Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở Lớp 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP MỘT” Lĩnh vực/môn : Chủ nhiệm Cấp học : Tiểu học Năm học 2016 - 2017 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã dạy: “ Vì lợi ích mời năm trông cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Đảng và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em: coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan trò giỏi thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề này từ trước tới nay đã đợc rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó là vấn đề không đơn giản. Là giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã có một số kinh nghiệm nhỏ về công tác này, tôi xin được mạnh dạn trình bày đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một" II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Giai đoạn tuổi thơ của con người có nhiều mốc cực kỳ quan trọng: biết đi, biết nói, đi học phổ thông và đi làm. Mỗi cá thể trẻ em đi qua một phần duy nhất của những mốc đó trên một đoạn đường thời gian. Tròn 6 tuổi tạm biệt ông bà, cha mẹ bé đến trường phổ thông với thầy cô giáo, với bạn bè đồng lứa tuổi để tiếp thu nền văn minh nhân loại đã được tinh chế bằng phương pháp nhà trường. Vào lớp 1, trẻ trở thành “học sinh Tiểu học” hoạt động vui chơi không còn là chủ đạo nữa, thay vào đó là hoạt động học tập để lĩnh tri thức hoàn toàn khác trước. 2/29 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” - Đánh giá quá trình dạy hoạt động ngoài giờ chính khóa từ những năm trước và năm gần đây. - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh. - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Hiện nay, nền giáo dục ở nước ta được đặc biệt chú trọng và quan tâm. Để trẻ em hiện đại có sự phát triển toàn diện, đặt lợi ích của các em lên trên, nền giáo dục hiện đại xác định trẻ em là trung tâm của toàn bộ quá trình giáo dục. Nhà trường hiện đại phải trở thành nơi, tại đó trẻ em được đào tạo và tự đào tạo. Như vậy rèn cho các em có ý thức tự giác học tập ngay từ lúc ban đầu là mục tiêu giáo dục mà tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình ghi nhớ. Chính vì vậy, với bất kì lớp học sinh nào, xây dựng ý thức tự giác học tập cho các em được tôi đặt lên hàng đầu. Thời gian cho thấy khi ý thức tự giác được hình thành các em học tập rất tiến bộ, trở thành những người con ngoan trò giỏi Giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh còn phải uốn nắn rèn luyện từng bước hoàn thiện nhân cách cho các em, dạy cho các em kĩ năng sống. Chúng ta đã biết quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục (giáo dục nhân cách cho học sinh qua các môn học) và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt được hiệu quả. Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kỹ năng hành động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật. cũng phải sáng tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trường luôn là vấn đề được quan tâm. Đồng thời với việc dạy kiến thức, các em có ngoan ngoãn chăm chỉ mới có 4/29 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” - Tổ chức giáo dục và rèn luyện đạo đức cho học sinh. - Người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Các phẩm chất và thói quen tốt của người giáo viên chủ nhiệm cần được nêu cao và phát huy bởi đó là khuôn mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tấm gương sáng trong xưng hô nói năng, trong quan hệ ứng xử với mọi người. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi là một ngôi trường lớn đóng trên địa bàn phường Khương Trung. Nhiều năm liền đạt trường tiên tiến, trường học thân thiện – học sinh tích cực. - Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động. Cơ sở vật chất đầy đủ, trường khang trang sạch đẹp, học sinh được học hai buổi/ngày. - Quận, nhà trường, khối thường xuyên tổ chức các chuyên đề để các giáo viên học tập, từ đó có sự trao đổi, góp ý kiến, thống nhất về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí dạy bộ môn: Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tiếng Anh và Tổng phụ trách Đội. - Đa phần học sinh trong lớp có bố hoặc mẹ là cán bộ công nhân viên. Học sinh có ý thức tốt về đạo đức, ngoan ngoãn vì gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Ngoài thời gian đi học hầu hết thời gian còn lại các em sống với gia đình. - Ở trong lớp nhiều học sinh có năng lực tổ chức, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc được giao nên việc tổ chức các hoạt động dạy và học cũng như giáo dục đạt kết quả . 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, vẫn còn một số khó khăn như: - Khu vực này có tỉ lệ dân nhập cư cao, lao động phổ thông nhiều nên một số học sinh ít được quan tâm, uốn nắn trong việc học tập cũng như giáo dục đạo đức. 6/29 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” thế mạnh, ưu điểm của bản thân, khắc phục nhược điểm. Giúp các em hòa nhập chung vào tập thể lớp qua các tiết sinh hoạt tập thể, qua các buổi tham quan dã ngoại. Ví dụ: - Cháu Mỵ Nam Khánh, bố mẹ đi công tác xa, ở một mình với bà nội. Trong lớp cháu nhút nhát, trầm lặng ít hòa đồng với các bạn. Sức khỏe kém, rất hay ốm. Được ông bà nội ngoại, mẹ chiều nên lười học, luôn ỷ lại. Giờ học cũng không muốn mở sách vở ra học, viết bài. ở lớp tôi luôn quan tâm động viên nhắc nhở cháu, kiểm tra bài vở sát sao, giúp cháu hoàn thành bài tại lớp. Trong giờ học hay các tiết sinh hoạt tập thể tôi bằng nhiều cách giúp cháu hòa đồng với tập thể lớp. Khen thưởng động viên khi cháu có biểu hiện tiến bộ. Ngoài ra tôi phân công một bạn giỏi, năng động kèm cháu theo hình thức đôi bạn cùng tiến. Giờ ra chơi tôi nhắc các bạn rủ cháu tham gia vào các trò chơi tập thể, hướng dẫn cho nhau cách chơi. Hiện cháu đã tự giác viết bài và làm bài tập, giờ ra chơi đã vui đùa cùng các bạn trong lớp. - Cháu Trương Đức Thảo quá hiếu động hay trêu trọc các bạn, thường bắt nạt các bạn trong lớp nên hầu như cả lớp không ai muốn chơi với cháu. Biết được điều đó, tôi đã phân tích cho cháu nhận ra tác hại của việc mình làm. Trao đổi với gia đình để thống nhất biện pháp giáo dục cháu. Kiên trì trong việc nhắc nhở, khuyên bảo, động viên kịp thời với biểu hiện tiến bộ. Đồng thời làm công tác tư tưởng cho cả lớp để các bạn không xa lánh cháu, cho cháu cùng vui chơi. Từ đó Đức Thảo khắc phục được khuyết điểm, các bạn trong lớp không còn xa lánh cháu nữa. - Ngoài ra trong lớp còn có một số cháu đi học hay quên sách vở do không biết tự sắp sách vở theo thời khóa biểu hoặc ỷ lại bố mẹ. Tôi hướng dẫn cụ thể các cháu cách soạn sách vở theo từng ngày và trao đổi với phụ huynh để giúp các cháu khi đến lớp có đầy đủ sách vở để đạt kết quả tốt nhất trong học tập. Hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con, do đó có các cháu thường được bố mẹ nuông chiều chưa biết lao động tự phục vụ bản thân. Vì thế 8/29 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu, tự giác học bài, làm bài. Do đó duy trì tốt nề nếp tự quản trong và ngoài lớp. - Ngay trong giờ ăn ngủ trưa, tôi cũng chú ý rèn nếp sinh hoạt có giờ giấc cho các cháu. Tôi phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cháu, nhắc nhở các cháu phải rửa tay bằng xà phòng. Ăn xong phải uống nước, lau miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng theo dõi, báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm. Những cháu ăn quá chậm hoặc còn lười ăn rau tôi nhẹ nhàng nhắc nhở. Nghiêm khắc phê bình những cháu mất trật tự trong giờ ăn cũng như giờ nghỉ trưa làm ảnh hưởng đến cả lớp. Qua đó nếp ăn ngủ trưa của học sinh được duy trì tốt. Các cháu đều có ý thức rửa tay trước khi ăn, ăn hết suất, ngủ ngon giấc, đều lên cân. 3. Xây dựng các tiết sinh hoạt tập thể thành các giờ vui mà học, học mà vui: Các tiết sinh hoạt tập thể được tổ chức thông qua: - Tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần (mỗi tuần có 4 tiết: 1 tiết đọc truyện, 2 tiết sinh hoạt theo chủ đề, 1 tiết sinh hoạt lớp hoặc sao). - Tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm hàng tháng (mỗi tháng tổ chức 1 lần) song hình thức tổ chức này thường theo mô hình khối. - Tiết 1 thứ hai đầu tuần, toàn trường học sinh sinh hoạt dưới cờ. - Các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần là một dạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, còn gọi là loại hình hoạt động tập thể của học sinh, do học sinh và giáo viên tổ chức. Nội dung của các tiết sinh hoạt tập thể này thường là những nội dung nhỏ trong chủ điểm tháng. Ví dụ: Tháng Chủ điểm Nội dung - Thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng các thầy, các cô. Tháng 11 - Kính yêu thầy, cô giáo - Hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Làm báo tường: Chuẩn bị các tiết 10/29 “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Một” Ví dụ 1: Tháng 9 với chủ đề “Truyền thống nhà trường” lồng ghép 6 tiết dạy giáo dục nội dung “An toàn giao thông”. Như chúng ta đã biết giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là nội dung mới được đưa vào trường tiểu học với mục đích giúp học sinh có hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn và bảo vệ an toàn cho các em. Nội dung này được giáo dục trong thời gian tháng thứ nhất và tháng thứ hai và lồng ghép dạy trong các tiết học suốt năm học. Khi tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tôi thấy vấn đề nào cũng quan trọng, cũng cần phải cung cấp cho học sinh. Song chọn nội dung hình thức nào cho phù hợp lại là vấn đề rất khó. - Hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, sinh động trong từng nội dung như: quan sát tranh ảnh, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, trò chơi. Ví dụ 2: Giáo dục nội dung: “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” với nội dung này tiến hành tổ chức sinh hoạt trong suốt tháng 1 và tháng 2, mỗi tuần có 2 tiết, mỗi tiết có nội dung sinh hoạt khác nhau. Ví dụ ở tiết sinh hoạt tập thể thứ 2 tuần 22 tôi tiến hành như sau: Mục tiêu: - Giáo dục lòng biết ơn Đảng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Làm phong phú thêm vốn tri thức cho học sinh trong các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội. - Học sinh được phát huy tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin, khả năng Âm nhạc, Mỹ thuật. - Học sinh được vui chơi, giải trí và hoạt động theo hứng thú, sở thích của bản thân. Nội dung chương trình gồm: Bước 1: ổn định tổ chức: Cả lớp hát tập thể Bước 2: Giới thiệu chủ điểm và nội dung sinh hoạt - GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu. - 1 HS dẫn chương trình nêu nội dung tiết sinh hoạt 12/29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc