Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
1 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1. MỞ ĐẦU 3 1. Mục đích của sáng kiến. 3 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của Sáng kiến 4 3. Đóng góp của Sáng kiến để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 4 Phần 2: NỘI DUNG 5 Chương 1: Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 5 Chương 2: Những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 8 1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh 8 2. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học và tài 9 liệu giáo dục kĩ năng sống 3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động 13 ngoài giờ lên lớp 4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của các 15 Câu lạc bộ. 5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo 16 6. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động nhân đạo 18 7. . Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua trải nghiệm các 18 hội thi, cuộc thi 8. Động viên, khen thưởng 20 9. Tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống 20 cơ bản Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của Sáng kiến 21 Phần 3: KẾT LUẬN 22 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của Sáng kiến. 22 2. Hiệu quả thiết thực của Sáng kiến nếu được triển khai áp dụng trong 23 ngành 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. 24 Phần 4: PHỤ LỤC 26 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kĩ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệpThành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết và hữu ích. kĩ năng sống tốt thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực và động lực cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. kĩ năng sống giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi con người để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kĩ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kĩ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết 5 các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 1. Thuận lợi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch cho từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là định hướng giúp giáo viên thực hiện dạy các kĩ năng cho học sinh như: Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đảng ủy và chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục. Nhân dân địa phương cần cù lao động, dân trí ngày càng được nâng cao đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội. Trường TH&THCS Minh Tân có đội ngũ CB, GV, NV đảm bảo đủ về số lượng, đa số GV trẻ nhiệt tình và có lòng yêu nghề mến trẻ. Đội ngũ GV đồng tình hưởng ứng cuộc vận động của ngành và các nội dung mà đơn vị đã xây dựng. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, thuận lợi cho việc giảng daỵ và tổ chức các hoạt động tập thể. 7 trong công tác bồi dưỡng do tuổi nghề còn non nên giáo viên mới thường không an tâm công tác. b. Đối với học sinh - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. Nhiều em đến trường tỏ ra nói nhiều vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ, ... - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy. - Một số em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không tròn câu và ít nói lời cảm ơn, xin lỗi với cô, bạn bè. Kĩ năng làm việc độc lập, thảo luận, chia sẻ với các bạn trong nhóm còn lung túng. Nhiều em chưa linh hoạt trong giao tiếp, trong học tập. Kĩ năng trình bày bài còn mang tính khuôn mẫu chưa biết tự tư duy, tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. c. Đối với phụ huynh học sinh Về phía cha mẹ học sinh luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá! Ngoài ra, một trở ngại nữa là một số phụ huynh trong lớp thì quá nuông chiều con cái khiến trẻ có thói quen ỉ lại, không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, một số thì đi làm ăn xa để con ở nhà với anh, chị hoặc ông bà, một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo con em trong các hoạt động cần thiết Từ các nguyên nhân, tình hình thực tiễn cũng như các thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 9 Chương trình giáo dục hiện hành còn nặng về lí thuyết, xem nhẹ thực hành. Trong thực tế giảng dạy, đa số giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc thực hiện dạy đúng chương trình, đảm bảo mục tiêu tiết học; sau bài học, học sinh nắm được kiến thức gì, chưa quan tâm đến việc sau tiết học này học sinh có thể vận dụng được điều gì vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết học chính khóa thì giáo viên phải nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu của từng tiết học; nhất là mục tiêu về kĩ năng cần đạt của học sinh trong tiết học đó, sau đó suy nghĩ xem có thể vận dụng, lồng ghép các kiến thức thực tế nào vào nội dung tiết học để dạy cho các em. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc dạy kĩ năng sống thông qua các môn học học, nhất là các môn như: Thực hành kĩ năng sống; Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học; An toàn giao thông ... để giờ học các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Ở môn thực hành kĩ năng sống cần hướng dẫn cho các em các kĩ năng cơ bản và cần thiết như: Cách thể hiện cảm xúc; Cách vượt qua những khó khăn trong cuộc sống; Cách xử lí các tình huống; Hay là cách tránh sét khi gặp trời mưa dông; cách giúp đỡ người khác khi bi đuối nước. Rồi đến những kĩ năng tưởng chừng đơn giản như gấp quần áo, chuẩn bị đồ khi đi tham quan du lịch. Từ những bài học này các em sẽ tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để có thể tự giải quyết những khó khăn khi gặp phải. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không thể hình thành chỉ qua việc ghe giảng và tự học tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Đó chính là các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống được hình thành; trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh; qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, học sinh có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn 11 Hay ở chủ đề “ Cảm xúc của em” tổ chức cho các em tự xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện cảm xúc phù hợp. Từ đó giúp các em tự tin và có cách thể hiện cảm xúc phù hợp trong cuộc sống. Hoặc khi dạy chủ đề 2: “Khi em đi tham quan” hướng dẫn các em các bước gấp quần áo; Cách sơ cứu khi bị thương ... Từ những điều mà các em đã được trải nghiệm sẽ giúp các em linh hoạt hơn khi gặp phải những khó khăn trên. Ngoài việc dạy các bài thực hành kĩ năng sống, giáo viên cần loòng ghép việc dạy kĩ năng sống thông qua các môn học. Chẳng hạn: Ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp như: Viết thư; Giới thiệu về địa phương; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia,... được lồng ghép cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài văn giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng như mẫu đơn, thư, tóm tắt tin tức, hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những kĩ năng sống. Thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm, hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai, học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết. Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, đóng vai, trò chơi, ... Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc