Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1

doc 16 trang sklop1 11/12/2023 3440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh Lớp 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
 ---------
1- Tên sáng kiến:
 "Phương pháp rèn chữ đẹp - Giữ vở sạch cho học sinh lớp 1."
2- Lý do chọn sáng kiến:
 Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó 
có vai trò vô cùng quan trọng. Sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành 
công lớn thì ngay từ đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu 
giáo dục tiểu học có ghi: "Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát 
triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản để học 
tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động."
 Rèn 4 kỹ năng: Nghe đọc, nói, viết cho học sinh là một việc làm không 
thể thiếu được trong quá trình dạy học ở bậc Tiểu học, là trách nhiệm quan trọng 
của mỗi giáo viên Tiểu học.
 Tất cả các kỹ năng đều phải rèn, song việc rèn kỹ năng viết cho học sinh 
là rất quan trọng bởi lẽ: " Các em đã hiểu được vấn đề ( hay bài học) nói ra bằng 
lời được, song cần phải ghi lại những vấn đề cần thiết để lưu giữ, mỗi khi cần 
thiết để mở ra xem lại là giải quyết được mọi việc ngay".
 Hơn nữa " Nét chữ - nết người" như lời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói. 
Thông qua việc rèn chữ là rèn cho các em những đức tính hết sức cần thiết và 
quan trọng của mỗi con người để vận dụng trong cuộc sống cũng như trong học 
tập, đó là tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, thẩm mĩ và chính xác".
Thực tế trong quá trình học từ lớp 1 đến lớp 5, học sinh tiểu học nói chung và 
học sinh lớp tôi nói riêng còn có nhiều sai sót về chữ viết nên tôi rất trú trọng 
đến vấn đề này. Vì vậy tôi chọn việc " Rèn chữ viết " cho học sinh là công việc 
chính phải làm trong nhiều năm nay và ngay trong năm học này.
 1 Chương II: Điều tra khảo sát
*Đối tượng 1: Các em viết chữ xấu, sai lỗi chính tả, để vở bẩn. Cụ thể: Chữ viết 
không đúng qui định cỡ 2 li, các nét chữ không rõ ràng, gãy nét, khoảng cách 
giữa các chữ cái không đều nhau, khó đọc, chữ viết trong vở hay tẩy xoá, dây 
bẩn, quăn góc, ý thức rèn chữ, giữ vở chưa tốt tôi xếp loại C.
+Đối tượng 2: Chữ viết có tiến bộ hơn, đúng cỡ chữ nét chữ rõ ràng, song viết 
không đều: lúc mau lúc thưa, một số chữ tỉ lệ chiều cao chưa đúng, vở chưa 
sạch, hay tẩy xoá, bỏ dòng. Tôi xếp loại : B.
*Đối tượng 3: Các em có ý thức rèn chữ, giữ vở. Trình bày chữ đẹp, đúng qui 
định ( đúng cỡ chữ 2 li ), nét đều, tròn trịa, liền nét trong một chữ, khoảng cách 
các nét, các chữ đều nhau. Tôi xếp loại A.
 Bảng phân loại
 Tổng số học sinh Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3
 Số em % Số em % Số em %
 35 18 51,38 12 34,32 5 14,3
 Khi đã phân loại ra các đối tượng trong lớp, tôi có kế hoạch rèn ngay từ 
tuần thứ 2 của học kỳ I trong năm học.
 Chương III: Các biện pháp đã thực hiện
Đầu tiên tôi tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân việc các em viết chữ xấu, viết 
không đúng mẫu, không đúng cỡ, các chữ có khoảng cách không đều đặn, viết 
rất chậm viết sai chính tả là vì đâu ?
Lý do: Các em ngồi viết không đúng tư thế. Trong giờ học chưa tập trung chú ý 
nghe giảng. Giờ tập đọc các em đọc yếu chưa chú ý phát âm đúng, các âm, các 
vần, các tiếng khó, tiếng dễ nhầm lẫn, trong giờ chính tả và giờ tập viết chưa 
 3 Muốn học sinh cầm bút viết đúng tư thế giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ, làm mẫu 
nhiều lần và thường xuyên nhắc nhở các em trước khi viết trong một tiết học. 
Trước khi viết giáo viên gõ thước làm hiệu để học sinh cầm bút giơ lên để giáo 
viên kiểm tra cachs cầm bút cho đúng.
-Ngồi viết đúng tư thế học sinh mới viết đẹp . Bàn ghế học sinh phải đảm bảo 3 
điểm tựa ; chân lưng và cánh tay trái . Giáo viên phải quan tâm thường xuyên tới 
khoảng cách giữa bàn và ghế ở trong lớp mạnh dạn đề xuất với nhà trường điều 
chỉnh độ cao của bàn ghế cho phù hợp với chiều cao của học sinh . Luôn luôn 
chăm sóc uốn nắn tư thế ngồi viết của các em trong mọi tiết học .
4- Làm thế nào để nâng tốc độ viết cho học sinh cấp 1?
a/ Hướng dẫn học sinh nắm vững quy tắc thao tác :
 Khi viết các chữ cái và cách nối các chữ cái trong một chữ ghi 1 tiếng :
Muốn viết nhanh viết đẹp thì khi viết phải đưa bút đúng phương và chiều của 
từng nét của chữ đó .
 Những học sinh viết trái cựa, không đúng chiều làm nhiều đường nét bị 
lỡ, có nhiều động tác thừa. Cho nên khi dạy học sinh tập viết, không thể chỉ 
dừng lại ở chỗ hướng dẫn phân tích cấu tạo chữ, hình thái chữ mà còn phải 
hướng dẫn qui tắc thao tác cho hợp lí. Khi tô chữ cũng phải tô theo đúng chiều 
của đường nét.
 -Phải biết nối các nét cơ bản với nhau thành chữ cái, nối các chữ cái thành 
chữ trọn vẹn ghi một tiếng sao cho đường nét được liên tục, càng ít nét rời chữ 
viết càng nhanh - chẳng hạn: Chữ a, h gồm hai nét cơ bản nhưng khi viết chỉ thể 
hiện một đường liền. Chữ t gồm 3 nét cơ bản nhưng khi viết chỉ thể hiện bằng 2 
đường rời...
 - Khi viết chữ trọn vẹn để ghi một tiếng, phải biết cách nối các chữ với 
nhau sao cho tạo được những đường nét liền, giảm số nét rời đi, phải hợp lí hoá 
khi đánh dấu giọng cũng như dấu các chữ cái.
Thí dụ 1 : Viết " việc "
 5 Tất nhiên đối với học sinh khá các thao tác tư duy phối hợp nhịp nhàng và thành 
thạo thì khi viết nhanh hơn.
Việc rèn tốc độ viết cho học sinh phải cụ thể từng thời gian, phải đi sâu cá biệt. 
Trong nửa tháng đầu tôi tập trung luyện viết thao tác các đường nét cơ bản và 
nối các nét trong một chữ cái. Bước sang 2 tuần đầu của tháng thứ 2, tôi nâng 
lên nhận biết các vần khó hơn và hoàn chỉnh thao tác viết 1 chữ ghi tiếng.
- Những khó khăn có tính chất cá biệt của một số em phải có kế hoạch chăm sóc 
riêng.
- Về tốc độ đọc cho học sinh viết cũng phải có kế hoạch tăng dần, có ý thức theo 
dõi, phân biệt chia số tiếng đọc trong một thời gian nhất định, không tuỳ tiện, 
không để tình trạng học sinh viết chậm phải nhìn bạn mà chép.
 Với một số biện pháp đã nêu trên tôi đã vận dụng linh hoạt trong các giờ 
lên lớp cụ thể sau:
1- Trong giờ tập đọc:
 Tôi cố gắng đọc thật chuẩn ( phát âm rõ ràng, đọc diễn cảm) để các em 
chú ý lắng nghe.
Luôn chú ý đến các em đọc yếu, gọi đọc thường xuyên, uốn nắn kịp thời những 
sai sót nhỏ nhất là phát âm từ, tiếng có âm đầu dễ lẫn lộn như l/n, ch/tr, r/d, 
s/x... và một số vần khó đọc. Học sinh phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
- Đối với lớp 1 ở học kỳ I là học vần giáo viên phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ để 
học sinh nhận biết được chữ ghi âm, cấu tạo vần, tiếng để phát âm đúng, đọc 
đúng và viết đúng.
2- Trong giờ tập viết:
 Tôi đưa ra chữ mẫu cho học sinh quan sát - phân tích chữ cái để nắm được 
chữ gồm mấy nét là những nét gì? Các nét chữ đó như thế nào? Sự liên kết phối 
hợp của các nét ra sao? Điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên 
dòng kẻ.
 7 * Trong khi học sinh viết bài: Người thầy giáo phải chú ý đọc to, phát âm 
chuẩn, đúng tốc độ ( đọc 2 lần 1 câu) không đọc đi đọc lại nhiều lần để học sinh 
phải chú ý viết bài cho kịp cho đúng.
Người thầy giáo phải thường xuyên quan sát theo dõi từng em viết chậm, viết sai 
chính tả để nhắc nhở, uốn nắn cho các em ngay.
Trong giờ học khác người thầy đều phải nhắc nhở các em trình bày chữ viết 
đúng qui định, viết nắn nót chữ cho đẹp, kẻ chân đề mục, kẻ hết bài, kẻ hết ngày, 
kẻ hết tuần đúng quy định.
+) Qui định chung: Kẻ hết bài: “ cách 2 ô từ ngoài lề vào và 2 ô ở cuối dòng), 
kẻ hết ngày ( từ lề vở đến hết dòng), kẻ hết tuần (sát ngay từ mép giấy đến hết) 
đều kẻ hết 1 dòng kẻ lớn ( 5 dòng kẻ ngang hay 5 ô ly).
 Với những em hay viết sai chính tả, viết xấu các chữ cái có chiều cao 5 ô 
ly, có nét khuyết trên như chữ: h, b, l, k... có nét khuyết dưới như chữ g; các chữ 
có độ cao 4 ô ly như chữ d, đ các chữ có chiều cao 3 ô ly như chữ l, chiều dài 3 
ô ly như chữ p, các chữ có chiều cao 2 ô ly như chữ o, m, n ... nét chữ viết hay 
nhọn đầu, nét hất bút thường bị co hoặc choãng quá giáo viên nên cho học sinh 
viết lại nhiều lần, nhiều dòng, bao giờ được mới thôi. Còn các em khác có ý thức 
tự giác rèn chữ hơn, giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá bằng điểm số.
 Sau mỗi tháng giáo viên lại cho thi viết 1 bài chính tả, một bài tập viết “ 
Viết vần, tiếng, từ, câu “ (ở học kỳ I). Viết đoạn văn, bài thơ ngắn (ở học kỳ II 
và cuối năm). Mục đích qua mỗi lần thi như vậy đạt được những yêu cầu sau:
 - Học sinh biết viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, nét chữ.
 - Viết đẹp, đúng các chữ hoa, trình bày bài sạch đẹp khoa học
 - Rèn kỹ năng viết, tốc độ viết nhanh, cẩn thận.
 * Qua mỗi bài thi viết giáo viên chọn ra những bài viết đúng nhất, đẹp 
nhất, mẫu mực nhất để cả lớp cùng quan sát và học tập. Cho các em tự nhận xét, 
đánh giá, xếp loại về các bài viết tốt đó theo tiêu chuẩn xếp loại về rèn chữ, để 
từng em tự rút ra bài học cho bản thân mình. Đồng thời, giáo viên cho trưng bày 
 9 Hằng ngày tôi luôn giáo dục các em giữ gìn nâng niu và trân trọng quyển 
vở của mình vì đó chính là sản phẩm lao động của các em và cũng là thể hiện sự 
kính trọng thầy cô và bố mẹ các em nữa. Mỗi khi mở vở tôi luôn nhắc các em 
nhẹ nhàng dùng 2 đầu ngón tay lật từng trang. Với các lớp 1, 2 tôi yêu cầu mỗi 
quyển vở ghi của các em phải có một mảnh bìa cứng cặp vào trang vở đang viết 
để khi cần các em sẽ mở được ngay mà không cần phải lật từng trang để tìm. 
Hơn nữa, tờ bìa đó khi viết còn giúp các em kê ở dưới tay không làm bẩn vở 
(nhất là những em ra mồ hôi tay hoặc tay bị bẩn).
 Khi viết tay trái đặt nhẹ lên trang vở, giữ cho mặt giấy phẳng. Về mùa 
đông, các em mặc áo ấm, tay áo thường cộm lên, tôi hướng dẫn các em nhấc hẳn 
tay lên rồi từ từ đặt tay xuống trang vở tránh bị quăn góc. Nếu nhỡ trang nào bị 
quăn thì nhẹ nhàng vuốt ra cho phẳng.
 Khi các em cất vở vào cặp, để tránh nhàu nát, quăn góc tôi hướng dẫn các 
em cách đưa phần gáy của vở vào trước và xuống dưới cặp. Khi nào học sinh 
viết hết quyển vở tôi lại cất vào tủ đựng đồ dùng học tập của lớp.
* Mỗi tháng giáo viên đều chấm VSCĐ cho học sinh cả lớp qua việc chấm vở 
giáo viên tìm ra những gương tốt trong lớp về: chữ viết, trình bày bài, sáng tạo 
khi làm bài để làm gương cho cả lớp đồng thời nhắc nhở chấn chỉnh những em 
còn sai sót.
 Mặt khác, giáo viên đã kết hợp với phụ huynh học sinh rèn chữ viết cho 
các em, thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm.
 Cuối năm học giáo viên chọn 10 bộ vở sạch, đẹp nhất lớp trưng bày trong 
tủ đồ dùng của lớp và được phụ huynh trong lớp ( trong phiên họp tổng kết năm 
học) lần lượt trao tay nhau xem. Thật tự hào và phấn khởi, cùng thống nhất có 
phần thưởng tặng các em đó.
 Với các em học sinh trong lớp biện pháp trên để có sự chuyển biến rõ rệt 
về “ rèn chữ, giữ vở”.
 11 Số hs Vở loại A Vở loại B Vở loại C
 của lớp Tổng số % Tổng số % Tổng số %
 35 31 88,56% 4 11,44% 0 0
Tiêu chuẩn xếp loại tôi căn cứ vào cách đánh giá mà chuyên môn nhà trường đã 
hướng dẫn. Mỗi lần chấm vở xong tôi nhận xét cho những học sinh xếp loại B 
biết rõ lý do vì sao còn chưa đạt loại A. Những em xếp loại A được tôi tuyên 
dương và chọn những bộ vở sạch đẹp nhất cho các bạn cả lớp cùng xem học tập 
theo tạo không khí phấn khởi cùng thi đua.
 Kỳ thi vở sạch chữ đẹp “ năm học 1997 - 1998” lớp tôi chủ nhiệm được 
chọn 3 bộ vở đi thi thành phố đạt giải nhất.
 Trong năm học 2010 - 2011 qua kỳ thi “ vở sạch chữ đẹp” vòng trường 
lớp tôi có gần 90% bộ vở xếp loại A, đứng đầu khối . Đó cũng là kết quả và 
thành công của tôi đã vận dụng trong phương pháp rèn chữ giữ vở cho học sinh.
 Chương V: Kết luận chung
 Một điều tôi tự thấy rằng không thể thiếu và bỏ qua được của người giáo 
viên tiểu học nói chung và của người giáo viên lớp 1 nói riêng, trong giảng dạy 
hàng ngày cũng như trong việc làm vở sạch chữ đựp đòi hỏi công phu tỉ mỉ đã 
vậy còn phải hiểu rõ công việc mình làm và đối tượng của mình phụ trách nữa. 
Có hiểu cặn kẽ tình hình, có tìm ra được nguyên nhân của tình hình đó, thì mới 
có những biện pháp phù hợp. Hơn nữa người giáo viên phải luôn là tấm gương 
sáng cho học sinh noi theo “ cô làm thế nào thì trò làm thế nấy”. Chính vì vậy, 
tôi luôn thận trọng, cẩn thận trong từng việc làm của mình. Từ khâu đọc mẫu 
trong các giờ tập đọc đến cách trình bày chữ viết, chữ số trên bảng tôi luôn cố 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_chu_dep_giu_vo_sach_ch.doc