Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh Lớp 1 trong môn Thể dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh Lớp 1 trong môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh Lớp 1 trong môn Thể dục
Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục trường tiểu học Nguyễn Khuyến. MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................1 I. PHẦN MỞ ĐẦU:.............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài: ..............................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................5 2.1. Mục tiêu:................................................................................................5 2.2. Nhiệm vụ: ...............................................................................................6 3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................6 4. Giới hạn của đề tài:........................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................7 II. NỘI DUNG.......................................................................................................7 1. Cơ sở lí luận:..................................................................................................7 1.1. Hệ thống chương trình học:...................................................................7 1.2. Sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động của trẻ: .......................................8 1.2.1. Sự phát triển về thể chất của học sinh lứa tuổi lớp 1: ......................8 1.2.2. Sự phát triển về tâm lí và hoạt động sống:.......................................9 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: ....................................................................10 2.1. Thuận lợi:..............................................................................................10 2.2. Khó khăn: .............................................................................................10 2.3. Kết quả khảo sát trước nghiên cứu:......................................................11 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:..........................................................12 3.1. Mục tiêu của giải pháp: ........................................................................12 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện:.........................................................12 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp:...........................................................17 3.4. Kết quả khảo nghiệm:...........................................................................17 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................21 1. Kết luận:...........................................................................................................21 2. Kiến nghị: ........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................26 PHỤ LỤC ...............................................................................................................27 Người thực hiện: Phạm Ngọc Dương – Năm học: 2018 - 2019 1 Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục trường tiểu học Nguyễn Khuyến. tất cả các bậc học, ngành học Đây là một công việc trọng đại, to lớn, cần thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội (trong đó ngành Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò nòng cốt) để thực hiện. Nếu nói là một cuộc cách mạng về giáo dục cũng không có gì là quá. Về mục tiêu giáo dục toàn diện, trước đây thường được hiểu đơn giản là: Học sinh phải học đầy đủ tất cả các môn học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, rồi thì cả về nghệ thuật, thể dục thể thao; chú trọng dạy chữ hơn dạy người, chú trọng truyền bá kiến thức hơn đào tạo, bồi dưỡng năng lực của người học, ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế. Điều đó dẫn đến tình trạng người học bị quá tải, nhưng lại vẫn không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, không đạt được mục tiêu giáo dục. Giáo dục toàn diện theo tinh thần đổi mới hiện nay là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn Thể dục, làm sao để tạo ra môi trường học tập thân thiện hiệu quả, tạo được sự hứng khởi và niềm đam mê cho học sinh. Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng mục tiêu giáo dục đặt lên hàng đầu. Vì thế sức khỏe con người ngày càng được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếu được. Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý Người thực hiện: Phạm Ngọc Dương – Năm học: 2018 - 2019 3 Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục trường tiểu học Nguyễn Khuyến. Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới. Các phương pháp hay nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như cảm cúm do thời tiết thay đổi, tiêu chảy cấp...cho học sinh trong trường học. Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia Hội khỏe phù đổng do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm. 2.2. Nhiệm vụ: Làm rõ vấn đề của đề tài đó là tăng sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục. Nâng cao chất lượng học sinh sau quá trình nghiên cứu. Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tạo dựng niềm tin nơi phụ huynh học sinh. Để thực hiện hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày kế hoạch thực hiện đề tài như sau: • Đầu tháng 9 năm 2018 nghiên cứu và đăng ký tên đề tài. • Vào cuối tháng 9 năm 2018, tìm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và liên hệ thực tế ở điểm trường cũng như ở địa phương nơi công tác giảng dạy. Lập thành đề cương nghiên cứu. • Đầu tháng 11 bắt đầu áp dụng các phương pháp của sáng kiến vào đối tượng nghiên cứu. Người thực hiện: Phạm Ngọc Dương – Năm học: 2018 - 2019 5 Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục trường tiểu học Nguyễn Khuyến. Phương pháp ổn định (tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một lần theo cường độ tương đối ổn định). II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Hệ thống chương trình học: Chương trình thể dục tiểu học được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là: Mỗi tuần học 1 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 35 tiết trong đó học kì I là 18 tiết, học kì II là 17 tiết đối với học sinh lớp 1 Nội dung yêu cầu của chương trình học lớp 1 bao gồm: • Chương I. Đội hình đội ngũ • Chương II. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản • Chương III. Bài thể dục phát triển chung • Chương IV. Trò chơi vận động Khối lớp 1 tổng số 146 học sinh. 1.2. Sự phát triển tâm sinh lí và hoạt động của trẻ: 1.2.1. Sự phát triển về thể chất của học sinh lứa tuổi lớp 1: Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn. Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, Người thực hiện: Phạm Ngọc Dương – Năm học: 2018 - 2019 7 Một số phương pháp kích thích sự hứng thú và tập trung cho học sinh lớp 1 trong môn Thể dục trường tiểu học Nguyễn Khuyến. tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,... • Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,... 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn cao và uy tín với phụ huynh học sinh. Trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các nghành và đảng ủy chính quyền địa phương. Tranh thủ được sự quan tâm phối hợp của phụ huynh trong quá trình công tác giảng dạy cũng như xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Chương trình học phân bố đều và kéo dài suốt năm học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy, dễ dàng cho công tác tuyển chọn và đào tạo các mầm non năng khiếu tại trường học. 2.2. Khó khăn: Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1 mới vào học nên các em chưa hình thành được thói quen kỉ luật học tập, phần lớn con mang đậm tính chất của trẻ mầm non. Bản thân là giáo viên mới công tác được ít thời gian nên kinh nghiệm còn ít, còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục. Cơ sở vật chất nhà trường phần lớn đã hư hỏng, xuống cấp đặc biệt là hệ thống sân bãi luyện tập. Dụng cụ, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều. Với đặc thù một trường vùng xa, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số và thuộc diện nghèo nên vẫn còn thiếu dụng cụ học tập, trang phục thể dục thể thao không đồng bộ. 2.3. Kết quả khảo sát trước nghiên cứu: Dựa vào tình hình khảo sát kết quả trên hệ thống 2 mẫu phiếu điều tra ( phụ lục ) chúng ta sẽ đánh giá được sự ham thích của học sinh với môn Thể dục Người thực hiện: Phạm Ngọc Dương – Năm học: 2018 - 2019 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_kich_thich_su_hung.doc