Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội Lớp 1

docx 14 trang sklop1 10/03/2024 2430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội Lớp 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp
quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội lớp 1
 Lĩnh vực: Tự nhiên và Xã hội
 Cấp học: Tiểu học
 Năm học: 2015 – 2016 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Để thực hiện được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục chúng ta phải đổi mới 
phương pháp dạy học. Việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội chiếm một vị trí quan 
trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học. Môn Tự nhiên và xã hội 
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản đầu tiên về con người và sức khoẻ, 
một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Bước đầu hình thành 
và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lý 
trong đời sống để phòng một số bệnh tật và tai nạn. Với tâm lý học sinh tiểu học đặc 
biệt là học sinh lớp 1, các em rất hiếu động, tò mò thích khám phá nên việc sử dụng 
phương pháp quan sát trở thành chiếc cầu nối quan trọng giữa nhận thức của học 
sinh và nội dung bài học. Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách 
diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên 
và xã hội giúp các em từ đó hình thành và phát triển những thái độ và hành vi. Có ý 
thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. 
Giúp các em yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.
 Cũng như nhiều giáo viên dạy lớp 1 khác, tôi suy nghĩ rất nhiều về việc đổi 
mới phương pháp dạy học tạo một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho 
học sinh cách học vẹt, căng thẳng... Vì vậy, khi sử dụng tốt phương pháp quan sát 
sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh, tạo hứng thú trong học tập, giúp các em có niềm 
say mê trong môn học, nâng cao hiệu quả giờ dạy, kích thích tính độc lập chủ động 
sáng tạo trong lĩnh hội tri thức, tạo không khi sôi nổi trong giờ học TNXH. Từ những 
suy nghĩ và băn khoăn trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm vận dụng 
phương pháp quan sát trong giờ Tự nhiên và Xã hội lớp 1 ”
II. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh quan sát tốt 
các bài dạy trong chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1
III. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 1 trường Tiểu học Khương Mai năm 
học 2015- 2016
IV. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp thu nhận tài liệu
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
 - Dạy thực nghiệm
 - Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp Đầu năm học
 STT Tên lớp Tổng số HS Yêu thích môn học Quan sát tốt
 Số HS % Số HS %
 1 1A 54 26 48,1% 26 48,1%
 2 1B 55 27 49,1% 22 40%
 3 1C 55 28 50,1% 25 45,5%
 4 1D 54 25 46,2% 24 44,4%
 5 1E 55 26 47,2% 25 45,5%
 6 1G 55 27 49,1% 24 43,6%
III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
 Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua, tôi luôn trăn trở tìm tòi, suy 
nghĩ làm thế nào để giúp học sinh tự khám phá mở mang kiến thức, tạo một không 
khí học tập nhẹ nhàng, tươi vui và đạt kết cao. Sau đây là một vài kinh nghiệm mà 
tôi đã áp dụng phương pháp quan sát trong giờ dạy:
1. Chuẩn bị:
 Phần chuẩn bị cho nội dung bài học là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi 
người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung từng bài từ đó đưa ra phương pháp, 
hình thức tiếp cận kiến thức một cách hợp lý nhất. Với hoạt động quan sát giáo viên 
cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau:
1.1 .Xác định rõ mục tiêu của giờ học, mục đích của việc quan sát:
 Trong một bài học không phải mọi kiến thức đều được rút ra từ phương pháp này. 
Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát đạt được mục 
tiêu hay kiến thức kỹ năng nào.
 Ví dụ: Bài: Nhận biết các vật xung quanh
 - Mục đích: Sau khi học sinh quan sát từng vật theo nhóm để rút ra nhận xét 
trước lớp về hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác nhau như nóng, lạnh, nhẵn, 
sần sùi, mùi vị..
 - Chuẩn bị theo nhóm: Cốc nước đá, cốc nước ấm, hoa màu trắng, hoa màu đỏ, 
quả xoài, quả su su, radio.
1.2. Lựa chọn đối tượng quan sát:
 - Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn 
ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả 
các sự vật, hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát, giáo viên cần lựa chọn 
tối đa các vật thật.
 - Vật mẫu quan sát phải vừa đủ lớn, phù hợp với nội dung bài học.
 - Đủ số lượng vật mẫu để cả lớp hoặc nhóm quan sát được.
 Ví dụ: Với thực vật, giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát các cây trồng 
trong sân trường, vườn trường hay trên đường phố. Khi không có điều kiện tiếp xúc 
với vật thật, giáo viên nên cho các em quan sát tranh, ảnh, mô hình. Trong một số quản, làm việc hợp tác nhóm của học sinh (nhất là khi cho học sinh học ngoài lớp).
 Thị giác là cơ quan có nhiều tế bào thần kinh nhất trong năm giác quan. Vì vậy 
bộ não con người xử lí trước hết là các dữ kiện do thị giác đem lại. Ở tiểu học, kế 
hoạch quan sát thường đi từ tổng thể đến các bộ phận và từ bên ngoài vào bên trong. 
Chính vì vậy khi sử dụng phương pháp quan sát tôi thường lưu ý đến đặc điểm này 
của học sinh.
 Đối với những bài nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự 
nhiên, trong cuộc sống hằng ngày tôi thường nghiên cứu kĩ bài rồi quay thành những 
đoạn clip để trình chiếu cho các em quan sát.
 Ví dụ:Bài: Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
 - Đoạn clip thứ nhất chiếu các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học.
 - Đoạn clip thứ hai chiếu hình ảnh các bạn học sinh đang trang trí lớp học.
 - Đoạn clip thứ ba chiếu hình ảnh lớp học sau khi đã làm vệ sinh và trang trí 
xong.
 - Chiếu từng đoạn clip để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn clip thứ nhất: Các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
- Đoạn clip thứ hai: Các bạn đang làm gì? Sử dụng đồ dùng gì?
Sau đó tôi gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. Các học sinh khác bổ sung 
ý kiến.
 - Hướng dẫn học sinh tiếp tục quan sát đoạn clip thứ ba và trả lời câu hỏi:
 + Em thấy lớp học như thế nào?
 + Phần trang trí lớp học ra sao?
 + Bàn ghế có sắp xếp ngay ngắn không?
 + Dụng cụ và đồ dùng đã sắp xếp đúng nơi quy định chưa?
 + Em cần làm gì để giữ cho lớp sạch đẹp?
 Khi sử dụng phương pháp quan sát tôi không bao giờ dập khuôn từ bài này sang 
bài khác mà mỗi bài tôi thay đổi hình thức và kết hợp với các phương pháp khác để 
tránh sự nhàm chán ở học sinh, giúp các em sôi nổi, hào hứng và tự tin hơn trong 
học tập.
 Ví dụ: Bài: Cây rau
 Phần giới thiệu bài, tôi đưa ra cây rau cải ngọt để học sinh quan sát độc lập và 
trả lời câu hỏi:
 + Đây là cây rau gì?
 + Nó được trồng ở đâu?
 Sau đó tôi yêu cầu học sinh giới thiệu về cây rau mà các em đã chuẩn bị. Học 
sinh nêu các thắc mắc của mình về nội dung bài học. Tôi chia lớp thành các nhóm, 
mỗi nhóm được quan sát một số loại cây rau mà các em đã chuẩn bị rồi cùng nhau - Cá dùng đuôi và vây để di chuyển. Vây cá giúp nó giữ thăng bằng.
 - Cá thở bằng mang( cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng 
nước chảy ra các lá mang cá)
 Tôi cho học sinh cả lớp quan sát mang cá để giúp các em nhớ lâu.
 - Để giúp học sinh khắc sâu các bộ phận về con cá tôi tổ chức cho học sinh vẽ 
con cá. Sau khi học sinh vẽ xong con cá của mình tôi yêu cầu các em gắn tranh lên 
bảng lớp chỉ và nêu rõ các bộ phận và ích lợi từ việc nuôi cá.
 Ví dụ: Bài “ Con gà ”
 Đối với bài này tôi không chuẩn bị đồ dùng là con gà thật, cũng không chiếu 
hình ảnh con gà trên màn hình mà tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước mỗi nhóm 
theo định hướng các tranh: tranh gà trống, tranh gà mái, tranh gà con và yêu cầu các 
nhóm quan sát, trả lời các câu hỏi:
 - Mỗi con gà có những bộ phận gì?
 - Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của con gà?
 - Con nào là gà trống?
 - Con nào là gà mái?
 - Tại sao biết đó là gà trống, gà mái?
 - Gà trống, gà mái, gà con giống và khác nhau ở những điểm nào?
 - Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
 - Gà di chuyển như thế nào?
 Sau đó gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp để cả lớp nhận xét, bổ 
sung. Tôi là người chốt lại kiến thức cho các em: “Con gà nào cũng có đầu, cổ, mình, 
hai chân và hai cánh; toàn thân gà có lông che phủ; đầu gà có mào, mỏ gà nhọn, 
ngắn và cứng; chân gà có móng sắc. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắc để đào 
đất. Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu ”.
2.3. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát:
- Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý thông tin qua hoạt động phân 
tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét.) để rút ra kết luận về các nội dung quan 
sát.
- Hình thức báo cáo có thể nói bằng lời, phiếu học tập hay bảng tổng hợp ý 
kiến.Giáo viên tổ chức cho học sinh tổng hợp kiến thức, kỹ năng và bổ sung kiến 
thức nếu thấy cần thiết.
 Ví dụ: Bài 28: Nhận biết cây cối và con vật.
 - Sau khi quan sát cây cối học sinh chuẩn bị học sinh sẽ có thông tin nhất định về 
: các loại cây rau, cây hoa, cây gỗ, ... với những đặc điểm phân biệt và nhận diện 
chung. Biết các con vật như cá, mèo, gà, muỗi, dán .với đặc điểm, kích thước và 
hình dáng. 2.5. Hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ
 Sơ đồ trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội dùng để biểu diễn mối liên hệ giữa các 
 kiến thức hoặc tổng hợp kiến thức
 Quan sát bằng sơ đồ là hình thức dạy học mà ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói 
 riêng hầu như chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên qua tìm hiểu đặc điểm nhận thức 
 của học sinh Tiểu học và nội dung chương trình dạy học, tôi thấy phương pháp này 
 nên áp dụng trong dạy học để tạo điều kiện cho tư duy trừu tượng của học sinh phát 
 triển.
 Có 2 hình thức tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức bằng sơ đồ:
 Dùng sơ đồ để giới thiệu kiến thức: Giới thiệu sơ đồ trước sau đó dùng kiến 
 thức để làm rõ sơ đồ.
 Cung cấp cho học sinh kiến thức trước sau đó tổng quát bằng sơ đồ.
 Hướng dẫn học sinh tập tổng quát kiến thức bằng sơ đồ.
 2.6. Sử dụng hiệu quả phương pháp quan sát qua việc tăng cường ứng dụng 
 công nghệ thông tin vào dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 1
 - Giáo viên cần truy cập Internet tìm kiếm những đoạn phim, tranh ảnh phục 
 vụ bài dạy.
 - Tranh ảnh phải phù hợp, cần thiết không ôm đồm lạm dụng những hình ảnh 
 trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh.
 - Thiết kế bài giảng điện tử, chú sắp xếp các tranh ảnh phù hợp với nội dung 
 các hoạt động giúp học sinh quan sát và rút ra kiến thức của bài học. 
 IV: KẾT QUẢ
 Với nội dung đổi mới phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội nói riêng và 
 ở tất cả các môn học nói chung, trong các tiết học, học sinh lớp tôi đều rất hứng 
 thú học tập. Đặc biệt từ chỗ các em chỉ thích học toán, Tiếng Việt nay đến 100% 
 các em đều thích học môn này. Các em đã có hành vi ứng xử đúng khi gặp những 
 hiện tượng khác nhau trong cuộc sống, biết giải quyết các tình huống ở nhà, ở 
 trường, ngoài xã hội, trong thiên nhiên, biết bảo vệ sức khoẻ của mình, giữ an 
 toàn cho người thân và người khác. Các em đã biết cách quan sát, suy nghĩ, liên 
 hệ để tìm cách lựa chọn phương án tốt nhất mà tình huống đặt ra.
 Sau khi cùng thông nhất về các biện pháp và thu nhận thông tin từ các lớp trong khối 
 1 trong năm học 2015 - 2016, kết quả thu được cụ thể như sau:
 Đầu năm học Giữa kỳ 2
ST Tên Tổng 
 Yêu thích môn học Quan sát tốt Yêu thích môn học Quan sát tốt
 T lớp số HS
 Số HS % Số HS % Số HS % Số HS %
 1 1A 54 26 48,1 26 48,1 42 77,8 40 74,1
 2 1B 55 27 49,1 22 40 40 72,7 39 70,9
 3 1C 55 28 50,1 25 45,5 43 78,2 41 74,5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_pha.docx