Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1
Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục là nền tảng của sự phát triển con người về mọi mặt. Thời gian qua giáo viên là những người cố gắng hết sức trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nhờ đó mà ngành giáo dục đã đạt được những thành tích đáng kể. Những người làm giáo dục phải có lòng nhiệt huyết với nghề. Ngoài việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, giáo viên còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên luôn là chiếc cầu nối cho học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, xã hội và một số kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, của Tiếng việt, là một trong những mảng kiến thức quan trọng ấy. Đọc - viết, nghe - viết là những kĩ năng đặc trưng của phân môn Chính tả là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Vì vậy là giáo viên dạy Lớp 1 tôi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề học chính tả của các em ngay ở lớp đầu cấp. Chính tả là kỹ năng thật sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh tiểu học. Nếu ta đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Chính vì thế, tôi không muốn học sinh của mình mắc lỗi chính tả khi viết, nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. Trường TH Giáp Đắt 1 Xa Thị Ngoan Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. tiết dạy không còn khô khan. Điều mà tôi băn khoăn lo lắng là làm thế nào để tiết dạy không còn nhàm chán giữa thầy, trò để đạt kết quả cao. Nhằm giúp học sinh từng bước làm quen và có kĩ năng viết đúng chính tả tạo cho các em sự thích thú và chủ động, tích cực học tập ở phân môn Chính tả nên tôi đã không ngần ngại chọn và thực hịên đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Phân môn Chính tả trong nhà trường có mục đích giúp học sinh nắm vững các quy tắc và hình thành kỹ năng chính tả, nói cách khác, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Ngoài ra còn rèn cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt. Về chương trình dạy chính tả bắt đầu ở tuần 25, mỗi tuần có hai tiết tập chép. Học sinh nhìn lên bảng, nhìn sách giáo khoa để chép lại bài theo cỡ chữ nhỏ, kết hợp nghe giáo viên đọc từng tiếng – mỗi bài viết từ 20 đến 30 chữ trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Ở tuần 31, 33, 35, mỗi tuần có một tiết chính tả (tập chép) và một tiết chính tả (nghe/viết) yêu cầu: Viết đều nét, rõ ràng, thẳng dòng, đúng chính tả. Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả. Phân môn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau: 1/ Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc phải 5 lỗi mỗi bài tốc độ viết 1 – 2 chữ /1 phút. 2/ Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ... Trường TH Giáp Đắt 3 Xa Thị Ngoan Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. Phụ âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Khi viết các dấu ghi thanh ( `, ?, ~, /, .) được đánh lên trên hoặc dưới âm chính. Các nguyên âm đơn có đặc điểm không thay đổi cách viết ở trong các từ khác nhau (trừ trường hợp i có khi viết y). i : viết ngay sau âm đầu: bi, mĩ, kính, y : viết sau âm đệm: quy, quỳnh, Khi đứng một mình viết i đối với từ thuần việt: ầm ĩ,Viết y đối với từ Hán việt: y tá, ý kiến Các nguyên âm đôi có cách viết khác nhau, tuỳ vào cấu tạo của âm tiết: Viết Trong trường hợp Ví dụ ia Không có âm đệm và âm cuối bìa, tía iê Không có âm đệm và âm cuối Liên, tiến ya Có âm đệm, không có âm cuối Khuya yê Có âm đệm và âm cuối(hoặc mở Xuyến, quyên, yên, yết, đầu âm tiết không có âm đầu) yêu ua Không có âm cuối chua, cua, uô Có âm cuối Muối, tuốt, chuối, ưa Không có âm cuối Chưa, thừa, ươ Có âm cuối Được, thường, Mặt khác, còn trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép, viết, đọc và hiểu bài, làm bài) phát triển ngôn ngữ và tư duy khoa học cho học sinh. Chính tả còn có quan hệ với chính âm, với tập viết và tập đọcPhân môn chính tả còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp qua cách sử dụng ngôn ngữ: Tính khoa học, tính chính xác và Trường TH Giáp Đắt 5 Xa Thị Ngoan Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập: Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm tiết chính tả và có kết quả như bảng thống kê trên tôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả học tập của các em, khi các bậc phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình qua phiếu liên lạc, tôi mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơn nữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức độ của chương trình được nâng cao, so với học kỳ I học sinh chỉ học âm, ghép vần nhưng học kỳ II các em được tiếp cận với nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, mỗi phân môn có những đặc thù riêng. Mỗi tuần các em được học 2 tiết với hình thức chính tả tập chép và chính tả nghe/ viết. Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi học bài chính tả nghe/viết học sinh phải vận dụng các kĩ năng nghe, viết, mà phải nắm được quy tắc chính tả mới viết chính xác bài viết v.v Riêng những gia đình chưa đủ điều kiện quan tâm đến việc học của con em, nên các em lơ là việc học, tôi trao đổi riêng sau giờ họp nêu rõ lực họcvà khả năng học chính tả của các em, ngoài giờ học trên lớp thì sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà là vô cùng quan trọng. Tôi tha thiết mong được sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh để cùng với giáo viên, nhà trường giúp các em học tập tốt. Sau cuộc họp, tất cả phụ huynh đã đồng ý với đề nghị mà tôi đã đưa ra. 2/ Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi: Học lực của từng em đã được thể hiện rõ, tôi tiến hành xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ theo học lực: giỏi, khá, trung bình, yếu và xen kẽ các em theo nhóm đã phân loại được như bảng thống kê trên nhằm thực hiện phương châm: “Học thầy không tày học bạn” . Trường TH Giáp Đắt 7 Xa Thị Ngoan Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. Những âm tiết có âm cuối là p, t, c chỉ có 2 thanh điệu (/ và .) Ngoài các âm trên, ở ví trí cuối âm Tiếng Việt không có một âm nào khác. Đây là một trong những đặc điểm riêng của cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Muốn đạt được những điểm trên đòi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài và đọc thông, viết thạo bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung chính tả của bài, nhận xét những hiện tượng chính tả hoặc cách trình bày một văn bản. Mặt khác, học sinh phát âm chuẩn xác giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Điều mà giáo viên cần chú trọng ở đây là làm sao cho học sinh của mình không mắc sai nhiều lỗi chính tả khi viết, gặp phải nhiều tiếng có vần khó làm ảnh hưởng đến thói quen của các em. Ví dụ: tàu thủy thì viết tàu thỉ, ngoằn ngoèo thì viết ngoằn ngoè, Phân môn Chính tả Lớp 1 nói về hình thức các em chỉ học kiểu bài tập chép (nhìn viết) là hình thức chủ yếu. Ở kiểu bài này, giáo viên phải đọc cả bài viết cho học sinh nghe trước khi viết. Giáo viên viết theo mẫu chữ hiện hành trên bảng lớp rõ ràng. Hình thức tập chép đòi hỏi học sinh chuyển từ hình ảnh thị giác (nhìn bảng viết) thành hành động tái tạo lại dạng thức viết. Tập chép là hình thức lặp đi, lặp lại nhiều lần dạng thức viết của các chữ cái các từ trong văn bản. Do đó, tập chép vừa giúp học sinh củng cố kỹ năng viết các chữ cái, định hình dạng thức các đơn vị ngôn ngữ, vừa có tác dụng hoàn thiện kỹ năng đọc. Ngoài ra, giáo viên còn cho học sinh luyện viết đúng chữ cái ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc vần và thanh dễ nhầm lẫn. Nói về dấu thanh gồm 5 thanh đệm (trừ thanh 1 – thanh ngang không có dấu ghi), thanh 2 – dấu huyền (`), thanh 3 – dấu ngã (~), thanh 4 – dấu hỏi (?), thanh 5 – dấu sắc(/), thanh 6 – dấu nặng (.). Nếu âm chính ghi bằng hai chữ nguyên âm đôi: ia, ya, ie, ua, uô, ưa, ươ thì dấu ghi thanh thường ghi bằng 2 cách: + Các âm chính viết ia, ya, ua, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái đầu: Ví dụ: mía, múa, sữa, Trường TH Giáp Đắt 9 Xa Thị Ngoan Đề tài: “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 1”. Sau mỗi bài, mỗi tiết học nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành bài học, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng những lời động viên khen ngợi, tuyên dương và nêu gương những em luôn luôn viết đúng, trình bày sạch sẽ. Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài học của mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài học, bài làm học sinh cũng vẫn không thoả mãn với những gì đạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN: A. Phân môn chính tả không phải chỉ là một môn học phát hiện, mà là một môn học phát hiện và sửa chữa những vi phạm (sửa lỗi chính tả), chính tả Tiếng Việt không đơn giản là cách viết theo sát ngữ âm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Mà chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá, không phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể ngữ âm riêng biệt. - Nội dung chính tả bao gồm các nguyên tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số nguyên tắc viết chữ ngoại lệ. Theo đó mỗi nguyên tắc trên là sự hoà hợp, khái quát hoá một nhóm phương pháp cụ thể, nhằm dạy cho học sinh viết đúng và hạn chế viết sai chính tả. * Dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy. Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào việc viết văn bản bằng một hệ thống thao tác tư duy hợp lý. a/ Phân chia nhiệm vụ thực hành quy tắc thành các bước cụ thể. b/ Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic. c/ Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung. Ví dụ: Dạy cho học sinh biết phân biệt l/n. Nhiệm vụ chính tả ở trường hợp này là giải quyết hiện tượng viết như nói, nói sao viết vậy, phát âm nhầm lẫn l/n thì viết cũng không phân biệt. Khác với quy tắc phân biệt ch, tr, x, s. Trong một số phương ngữ vẫn tồn tại phát âm l/n nhưng lại chỉ có ch, x không có tr, s. Vì thế, có Trường TH Giáp Đắt 11 Xa Thị Ngoan
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.doc