Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh yếu kém cho học sinh Lớp 1

docx 5 trang sklop1 15/03/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh yếu kém cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh yếu kém cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn học sinh yếu kém cho học sinh Lớp 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
 RÈN HỌC SINH YẾU KÉM
 A.PHẦN GIỚI THIỆU
 Trường TH Bình Phước là một trong 16 trường TH của huyện Cần Giờ, gồm 3 cở sở 
Đồng, Cây Cui, Bà Xán nằm trên trục đường Rừng Sác – với 330 học sinh phân bố rải rác 
ở 4 ấp : Bình An,Bình Lợi, Bình Thạnh và khu dân cư mới Cọ Dầu . Dẫn dắt các em học 
tập hàng ngày là 19 thầy cô giáo trẻ, khỏe, nhiệt tình và sự quản lí chung của dàn BGH 
năng động là cô Mạch Thị Cúc và cô Huỳnh Thị Kim Anh .
 B. NỘI DUNG :
 I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1. Xuất phát điểm : Học sinh 6 tuổi bước vào lớp 1 là năm đầu đời bắt đầu chuyển 
tiếp từ Hoạt động chơi ở lớp Mầm Non sang hoạt động học ở lớp 1 .Từ đây, các em bắt 
đầu tiếp nhận lượng tri thức cơ bản làm nền tảng cho các năm sau ở Tiểu học . Vì vậy để 
giúp các em dễ dàng, tự tin trong học tập thì vai trò người giáo viên chủ nhiệm là vô 
cùng quan trọng trong hoạt động học của các em .
 2. Lý do : Học sinh có học lực yếu kém là hiện tượng đã có từ nhiều năm nay trong 
các nhà trường . Theo kinh nghiệm giảng dạy lóp 1 của tôi, nguyên nhân học yếu, kém của 
học sinh rất đa dạng nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:
 Do sự phát triển tâm sinh lí không đồng đều, học sinh thuộc diện chậm phát triển trí 
tuệ .
 2000 Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như : bố mẹ li hôn, kinh tế khó khăn, đông con 
nên chưa quan tâm đến việc học hành của con . 
 Trình độ dân trí địa bàn thấp, lạc hậu .
 Điều kiện đi lại khó khăn, giao thông hiểm trở, dân cư sống rải rác ảnh hưởng đến 
việc đến trường của học sinh và việc duy trì sĩ số .
 3. Tầm quan trọng : Học sinh có học lực yếu kém thường có tâm lí tự ti, mặc cảm 
.Hiểu chậm cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu được . Quá trình ghi nhớ chậm chạp, 
không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác . Dễ quên với cái gì không liên quan, 
không phù hợp với nhu cầu mong đợi của trẻ, khó nhớ những gì có tính khái quát, trừu 
tượng quan hệ logic. Vì vậy, nếu không có biện pháp quan tâm giúp đỡ đặc biệt của giáo 
viên chủ nhiệm thì các em không thể vượt qua những rào cản tâm lí đã có để vượt lên tiến 
bộ được .
 4.Phạm vi thực hiện sáng kiến : Lớp 1/3 do tôi chủ nhiệm gồm 24 học sinh .
 II.NỘI DUNG CHÍNH :
 1. Nhiệm vụ của người giáo viên : 
 - Giảng dạy các bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh. trẻ xem cho dễ nhớ. Tôi thương xuyên tạo môi trường giao lưu hoạt động vui chơi cho trẻ - 
trẻ, trẻ – giáo viên để phát triển ngôn ngữ nói, đọc cho trẻ .
 * Đối với môn Toán : các em không nhớ được các công thức cộng, trừ khi tính toán 
tôi sẽ đưa cho các em các mẫu vật ngộ nghĩnh và gần gũi mà các em thích như vỏ ốc hay 
hòn bi có đủ màu sắc hay nhiều con thú nhỏ xinh  giúp các em vui thích hơn khi vừa 
chơi vừa học với các phép tính khô khan .
 - Áp dụng câu thành ngữ “ Học thầy không tày học bạn “ tôi tổ chức đôi bạn học 
tập cho các em , cứ 1 bạn học giỏi kèm một bạn học yếu . Trong giờ truy bài đầu giờ 
cùng nhau đọc bài nếu như bạn có đọc sai chữ nào thì gạch chân chữ đó ngay trong sách 
của bạn . Đến cuối giờ học, tôi dành ra khoảng 5-7 phút kiểm tra lại và uốn nắn những lỗi 
sai của các em .
 - Để động viên và kích thích tính hiếu học ở đối tượng này tôi thường giao việc nhẹ, 
bài tập dễ, dạng bài tập thông hiểu và nhận biết thông thường . Chia nhỏ nhiệm vụ theo 
từng bước ( càng nhỏ càng tốt ) . Củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục nhắc đi nhắc 
lại nhiều lần các kiến thức vừa học .
 - Trong quá trình dạy tôi luôn điều chỉnh thời gian hợp lý giữa học tập, vui chơi và 
nghỉ ngơi thư giãn. Thường xuyên thay đổi hình thức hoạt động tránh gây căng thẳng thần 
kinh cho trẻ . với các em khi làm sai điều gì tôi thường không trách phạt mà chủ yếu là 
động viên và tìm điểm tốt của các em để khen ngợi trước lớp, tạo cho các em cảm giác 
được yêu thương và được che chở khiến các em tự tin mà vươn lên trong học tập .
 - Kiểm tra kiến thức của các em hằng ngày để kịp thời phụ đạo, bổ sung những kiến 
thức mà các em mất căn bản, tránh để quá lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến 
thức sau này.
 - Xem xét và lựa chon phương pháp giảng dạy từng bài trước khi lên lớp.
 - Tất cả các công việc trên được tôi làm hàng ngày một cách tỉ mỉ, đòi hỏi tôi phải 
thật kiên trì, nhờ thế mà chất lượng giáo dục, bồi dưỡng ngay trong tiết học đạt hiệu quả 
tốt.
 5. Hiệu quả – kết quả đạt được được : Đối với 8 em yếu kém
 Xếp loại
 Kỳ
 Giỏi Khá TB Yếu
 Giữa HKI 3 em 2 em 3 em
 Cuối HKI 1 em 4 em 2 em 1 em
 Giữa HKII 2 em 4 em 2 em
 Cuối HKII 4 em 2 em 2 em
 Cuối năm 2 em 4 em 2 em
 6. Tự nhận xét kết quả : 
 Với kết quả cuối năm đạt được như trên không chỉ do sự lao động nhiệt tình, bền bỉ 
của cá nhân tôi mà đó chính là do sự nỗ lực hết mình vượt khó vươn lên của bản thân các 
em và đó mới là động lực mạnh mẽ giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với các em . - Tài liệu : Chương trình Tiểu học mới L.1 và tài liệu Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
tật của Bộ GDĐT về dự án phát triển giáo viên Tiểu học .
 - Báo chí và thông tin hàng ngày trên đài, trên mạng .
 Bình Khánh ngày tháng năm 20.
 Người viết
 Bùi Thị Út

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ren_hoc_sinh_yeu_kem_cho_h.docx