Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số

docx 18 trang sklop1 28/02/2024 2840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh Lớp 1 dân tộc thiểu số
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Bản thân là giáo viên tiểu học. Người gieo mầm xanh cho đất nước, người 
đem lại hạnh phúc sự yên tâm cho mỗi gia đình. Trẻ em trước xã hội phát triển 
các em được ăn học, phát triển toàn diện. Trước sự đổi mới của nền giáo dục 
nước nhà. Đặc biệt là chương trình đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Dạy học 
theo chương trình GDPT mới phát huy năng lực và phẩm chất của người học. 
Các em tiếp cận môi trường học tập hiện đại, tích cực đọc thông viết thạo, tính 
toán nhanh nhẹn, viết đúng, viết nhanh rõ ràng là mục tiêu để các em phấn đấu. 
Là người đặt nền móng xây những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà vững chắc, 
cô giáo lớp 1 tràn đầy nhiệt huyết, là người tiên phong trong con đường đổi mới 
để nâng cao chất lượng dạy học, sáng tạo và đổi mới trong giáo dục. Tôi đến với 
Tây Nguyên bởi một cái duyên đó là tình yêu nghề mến trẻ. Đã 11 năm bước 
vào nghề, thời gian chưa dài nhưng những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn 
vất vả, những thành tích đạt được cũng đủ để tôi vững vàng, yêu nghề, tự hào về 
sự nghiệp trồng người mà tuổi thơ đã từng ao ước. Tôi được phân công giảng 
dạy lớp 1, gặp rất nhiều khó khăn. Giảng dạy giữ vai trò và trọng trách rất lớn 
để quyết định được kết quả học tập và hình thành rèn luyện đạo đức để các em 
bước vào đời. Công tác trên vùng đất Cao Nguyên đầy nắng và gió. Nơi có sự 
góp mặt của các dân tộc anh em dân tộc Tày, Nùng, ÊĐê, Thái, Dao, Mường 
đến làm kinh tế mới. Các em đang gặp khó khăn về học tập, khó khăn về cuộc 
sống gia đình, khó khăn về tinh thần và vật chất. Các em rụt rè và tự ti trong 
giao tiếp, tiếng phổ thông còn hạn chế. Khả năng tiếp thu bài của học sinh dân 
tộc có phần gặp khó khăn hơn với những học sinh thị trấn. Các em cảm thấy sợ 
khi học, còn nhút nhát không muốn giao tiếp khi tới trường. Học sinh DTTS hay 
nghỉ học và đi học không đều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình dạy học. 
Cách tổ chức dạy học chưa thu hút học sinh, chưa có nhiều đồ dùng dạy hoc 
phong phú bắt mắt và các trò chơi để các em thấy vui, tự tin học tập, phát triển 
năng lực bản thân nên cũng là lí do học sinh không hào hứng và cảm thấy áp lực 
trước những buổi học các con không thích các em lại nghỉ học. Giáo viên chưa 
hiểu tâm sinh lý học sinh DTTS để gần gũi uốn nắn chăm sóc các em, còn 
nghiêm khắc hay la mắng các em nên đây cũng là lý do học sinh đi học không 
đều. Học sinh DTTS các em quen với môi trường tự do và sự chiều chuộng của 
các bậc phụ huynh người DTTS vô tình tạo cho các con một thói quen xấu, các 
con không xác định được mục tiêu học tập nên đi học theo cảm tính. Nhận thấy 
được vai trò và lợi ích của việc đi học đều là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối 
học sinh DTTS. Rất nhiều lý do làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện Nhân rộng đề tài tới tay học sinh, giáo viên, phụ huynh. Để phối hợp cùng nhau 
mang lại điều tốt nhất đến với học sinh của mình.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu 
số.”
4. Giới hạn của đề tài: 
 Đề tài nghiên cứu một số điều cơ bản cần làm và lưu ý để duy trì sĩ số 
học sinh lớp 1. Nâng cao chất lượng dạy và học. Tìm ra nguyên nhân vì sao học 
sinh của mình hay nghỉ học, chưa ham học và chưa có nề nếp, khắc phục tình 
trạng học sinh nghỉ học bỏ học, hình thành ý thức nề nếp, tình yêu trường, yêu 
lớp, yêu thầy mến bạn của 35 em học sinh lớp 1A và toàn thể học sinh khối 1 
Trường Tiểu học ...........
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu qua những năm học 
 khác
 - Phương pháp quan sát theo dõi hs trong quá trình chủ nhiệm
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 - Dựa vào nhiệm vụ năm học 2020-2021 và chương trình đổi mới giáo dục 
và đặc biệt chương trình giáo dục phổ thông đang áp dụng ở khối lớp 1 hiện nay.
 - Học sinh lớp 1, các em đang ở độ tuổi vui chơi chuyển từ hoạt động chơi 
 sang hoạt động học hết sức mới lạ và bỡ ngỡ, các em ham chơi ưa hoạt 
 động, thích tò mò khám phá. Hơn nữa rất dễ xúc động và bắt chước học theo 
 rất nhanh. Một tâm hồn trong trẻo, một tờ giấy trắng tinh. Cô giáo người họa 
 sĩ tài ba nếu khéo léo sẽ có sản phẩm là bức tranh tuyệt đẹp. Vô tình cũng có 
 thể trở thành người họa sĩ làm bức tranh bị vấy bẩn. Lứa tuổi các em tư duy 
 đang phát triển, tưởng tượng sáng tạo nhưng cũng dễ học đòi ỷ lại, nhanh 
 chán. Các em đang cần vòng tay, cần một tấm lòng rộng mở, cần người mẹ 
 thứ hai che chở uốn nắn dìu dắt. Giáo viên một nhà tâm lý tinh tế trong suốt 
 quá trình học tập rèn luyện.
 - Trong suốt những năm công tác ở phân hiệu vùng khó khăn .........., xã 
Đliêya. Các em là những các con em thuộc nhiều dân tộc anh em khác nhau, bên cạnh niềm vui đó thì nỗi niềm băn khoăn cũng luôn hiện hữu trong tâm trí 
của một người giáo viên như tôi đó là: Dạy như thế nào? Quản lí các em ra sao 
gặp nhiều khó khăn? Phòng học, chỗ ngồi, ánh sáng phải cố gắng khắc phục. 
Làm sao phân bổ thời gian phù hợp để dạy dỗ quan tâm các em. Để các em thấy 
vui khi học tập và rèn luyện.
 - Lớp 1A tôi chủ nhiệm có 28 học sinh trong đó dân tộc thiểu số. Hộ nghèo 
13 em, gia đình hoàn cảnh khó khăn rất nhiều. Các em lớn lên từ hoàn cảnh khác 
nhau nhưng giống nhau độ phát triển tâm lí lứa tuổi tiểu học và giống nhau đều 
tìm đến cái chữ và nhận được tình yêu thương từ cô giáo. Một số học sinh còn 
thiếu thốn đồ dùng học tập và quần áo không mặc đúng đồng phục các em tự ti 
và tự ý nghỉ học thất thường.
 - Các em là người dân tộc thiểu số ngôn ngữ, cách giao tiếp của mỗi dân tộc 
mang màu sắc riêng. Phong tục tập quán lối sống các dân tộc khác nhau. Tiếng 
phổ thông với các em còn hạn chế nên giảng dạy truyền đạt kiến thức cũng gặp 
khó khăn. Đặc biệt học sinh tiếp thu chậm các em lo sợ khi chưa hiểu bài, không 
đọc viết được các em cũng không thích học và lười giao tiếp đông người, hay 
nghỉ học và đi học không chuyên cần.
 - Lớp 1 là lớp đầu cấp, năm đầu tiên các em làm quen với môi trường học 
tập mới tự lập xa bố mẹ và học tập rất nhiều môn hơn nữa tâm sinh lý các em 
đang độ tuổi ham chơi hiếu động, hay khóc, ưa dỗ dành. Giáo viên hay phải dỗ 
dành chiều chuộng, nhẹ nhàng và hiểu được tâm lý học sinh nhiều lúc cũng thấy 
rất áp lực.
 - Các em chưa biết chữ khả năng nhớ lời cô dặn có phần hạn chế nên mỗi 
khi có công việc gì cần trao đổi nhắc nhở phụ huynh giáo viên phải ghi giấy về 
nhà. Lấy thông tin cá nhân của các em rất lâu và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa 
nhiều phụ huynh người dân tộc tại chỗ chưa dùng điện thoại.
 - Đồ dùng học tập của các em giáo viên phải mua riêng để ở lớp vì các em 
hay quên chưa cẩn thận và chưa ý thức được việc phải ngăn nắp gọn gàng, các 
em chưa soạn bài và chuẩn bị chu đáo như học sinh lớp lớn hơn.
 - Một số em do điều kiện khó khăn chưa qua chương trình mẫu giáo nên các 
em còn rụt rè, sợ đi học hoặc là đi học nhưng các em chưa nắm được chữ cái 
chưa nhận diện mười chữ số. Các em còn mặc cảm hay nản trong quá trình học 
tập nên các em đi học không đều và nghỉ học.
 - Một số phụ huynh người dân tộc thiểu số còn xem nhẹ về học văn hóa 
nhiều nguyên nhân, lí do chưa xứng đáng mà không tuyển sinh cho con đi học. 
VD: Cho con ở nhà vì con không thích đi học, học làm gì tốn tiền đi rẫy đi 
nương có lợi hơn, không có tiền tuyển sinh cho con rồi giấy khai sinh giấy tờ Đã quan tâm con em học tập và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, đã hợp tác 
nhiệt tình cùng với giáo viên để nâng cao chất lượng. Phụ huynh thực hiện đúng 
nội quy trường học và nghỉ học có lý do và xin phép đầy đủ.
 * Lớp học được lắp tivi và máy chiếu phục vụ quá trình giảng dạy, giáo viên 
áp dụng linh hoạt công nghệ thông tin vào soạn giảng và tổ chức được rất nhiều 
giờ học hay bổ ích và thu hút được học sinh.
 * Phong trào đoàn đội do liên đội đề ra các em rất hào hứng tham gia tích 
cực, hiệu quả. Phong trào khen thưởng động viên học sinh có thành tích trong 
học tập nhà trường, phụ huynh tham gia nhiệt tình hiệu quả.
3. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp như sau
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 - Nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo kiến thức cơ bản cần thiết để 
chuẩn bị lên lớp 2 học sinh, giáo viên, lớp học ngoan nề nếp. Lễ phép đoàn kết 
giúp đỡ bạn bè 100% học sinh lên lớp đọc viết nhanh nhẹn, thành thạo. Giáo 
viên yên tâm trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm. 
 - Duy trì sĩ số học sinh, không có học sinh đi học không chuyên cần. 100% 
học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi. Học sinh ham học, hứng thú tự 
giác mạnh dạn trong quá trình học và đến trường đầy đủ.
 - Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế khó khăn rút ra 
kinh nghiệm trong quá trình công tác chủ nhiệm ở vùng có học sinh con em dân 
tộc thiểu số.
 - Xác định được ý nghĩa của việc đi học đều, hình thành nhân cách đạo đức 
 tốt cho các em.
 - Phối kết hợp gây dựng niềm tin và có sự phối hợp tốt giữa phụ huynh nhà 
trường và xã hội. Tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để giáo dục là mối quan tâm 
và tầm quan trọng của mọi nhà. Đặc biệt là phụ huynh người dân tộc thiểu số.
 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Giải pháp thứ nhất: Nắm bắt tâm lý, tính cách, sự nhận thức của học 
sinh DTTS nâng cao chất lượng và duy trì được sĩ số lớp.
 - Các em học sinh DTTS cũng giống như học sinh người kinh ở độ tuổi 
này các em tri giác chưa được sâu sắc còn dễ sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Các em 
học sinh DTTS cộng thêm một khó khăn về ngôn ngữ là tiếng phổ thông để diễn 
tả lại nội dung các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Người giáo viên không chỉ dựa 
vào lời nói để đánh giá kết quả tri giác của các em mà phải hiểu nội dung em 
học sinh DTTS đó đang muốn diễn đạt, người giáo viên cần gợi mở thêm về 
ngôn ngữ để các em diễn tả hoàn chỉnh trọn vẹn và đầy đủ hơn nội dung bài học. các em có một tâm lý thoải mái thì ham học tập đi học đều, học tập sẽ hiệu quả 
hơn.
 - Tóm lại để có sự hiệu quả trong giảng dạy và duy trì sĩ số học sinh,nhất là 
đối tượng học sinh là con em DTTS, người giáo viên càng phải cố gắng nỗ lực 
hơn nữa ,gần gũi yêu thương để hiểu được tâm lý, tính cách của các em, từ đó 
mới có những cư xử đúng mực, những biện pháp dạy học phù hợp để thu hút, 
giúp các em học sinh DTTS ham học mạnh dạn hòa nhập có tâm lý thoải mái thì 
các em thích đến trường đi học đều, tự tin trong giao tiếp và học tập.
Giải pháp thứ hai : Tìm hiểu thông tin học sinh, phân hóa học sinh xây 
dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học 
sinh 
 Nhũng công việc quan trọng cần làm của một người giáo viên trước năm học 
mới. Những em học sinh DTTS nào đã qua chương trình mẫu giáo. Bao nhiêu 
em học sinh DTTS lưu ban năm cũ, những em nào tuyển mới. Bao nhiêu em 
học đúng độ tuổi? Bao nhiêu em dân tộc Ê đê? bao nhiêu em dân tộc Tày? Thái, 
Nùng, Kinh? Em nào nhà xa trường đi lại khó khăn. Em nào hoàn cảnh khó 
khăn? ...giáo viên phải nắm vững để lên kế hoạch giảng dạy,theo dõi độ chuyên 
cần và tiến bộ của các con. Xác định nhiêm vụ cho mình, tư tưởng lập trường 
vững vàng yên tâm công tác. Qua danh sách lớp và hồ sơ tuyển sinh và lấy 
thông tin hai chiều giáo viên phân loại học sinh xây dựng kế hoạch giảng dạy 
kèm cặp cụ thể như sau:
 - Học sinh có kết quả học tập xuất sắc, khả năng tiếp thu tốt
 - Học sinh tiếp thu chậm, cần cố gắng, nhận thức chậm
 - Học sinh thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn
 - Học sinh hay nghịch ham chơi đạo đức chưa ngoan, cá biệt
 - Học sinh khuyết tật 
 - Học sinh nào hay nghỉ học thường xuyên. Học sinh chưa được gia đình 
quan tâm 
 Học sinh thuộc hộ nghèo và hoàn cảnh khó khăn:
 Vào cuộc họp hội đồng giáo viên đề xuất lên Ban giám hiệu, bên Đ ội về 
trường hợp các em thuộc hộ nghèo. Giáo viên trình bày hoàn cảnh các em học 
sinh DTTS qua tìm hiểu để tìm phương pháp giúp đỡ các em về mặt vật chất 
sách vở quần áo. Bản thân giáo viên chia sẻ động viên các em để tiếp thêm nghị 
lực các em cố gắng. Có thái độ thân thiện cảm thông hỏi thăm các em thường 
xuyên liên tục để biết xem các em có được ăn no mặc ấm đến trường không? 
VD: Sáng nay các em ăn gì trước khi đi học, về nhà em giúp gì cho bố mẹ mình? 
em học vào lúc nào trong ngày? Thái độ thân thiện một chút là giáo viên chúng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_duy_tri_si_so_hoc_sinh.docx