Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
======================================= Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1– Năm học 2021- 2022 XÂY DỰNG NỀ NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1 A/ Phần mở đầu. 1. Lý do chọn sáng kiến. Năm học 2020-2021, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy lớp 1. Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh đã qua mẫu giáo, song các con chưa quen với nề nếp và cách học của lớp 1, ý thức tự giác chưa cao; một số gia đình chưa thực sự quan tâm dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường lạ lớp, bạn bè chưa quen. Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân mình, các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều, bởi vì: “Cái tháp cao nào cũng xây từ mặt đất”. Dù người lớn chúng ta mong mỏi ở trẻ những điều hết sức sơ đẳng: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Nhưng những cái “biết” ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ được xã hội cho phép. Tất cả chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Trẻ em lại càng không thể. Tương lai, sự trường tồn và phát triển của mỗi đất nước,mỗi dân tộc luôn phụ thuộc vào thế hệ trẻ: “Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập.” (Trích “ Trẻ em Việt Nam ” - Hồ Chí Minh 1942). Chính vì lý do đó, ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, Đảng và Nhà nước ta đều giành sự quan tâm đặc biệt chu đáo cho trẻ thơ. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. 1 ======================================= Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1– Năm học 2021- 2022 Với nghiên cứu sáng kiến: “Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1” nhằm giúp học sinh có nề nếp học tập tốt, chủ động, tích cực trong việc tham gia hoạt động học tập trên lớp. Từ đó giúp cho các em tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống học tập sau này. Tổ chức thực nghiệm Sư phạm. 3. Đối tượng nghiên cứu sáng kiến. Giáo viên, phụ huynh, học sinh lớp 1B Trường Tiểu học .............. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là trẻ ở lứa tuổi 6-7 tuổi với sự chuyển tiếp giữa hoạt động chủ đạo là vui chơi (ở lớp mẫu gjáo) sang hoạt động chủ đạo là học tập. Do đó các em gặp phải những khó khăn nhất định về mặt tâm lí, rất cần sự dìu dắt dạy bảo của các thầy cô giáo theo phương pháp khoa học. Ngay từ khi nhận lớp, tôi luôn gần gũi các em để tìm hiêu tâm lý, hoàn cảnh để có định hướng rèn nếp học tập ngay từ đầu năm học. Tiến hành thực nghiệm. *Thời gian nghiên cứu Năm học 2020-2021 4. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến. Thực nghiệm Sư phạm. Nghiên cứu nề nếp học của học sinh do mình chủ nhiệm từ đầu năm. Sáng kiến “Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1.” chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 1 và lớp 2. 5. Giải pháp nghiên cứu sáng kiến. Để thực hiện được Sáng kiến tôi đã đưa ra giải pháp nghiên cứu sau: + Tìm hiểu nề nếp sẵn có từ mẫu giáo của học sinh. + Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của học sinh. + Tìm hiểu tâm lý trẻ lớp 1; phân loại học sinh ở các mức độ: cẩn thận, cẩu thả, chăm chỉ, không tập trung,. + Áp dụng việc rèn nề nếp học ngay từ đầu năm, vào tất cả các giờ học. + Đúc rút kinh nghiệm qua việc rèn nề nếp học cho học sinh. B. Phần nội dung. 1. Cơ sở để viết sáng kiến. Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân. Như vậy, trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm, dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng 3 ======================================= Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1– Năm học 2021- 2022 - Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực - Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm đến con em mình. Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tính dứt khoát, quan tâm đồng đều đến tất cả học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết thương yêu học sinh như con mình. 2.1. Thực trạng nề nếp học tập của học sinh. - Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em là hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với ở lớp mẫu giáo, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học. Ví dụ như việc sử dụng đúng sách, vở, đồ dùng học tập cho từng môn học; hay lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học... - Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng: + Giờ toán quên vở bài tập; + Giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; + Giờ viết không có bút... cá biệt có em không mang cả cặp sách vì sáng ra dậy muộn, gia đình quên nhắc nhở v.v... Vì vậy, các em không tham gia hoạt động học tập cùng các bạn trong lớp, làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. - Học sinh không tập trung học, không ngồi yên một chỗ trong một giờ học mà làm việc riêng hoặc quay sang bạn nói chuyện. - Đặc biệt năm học này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B đa số các em là học sinh nam rất hiếu động, kém tập trung, gia đình đều làm nông nghiệp, bố mẹ đều bận đi làm nên nói chung việc rèn hoặc quan tâm đến nề nếp học tập của con là hạn chế. Thực trạng Lớp 1C Trường tiểu học ............. năm học 2020-2021. Qua thực dạy, tôi đã theo dõi trong học kỳ I về nề nếp học tập của học sinh lớp 1B kết quả như sau: STT Nhóm đối tượng học sinh Số lượng 1 Nhóm học sinh không biết giơ tay phát biểu 5/29 HS 2 Nhóm học sinh thường xuyên quên sách vở, 8/29 HS đò dùng học tập 3 Nhóm học sinh không biết sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, khoa học, không 8/29 HS biết cách bảo quản sách vở đồ dùng học tập. 5 ======================================= Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1– Năm học 2021- 2022 trường và 10 bước học tập của lớp. Rèn thói quen xin phép ra, vào lớp, ...Quy định một số thói quen: - Giơ tay phát biểu. - Cách ngồi học ngay ngắn., giữ vở sạch chữ đẹp - Trong giờ học không nói chuyện và làm việc riêng. - Im lặng khi giáo viên kiểm tra vở. Tôi đã phân loại học sinh ngay từ đầu năm học qua bài khảo sát đầu năm để hiểu rõ xem các em chưa hoàn thành về mặt nào, môn nào từ đó có biện pháp bồi dưỡng kịp thời, hợp lý. Muốn lớp mình có nề nếp tốt tôi đã xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần và cho mỗi kỳ học. Đối với học sinh chưa hoàn thành, chậm trong học tập thì tôi xếp các em ngồi lên bàn đầu để các em dễ tiếp thu kiến thức trong mỗi bài học,cũng để cho giáo viên tiện giúp đỡ và theo dõi sự tiến bộ của các em . Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng ký thi đua. Xây dựng nề nếp đội ngũ tự quản cốt cán của lớp. Kết hợp với đội sao đỏ của liên đội, các em sẽ tự kiểm tra về: Nghi thức đội, mặc đồng phục, việc chuẩn bị học bài và làm bài ở nhà . Nêu cao tinh thần tự giác và tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng hình thức thi đua, khen thưởng Tôi luôn tạo ra tình huống để mỗi học sinh được thể hiện mình trước tập thể lớp. Từ đó khen ngợi kịp thời với từng tiến bộ nhỏ của các em . Động viên đúng mực kịp thời để các em phấn khởi tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác . Ngoài khâu tổ chức lớp, tôi còn vận dụng nhiều phương pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng giáo dục có nề nếp như “Nói lời hay, làm việc tốt”; “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”; “ Đền ơn đáp nghĩa”; “ Lá lành đùm lá rách” Giáo viên nhắc nhở và tạo thói quen tự giác học tập, giữ gìn sách vở ở trường cũng như ở nhà. Phân công ban học tập tự lấy và cất đồ dùng học tập trong giờ học, kiểm tra bài làm ở nhà, vở bài tập lúc đầu giờ học Khuyến khích học sinh hăng say phát biểu, tích cực trong học tập. Tuyên dương, khen thưởng những em có tiến bộ trong tuần, trong tháng. Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Tất cả các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nề nếp trong học tập. Ví dụ: Trong giờ học vần, học sinh cần biết khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo hiệu lệnh của giáo viên: 7 ======================================= Một số kinh nghiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1– Năm học 2021- 2022 học sinh: Vở bài tập các môn học phụ huynh bao bằng tờ bao ni lông trong để các em dễ nhìn hình ảnh, đặc điểm riêng từng loại sách vở; dán nhãn và ghi tên học sinh. Còn 2 quyển vở ô li Toán và vở Viết tôi nhắc phụ huynh bao bằng hai màu( hình ảnh) khác nhau và hướng dẫn các em nhớ đặc điểm kí hiệu hoặc màu sắc từng vở. c. Rèn nếp học tập ở nhà: Rèn nếp học tập ở nhà là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay, tuy học sinh lớp một đã được học 2 buổi / ngày, toàn bộ phần bài làm, bài học được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng vẫn cần rèn cho các em có nề nếp buổi tối về nhà biết ngồi vào góc học tập của mình, để đọc lại phần bài vừa học trong ngày và cùng với sự hướng dẫn của bố mẹ, tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Hàng ngày thực hiện đều đặn như vậy đồng thời với việc sáng sáng trong giờ truy bài các cán bộ lớp sẽ kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô giáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, sai, thiếu đồ dùng học tập hay chưa chuẩn bị tốt bài. Lâu dần các em sẽ có thói quen về nề nếp học tập ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và đồ dùng học tập cho mình. Như vậy nề nếp học ở nhà rất cần thiết và có lợi cho các em khi học ở các lớp sau. (Tất cả những điều này tôi đã thống nhất với cha mẹ học sinh qua buổi họp phụ huynh đầu năm). d. Rèn nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập: “Nét chữ nết người” hay: “Chữ đẹp là tính nết Của những người trò ngoan” Chúng ta đều biết điều đó và thường một người học sinh giỏi, ngoan bao giờ sách vở đồ dùng học tập cũng đầy đủ, ngăn nắp, sách vở được giữ gìn cẩn thận, không quăn mép, quyển vở ngay ngắn, sạch đẹp... Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một trong những việc quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em quyển sách còn chưa được bọc cẩn thận dẫn đến rách bìa, bong trang, quyển vở quăn mépĐồ dùng học tập tuy có nhưng vì chưa cẩn thận nên hay hỏng hoặc mất Như vậy việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học và nề nếp học tập. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_ne_nep_hoc.doc