Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện. Cũng như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là vô dụng - Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Chúng ta không chỉ phải dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn hết là dạy người, dạy cách làm người, những con người đáp ứng đầy đủ những tố chất hiện đại, năng động, hoạt bát, thích nghi tốt, ứng phó nhanh trong mọi tình huống nhưng không đánh mất đi phẩm chất, đạo đức, giá trị nhân văn tốt đẹp, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ sử dụng quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức. Một trong những tiêu chí được nêu trong Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. Đặc biệt đối với học sinh lớp Một là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Các em vừa bước qua ngưỡng cửa của trường Mầm Non, vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Môi trường thay đổi, hoạt động thay đổi và kéo theo nhiều sự thay đổi lớn trong các em. Phần lớn các em chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh, chưa biết tự tin trước đám đông, lúng túng khi gặp tình huống nguy hiểm. Bởi vậy việc giáo dục cho trẻ các kĩ năng tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học là rất cần thiết. Các kĩ năng đó ta gọi tắt là kỹ năng sống. Thực tế cho thấy toàn khối lớp Một trường Tiểu học Võ Thị Sáu có trên 96% là học sinh dân tộc thiểu số. Được Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục - Đào tạo và nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các em đến trường để học tập. Đa số các em đã được học qua Mầm non, song do phong tục tập quán, trình độ nhận thức của người dân chưa cao, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em dẫn đến học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Các em đến trường rụt rè, không biết giao tiếp, chưa biết tự bảo vệ mình. Một số giáo viên chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn qua loa đại khái mang tính chung chung. Với mong muốn làm rõ vị trí vai trò của giáo viên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp Một. Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2016 – 2017, năm học 2017 – 2018. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu”. GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 1 Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu vững chắc thì công trình xây dựng (giáo dục) mới bền vững. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng hơn từ khi Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ra đời. Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành giáo dục. Hơn nữa ngay từ đầu các năm học Phòng giáo dục- Đào tạo có hướng dẫn kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng sống cho riêng mình. Chính những kỹ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này vì khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. Nếu ngay từ lớp Một, các em có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ biết làm chủ bản thân, có ý thức kỷ luật, ứng xử thân thiện, hợp tác, tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, kĩ năng hoạt động xã hội, phòng ngừa tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước, các tệ nạn xã hội và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong cộng đồng, mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. Đây là việc làm hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số lại càng cần thiết bởi hầu hết các em chưa có khả năng: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động xã hội; Tự tin, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác. Bên cạnh đó cần trang bị cho học sịnh các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hiện nay như đề phòng hỏa hoạn, đuối nước, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích,... II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Đảng ủy, chính quyền địa phương thuộc xã Ea Bông và Phòng Giáo dục- Đào tạo là đơn vị thường xuyên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong nhà trường. Các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương cũng đã thể hiện sự quan tâm đến chất lượng giáo dục và đặc biệt là việc huy động học sinh đúng 6 tuổi ra lớp. Các em học sinh có cùng một độ tuổi, ham hiểu biết, ham học hỏi, tò mò và thích sáng tạo, thích tự khẳng định mình. Đa số phụ huynh học sinh đều sử dụng điện thoại di động nên giáo viên chủ nhiệm có thể liên lạc trao đổi bất cứ lúc nào. 2. Khó khăn Trường tiểu học Võ Thị Sáu là một trường thuộc vùng khó khăn có ba phân hiệu cách xa nhau từ 2 km đến 5 km. Số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 97%. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên trong tổ chưa đồng đều, số giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm 33,3%, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Chất lượng giáo dục hàng năm còn thấp, tỉ lệ học sinh có kỹ năng sống chưa cao. GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 3 Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu Năm học TSHS Kĩ năng hợp tác, tự quản, tự học kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng SL % SL % SL % 2016 - 2017 137 5 3,6 53 38,7 79 57,7 2017 - 2018 110 4 3,6 38 34,6 68 61,8 Kĩ năng tham gia giao thông, phòng chống tai nạn thương tích Năm học TSHS kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng SL % SL % SL % 2016 - 2017 137 6 4,3 76 55,5 55 40,2 2017 - 2018 110 5 4,5 59 53,7 46 41,8 Từ tình hình thực tế trên cho thấy tỉ lệ học sinh phát triển toàn diện là rất ít. Đa số các em còn thiếu các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hằng ngày như kĩ năng tự nhận thức, rụt rè khi giao tiếp, ứng xử chưa có văn hóa. Tôi thiết nghĩ nếu trẻ có khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt môn học cũng như tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức. Chính vì thế tôi đã đưa ra các giải pháp cụ thể như xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống. Tìm hiểu tình hình thực tế. Qua đó xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học. Rèn kĩ năng. Phối hợp giữa nhà trường- gia đinh và xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thứ nhất: Xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống Để nâng dần kỹ năng sống cho học sinh, ngoài việc phải cần sự hết sức nỗ lực của thầy và trò, còn rất cần có sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương, chủ trương xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và phát triển là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững. Điều 12 luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “.... Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm, trong quá trình giảng dạy, việc đầu tiên mà tôi làm đó là xác định rõ những nội dung kỹ năng sống (những bài học) cần giáo dục cho học sinh và phạm vi giáo dục, cụ thể như sau: Rèn thói quen tốt trong học tập chú ý nghe giảng, sắp xếp sách vở gọn gàng, giáo dục ở tất cả các môn học. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, kiểm tra, nhắc nhở khi bắt đầu mỗi tiết học, mỗi môn học. Biết cách sắp xếp, có thói quen giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập và bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng hướng dẫn ngay từ những buổi học đầu tiên vào lớp 1 và thường xuyên nhắc nhở. Có tư thế ngồi học đúng cho học sinh đọc đồng thanh tư thế ngồi viết trước khi viết bài và uốn nắn thường xuyên. Rèn thói quen vệ sinh hằng ngày, biết được các thói quen tốt, không tốt để giữ vệ sinh hằng ngày giáo dục vào các tiết lao động vệ sinh đầu buổi học, kiểm tra, nhắc nhở vào các tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần. Rèn thói quen tự tin, mạnh dạn, hợp tác khi giao tiếp rèn luyện trong các tiết học như Đạo đức, Tự nhiên xã hội. Tự tin khi nói chuyện với thầy cô giáo, bạn bè và người thân rèn luyện khi đến trường, trong các tiết học Tiếng Việt và khi gặp gỡ mọi người. Biết cách tự bày tỏ mong muốn của của mình GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 5 Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu + Ngồi khoanh tay“ gõ vào chữ o” + Lớp ồn ghi dấu “ –” ở góc bảng + Lớp học tốt ghi dấu “+” ở góc bảng Gia đình là nơi các em sinh sống hằng ngày. Vì vậy, thông qua cha mẹ học sinh giáo viên tìm hiểu để nắm bắt xem ở nhà các em thường có thói quen gì, cách ứng xử như thế nào, đã biết tự bảo vệ bản thân hay chưa, đã khi nào các em có hành vi chưa tốt không. Qua đó, giáo viên nắm bắt và phân loại từng nhóm đối tượng học sinh. Thứ ba. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học Việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh không phải ngày một ngày hai, cũng không phải tự nhiên sinh ra là có mà phải trải qua thời gian rèn dũa. Khi vào lớp Một, chúng ta không chỉ dạy cho các em học chữ mà còn dạy các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như tự tin, tự chịu trách nhiệm, tự ra quyết định, phòng chống tai nạn thương tích,... Thực hiện Công văn số 159/ PGDĐT – GDTH V/v Hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi họp tổ xây dựng kế hoạch dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong mỗi môn học. Làm sao giáo viên phải giúp các em hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng sống và tại sao phải giáo dục kỹ năng sống, tác hại của việc chưa có kỹ năng sống. Từ đó các em nhận biết vai trò của việc học tập kỹ năng sống. Chúng ta đều biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy và giao tiếp. Việc giáo dục; lời nói giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ” “ Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để đánh giá một con người chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”. Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực; “Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”. Bởi vậy ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Dạy tiếng Việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kỹ năng đọc, viết, nghe, nói mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để lại ấn tượng xấu, không gây được mối thiện cảm đối với mỗi người thì con người đó có khả năng sống và làm việc có hiệu quả không. Ở môn Tiếng Việt, tất cả các bài tập đọc đều có phần luyện nói theo chủ đề như: Bé và bạn bè; Mai sau khôn lớn; Vâng lời cha mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Nghề nghiệp của cha mẹ; Những người bạn tốt; Sức khỏe là vốn quý nhất. Các tình huống giao tiếp cụ thể được lồng ghép trong quá trình dạy học, tôi chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện nói theo nhóm nhằm mục đích giúp tất cả các em có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Khuyến khích các em còn nhút nhát nói nhiều hơn, bước đầu là nói một, hai câu GV: Trần Thị Minh - Trường TH Võ Thị Sáu 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_giao_duc_ky_nang_son.doc