Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh Lớp 1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. ĐIỂU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Từ khi ra đời chữ viết là công cụ đắc lực trong việc ghi lại , truyền bá toàn bộ kho trí thức của nhân loại. Chẳng những vậy con người còn coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân thiết với mình. Từ tình cảm ấy con người muốn chữ viết cũng phải đẹp, đẹp cho chính nó, đẹp cho con người. Ngoài ra, chữ viết còn góp phần trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, như: tính cẩn thận, tính kỷ luật, khiếu thẩm mĩ... Nét chữ nết người giống như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người: dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Từ năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp. Ngày 14/6/2002, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết (QĐ31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho học sinh chính là trăn trở của người giáo viên. Bên cạnh đó người xưa đã từng đúc rút khái quát về mối liên hệ giữa nét chữ với tính cách, tâm hồn con người qua câu: “Nét chữ nết người”. Quả thực, nhìn nét chữ viết của một người, người ta có thể phần nào phỏng đoán được tính cách, tâm hồn của chủ nhân những nét chữ ấy. Trong thực tế, hiện nay chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. 1 cho học sinh nhân cách, đạo đức con người mới, con người xã hội chủ nghĩa thông qua việc rèn luyện chữ viết. II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH Đầu năm học qua kết quả khảo sát về chữ viết của học sinh mà nhà trường đã tiến hành khảo sát, tôi đã tiến hành tìm hiểu một số khảo sát: - Khảo sát thống kê một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết; - Khảo sát khả năng nhận thức của học sinh; - Tiến hành quan sát tư thế ngồi viết, cách thức cầm bút của học sinh. Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy tới 60-70% học sinh mắc một trong các lỗi sau: thiếu nét; thừa nét; sai nét; khoảng cách; sai dấu; sai mẫu chữ; sai cỡ chữ; sai chính tả; sai trình bày; sai tốc độ. Cá biệt có học sinh còn mắc nhiều lỗi trong các lỗi kể trên và có tới trên 30% học sinh ngồi viết không đúng tư thế và cầm bút sai cách. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng chữ viết không đảm bảo. Như vậy, qua khảo sát tỷ lệ học sinh mắc lỗi khi viết còn khá cao. Một trong những lý do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình, các em chưa chăm chỉ nghe cô giáo giảng. Vì vậy, là giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm của từng em phát huy những mặt tích cực, khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng và thích thú. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời để học sinh thích học. *Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh. - Về phía giáo viên: Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp. + Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy 1 số ít giáo viên viết đẹp, đúng mẫu chữ. + Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết chưa hướng dẫn kĩ càng trong các tiết học khác. 3 - Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là tôi thường xuyên nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm). Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay. - Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Với lỗi này tôi hướng dẫn học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa hai chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh. VD: viết chữ: trắng - Hướng dẫn viết: t-h-u-y-e-n – thuyen (liền mạch) xong mới đánh dấu t, ê và dấu (huyền) – thuyền - Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận mặt khác còn do giáo viên không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này tôi đã quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. Đánh dấu nhỏ thì những nét chính của chữ sẽ nổi rõ, dấu nhỏ còn giúp trang vở không bị rối, bài viết sẽ thoáng hơn. 2. Sử dụng phương pháp kể chuyện nêu gương Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú, làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm rèn chữ cho đẹp. Tôi đã nêu những gương sáng về rèn chữ viết, kể những câu chuyện về rèn chữ như: Thần siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Nêu những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Tôi phô tô các bài viết của học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm mẫu cho các em, đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì 5 cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên dễ dàng nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh luyện tập tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh, viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các môn khác, môn học khác. Khi học sinh luyện tập viết chữ, tôi luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng, ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh. Các hình thức luyện tập: Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết tôi luôn nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh của cô giáo. Luyện tập trong vở tập viết: Tôi hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết tôi luôn nhắc nhở một lần nữa về kỹ năng: tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở: - Tư thế ngồi viết: Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi), hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị . + Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch cột sống, rất khó chữa sau nay. 7 xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó. Nhóm 1: Gồm các chữ : i u ư t p y n m v r s Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng . - Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. -Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn. Nhóm 2: Gồm các chữ : l b h k Ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo. - Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. - Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viét nét khuyết . Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ a ă â d đ q g c e ê x Với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ o để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì o viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ o tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần 9 + Nhóm 6: U Ư Y X 7. Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp. Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào - trò nấy”. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao và qua thực tế ở mỗi lớp khác nhau thì chữ viết của học sinh sẽ khác nhau. Và học sinh trong một lớp thì chữ viết lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên. Một giáo viên có chữ viết đẹp sẽ có thể có nhiều học trò viết chữ đẹp và ngược lại. Như vậy muốn dạy cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học sinh viết chữ ngày càng đẹp; ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp dạy học, giáo viên còn cần có năng lực thẩm mĩ để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết, có khả năng viết chữ đẹp để học sinh noi theo. Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học, đẹp mắt. Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của học sinh để tạo ra sự thống nhất, chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ nhất (gạch chân, kẻ hết bài, kẻ hết buổi, cách ghi phân môn, cách trình bày bài thơ lục bát, thơ tự do và bài văn xuôi...) hay khi chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_nang_cao_chat.doc