
cho học sinh.
IV. Tính mớicủa giải pháp 10
V. Hiệu quả SKKN 11
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 12
 I. Kết luận 12
II. Kiến nghị 13
Tài liệu tham khảo 14
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Đơn vị : Trường TH Trần Phú
 1 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.
mẫu chữ mềm mại, thanh gọn hơn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và 
có thẩm mĩ hơn. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm 
được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay nhiều em viết 
đẹp song thiếu chính xác về độ cao, độ rộng, khoảng cách, sai lỗi chính tả, hoặc 
viết quá chậm. Thậm chí có những học sinh đọc tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng 
viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng,... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ 
đến chất lượng học mônTiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung.
 Là một giáo viên Tiểu học nhiều năm liền giảng dạy lớp 1, tôi nhận thấy 
việc rèn chữ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên, 
không những giúp học sinh viết đúng, viết đẹp và cẩn thận hơn mà còn bồi 
dưỡng nhân cách giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy, tôi luôn suy 
nghĩ“Làm thế nào có những phương pháp hữu hiệu nhất để rèn chữ viết cho học 
sinh”. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết 
đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 để nghiên cứu và cùng chia sẻ với các đồng 
nghiệp.
 Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng viết của học sinh lớp 1, trường TH Trần 
Phú năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018.
 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 từ năm học 2016- 2017 đến năm học 
2017 -2018 trường TH Trần Phú, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học 
Trần Phú. Khảo sát những khó khăn, sai lầm về tư thế ngồi, kỹ năng viết.Tìm ra 
nguyên nhân, từ đó khắc phục trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng 
viết. Đưa ra biện pháp khắc phục để học sinh có kỹ năng viết đúng, viết đẹp 
nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu 
đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói 
quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan 
trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. 
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết 
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho em tính 
cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như thầy và bạn khi đọc bài vở của 
mình”.
 Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra 
một vài nét về tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn là cùng với lời nói, chữ 
viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp, rõ ràng 
không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Đơn vị : Trường TH Trần Phú
 3 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.
 Nhiều năm liền bản thân chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1 nên tương đối 
vững vàng về phương pháp và có kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học 
sinh.
 Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 1 gặp 
rất nhiều khó khăn: 
 Sĩ số học sinh trong lớp tương đối đông, một số học sinh chưa qua lớp 
mẫu giáo, chưa có kĩ năng cầm bút và chưa quen nề nếp học tập. Tỉ lệ học sinh 
là con em dân tộc thiểu số nhiều. Đời sống kinh tế của phụ huynh gặp khó khăn, 
nhiều hộ gia đình phải đi làm ăn xa, dài ngày nên sự quan tâm đến việc học tập 
của con em còn hạn chế, các em đến trường thiếu dụng cụ học tập,...
 Các em từ mẫu giáo (còn có cả các em không qua mẫu giáo) vào lớp 1 
nên mặt bằng chug của học sinh chưa thống nhất.Mặt khác các em chuyển từ 
hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi 
tay dẫn đến nản chí khi viết. Khả năng vận động tinh, tri giác, chú ý còn hạn 
chế. Có em không biết viết hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng 
kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, 
nghịch. 
 Khi viếtcác em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dùng bút khi viết 
chữ. Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. 
Chữ viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.Viết nối giữa các con chữ của 
các phụ âm ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi còn cứng nhắc.
 Do quan điểm của một số người chỉ cần viết và đọc được là đạt yêu cầu, 
còn chữ đúng, xấu hay đẹp không cần thiết. Vì thế, sự phối hợp giữa giáo viên 
và phụ huynh trong việc luyện viết chữ cho học sinh ở lớp và ở nhà chưa đồng 
bộ, đôi khi còn trái ngược nhau. Một số phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ 
mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng đẹp ở nhà. 
 Từ những khó khăn, tôitiến hành khảo sát thực tế năm học 2016 - 2017 và 
thu được kết quả sau:
 Kết quả khảo sát
 Tổng Viết đúng lỗi và độ 
 Viết sai lỗi và độ 
 số Viết đúng, viết đẹp cao; một số chữ sai 
 cao, khoảng cách
 HS về khoảng cách
 SL % SL % SL %
 32 3 9,4 19 59,3 10 31,3
 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết 
đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết 
đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Đơn vị : Trường TH Trần Phú
 5 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.
 Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch , đồng 
thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
 + Hướng dẫn cách cầm bút đúng 
 Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay: cái, trỏ, giữa. Đầu ngón trỏ cách 
đầungòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút 
xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. 
Không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay 
út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái 
(nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
 Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này khó chữa 
như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay; 
không thể viết lâu, viết nhanh được.
 Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng 
tầm. nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. 
Ngược lại, đầu nét chì quá “ tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
 Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 
độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên 
xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn 
mạnh đầu bút vào mặt giấy.
 2. Sử dụng đồ dùng trực quan
 Trong dạy tập viết, đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ 
và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Đồ dùng trực quan có 
thể có thể là bộ mẫu chữ in thường, viết thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
hành hoặc giáo viên tự làm. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh 
khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, đó là: nắm vững quy trình viết hoàn 
chỉnh một con chữ mà không hề bị tay hay người của giáo viên trong quá trình 
viết che khuất, biết cách viết liền nét từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc nét bút 
mà không nhấc bút. Trong quá trình luyện viết chữ cho học sinh cũng vậy, đối 
với các em viết chưa đúng mẫu chữ, sai về độ cao, khoảng cách thì bản thân tôi 
đã sử dụng lại đồ dùng trực quan trên giúp các em nhớ lại cấu tạo, cách viết các 
nét nối, nét móc,... các con chữ đó rồi tiếp tục cho các em luyện viết nhiều lần. 
Cách làm này tôi thấy rất hiệu quả.
 Chữ mẫu của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết 
đúng, đẹp. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết 
mẫu cho học sinh noi theo. Do vậy, việc khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, 
viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi giáo viên đều phải đặt ra và thực hiện 
bằng được trong từng giờ học, trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, 
đẹp mắt. Cụ thể:
 - Cách trình bày bảng ở từng tiết học: tôi trình bày ngay ngắn, khoa học, 
bắt mắt. 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Đơn vị : Trường TH Trần Phú
 7 Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.
tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở 
giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ o sau đó tô lên các 
dấu chấm, vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng 
bút của chữ o và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ o 
đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.
 + Giai đoạn tô chữ hoa
 Sau những năm dạy chương trình cải cách tôi nhận thấy phần dạy học sinh 
làm quen với việc tô chữ hoa còn có sự mâu thuẫn, trong sách hướng dẫn qui 
trình là:
 Giáo viên tô chữ hoa mẫu trên bảng lớp. Học sinh viết chữ hoa vào bảng 
con trước rồi mới tập tô chữ hoa trong vở nên rất khó khăn cho học sinh, cứ đến 
giờ viết chữ hoa nhiều em lo lắng vì viết quá khó. Sau khi tìm hiểu tâm lý và 
thử nghiệm tôi mạnh dạn điều chỉnh quy trình khác với sách hướng dẫn đó là:
 Giáo viên tô chữ hoa mẫu trên bảng lớp. Học sinh tô vào vở.
 Phần củng cố học sinh mới luyện viết chữ hoa vào bảng con.
 Bằng cách suy nghĩ thay đổi quy trình ở sách hướng dẫn học sinh bớt 
căng thẳng và phấn khởi khi đã được tô chữ trước khi tập viết chữ hoa do vậy 
chất lượng viết chữ hoa của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ.
 Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tôi 
luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi 
tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang 
loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ 
khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê, phấn khởi, không căng 
thẳng lo lắng khi tập viết.
 Sau mỗi bài viết của học sinh, giáo viên cần sửa sai và nhận xét: nét nào 
đúng yêu cầu, nét nào còn sai. Tìm nguyên nhân vì sao học sinh viết còn sai: Tại 
tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì 
chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy 
không nhẵn, mực xuống không đều... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến 
chữ xấu trong khi viết.Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết sai, cần giúp 
trẻ rút kinh nghiệm. Động viên, khích lệ học sinh kịp thời, tránh vấp phải sai sót 
tương tự ở lần sau.
 Khi viết thấy mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc hoa mắt, nhức đầu, có 
nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp thư 
giãn như: vươn vai, hít thở, tập thể dục...Sau 4 đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có 
hiệu quả hơn.
 + Viết dấu thanh
 Trong thực tế, học sinh thường mắc lỗi các dấu thanh viết dài và cao quá, 
một số chữ các em chưa xác định được âm nào là âm chính để đặt dấu thanh cho 
chính xác. Vì thế, ở các giờ chính tả, tập viết, tôi luôn nhắc học sinh viết “dấu 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Vân Đơn vị : Trường TH Trần Phú
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_du.docx