Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh Lớp 1

docx 17 trang sklop1 02/11/2023 2441
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh Lớp 1
 Rènmột sốkĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1
 MỤC LỤC
 I. TÊN ĐỀ TÀI .......2
 II. PHẦN MỞ ĐẦU..........2
 1.Lí do chọn đề tài...........2
 1.1. Cơ sở lí luận...2
 1.2. Cơ sở thực tiễn..................2
 2. Mục đích nghiên cứu.........3
3. Đối tượng nghiên cứu ...4
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ..4
 5. Phương pháp nghiên cứu............4
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu..............4
III. PHẦN NỘI DUNG........4
1. Cơ sở lí luận.......4
 2. Thực trạng.........5
 3. Giải pháp .........................6
 3.1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh...........7
 3.2. Rèn kĩ năng sống thông qua việc rèn nền nếp và nội quy lớp học................7
 3.3. Rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp nội dung giáo dục vào các môn học.... 8
 3.4. Các hoạt động phối hợp khác............8
 4. Kết quả thực nghiệm...............9
 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........11
 1. Kết luận.........................................................................................................11
2. Kiến nghị.......................................................................................................11
 Tài liệu tham khảo ..........13
Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Rènmột sốkĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1
thức mà còn phải thể hiện tốt những kĩ năng sống của bản thân hằng ngày qua 
các sự việc diễn ra.
 Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế 
giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển 
mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng 
đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ 
em. Thực tế, một số gia đình bố mẹ chỉ mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất 
gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm 
ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ.
 Hơn nữa,qua tìm hiểu thực tế tại địa bàn xã Hướng Phùng, đặc biệt là tại 
thôn Cợp còn có những gia đình bố mẹ nghiện cờ bạc, rượu thuốc, nhiều gia 
đình bố mẹ không biết chữ và hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà 
trường, thầy cô giáo... Điều đó ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự 
phát triển nhân cách của các em. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, 
quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào 
người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý 
thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều 
chuộng quá mức dẫn đến tình trạng chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo 
ý người khác. Thực trạng cũng cho thấy rằng hiện nay, nhiều trẻ em rất thiếu kĩ 
năng, từ các kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông 
bà, cha mẹ đến những kĩ năng ứng phó với những sự việc phức tạp xung quanh. 
Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì 
việc gì ngoài việc học, đến trường không tham gia lao động cùng các bạn và thầy 
cô. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các 
hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc tham 
gia các hoạt động. Các em bị lôi cuốn bởi các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên 
hệ thống mạng Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi 
trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng 
xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên 
ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra công 
tác giáo dục là ngoài những kiến thức về Tự nhiện, Xã hội mà học sinh được học 
trên ghế nhà trường, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với cộng 
đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. Từ những suy nghĩ, trăn trở nêu trên, 
tôi quyết định nghiên cứu đề tài này.
 2. Mục đích nghiên cứu
Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cơ bản, cần thiết cho học sinh lớp 1.
 Vận dụng các biện pháp giúp học sinh có được những kĩ năng cần thiết để 
ứng xử phù hợp với nhiệm vụ học tập, vui chơi, sinh hoạt hằng ngày.Giúp học 
sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh 
hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử 
có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Rènmột sốkĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1
 Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ. Thời gian trong 6 năm 
đầu đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và 
lớp mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những 
kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em dùng trong cuộc 
sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học trực tiếp nhờ 
phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn. Do đó, tạo môi trường 
học tập tốt nhằm giáo dục đạo đức, tri thức, kĩ năng sống cho các em là một yêu 
cầu cấp thiết đối với công tác giáo dục.
 Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được 
hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng 
xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan 
trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Nội dung chương 
trình học hiện nay tuy đã có sự điều chỉnh, đổi mới đáng kể nhưng cũng đang 
gặp phải nhiều chỉ trích do còn nặng nề về kiến thức hàn lâm trong khi những tri 
thức vận dụng cho đời sống thưc tế hàng ngày bị thiếu sót hoặc bị xem nhẹ. 
Mặc dù ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống đã được 
đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp 
với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả giáo dục còn chưa cao. 
Mặt khác, giai đoạn trẻ sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn đầu đời của các em. 
Môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời 
gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang 
tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, 
bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy học tập.Sự 
tinh nhạy và sức bền vững, tính khéo léo của các thao tác của đôi bàn tay để tập 
viết được phát triển nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, 
muốn trẻ vượt qua được tốt những thử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp 
đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
 2. Thực trạng
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1Etại trường tiểu học Hướng Phùng cho thấy kĩ 
năng sống của học sinh chưa cao, một số em hầu như chưa có một chút kĩ năng 
gì khi mới bước vào lớp 1. Các em còn rất ngại nói, ngại bày tỏ, khả năng tự 
học, tự tìm tòi còn hạn chế.Bởi thực tế khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà 
trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 
năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt 
động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu 
nghiêm ngặt. Khi chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ 
đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị 
cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu 
học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không 
chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình 
huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không 
dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những 
Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Rènmột sốkĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1
bám sát vào nội dung Tiêu chí về xây dựng đơn vị văn hóa và giáo dục kĩ năng 
sống của học sinh năm học 2016 – 2017 của nhà trường. Với 20 tiêu chí cụ thể, 
tôi cố gắng rút ra những tiêu chí cơ sở, cấp thiết để rèn cho các em tròn năm học, 
để đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục. Đề tài đã mạnh dạn đưa ra những 
giải pháp sau:
 3.1. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
 Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và 
giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về 
mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước 
mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp 
cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện, thu hút các 
em đến lớp mỗi ngày.Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả 
năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một 
môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.Nội dung dành cho hoạt động giới 
thiệu bản thân cũng nằm trong các bài học đầu tiên của môn Tiếng Việt 1- CGD. 
Tôi thực hiện theo thiết kế bài học, sau đó tổ chức trò chơi để học sinh thành 
thục việc giới thiệu bản thân, chào giáo viên qua đó rèn kĩ năng nghe – nói thành 
lời cho các em.
 Tiếp theo trong tuần đầu, tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của 
mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn 
hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục 
qua tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, sinh 
hoạt, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều 
chỉnh phù hợp.
 3.2. Rèn kĩ năng sống thông qua việc rèn nền nếp và nội quy lớp học
Dựa vào việc phân loại kỹ năng sống theo 4 nội dung hoạt động của học sinh sau 
để có biện pháp cụ thể theo từng mức độ, từng thời điểm.
 Một là kỹ năng học tập: kỹ năng tự giác học tập, kiểm tra - đánh giá năng 
lực của bản thân, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, kỹ năng 
phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng hệ thống hoá, 
kỹ năng trình bày một vấn đề.
 Hai là kĩ năng lao động, lao động tự phục vụ: kỹ năng thao tác những hoạt 
động tự phục vụ như: tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, tự đi 
giày dép, tự chuẩn bị đồ dung đi học, chải tóc, tắm gội,..., kỹ năng sử dụng có 
hiệu quả một số dụng cụ chăm sóc cây xanh, chăm sóc vật nuôi trong gia đình, 
lao động vệ sinh trường lớp,...
 Ba là kĩ năng vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ: trẻ tự thực hiện được một số hoạt 
động như: chải đầu, đánh răng rửa mặt, tắm giặt, mặc ấm khi trời rét..., chơi trò 
chơi lành mạnh, ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh, thực hiện giờ giấc vui chơi, học 
tập lao động vừa sức hợp lý tránh được sự căng thẳng,....
 Bốn là kĩ năng về hành vi, ứng xử: kỹ năng giao tiếp (nói lời cảm ơn, xin 
lỗi phù hợp tình huống, biết cách chào thầy cô giáo, cách xưng hô nói năng đúng 
mực với những người lớn tuổi,...), kỹ năng từ chối, kỹ năng ra quyết định, kỹ 
Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Rènmột sốkĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp 1
 Các tiết chào cờ đầu tuần là dịp thuận lợi để giáo dục những kĩ năng như 
xếp hang, tự quản, giao tiếp trước đám đông.
 Trong khi các em vui chơi, tôi cũng quan sát và điều chỉnh những hành vi, 
thái độ của các em nhằm rèn cho các em kĩ năng ứng xử phù hợp với bạn bè, 
biết đoàn kết, thân ái, hòa đồng với nhau.
 Để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp học 
xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, tôi đã hướng dẫn các em 
chăm sóc cây xanh trong lớp hàng ngày.
 * Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ 
năng sống cơ bản
 Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công 
bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.
 Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi, học tập.
 Giáo viên, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, 
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những 
lựa chọn của mình. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn 
luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động tập thể.
 Giáo viên, cha mẹ cần dạy các em những văn hóa trong ăn uống, biết cách 
sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ 
dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn 
gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, 
vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và 
đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ 
giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là 
kỹ năng sống tự lập sau này. 
 Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi luôn cố gắng rèn cho học sinh 
những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong 
nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong 
mọi trường hợp. 
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là 
điều hết sức cần thiết cho tương lai các em.Để đạt được điều đó, giáo viên cần 
kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng 
dạy.
4. Kết quả thực nghiệm
 Qua khảo sát lần 2 ở lớp 1E(cuối học kì 1 và giữa học kì II) với chủ đề “Điều 
em làm được”; kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ nhiều. Cụ thể như sau:
Giáo viên: Hồ Thị Mỹ Dung Trường Tiểu học Hướng Phùng 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_mot_so_ki_nang_song_co_ban_cho_hoc.docx