Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1
SKKN: “Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- ĐỀ TÀI: RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1 Trang MỤC LỤC:........................................................................................................:01 I.TÊN ĐỀ TÀI:.................................................................................................:02 II. PHẦN MỞ ĐẦU :........................................................................................:02 1.Lý do chọn đề tài ...........................................................................................: 02 1.1 cơ sở lý luận ................................................................................................:02 1.2.Cơ sở thực tiễn.............................................................................................:03 2. Mục đích của ngiên cứu................................................................................ :03 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................:04 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm....................................................................:04 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................04 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu....................................................................:04 6.1 Phạm vi.........................................................................................................:04 6.2. Kế hoạch......................................................................................................:04 II: PHẦN NỘI DUNG :....................................................................................04 1. Cơ sở lí luận:.................................................................................................: 04 2. Cơ sở thực tiễn :..............................................................................................05 3. Thực trạng nghiên cứu...................................................................................:05 4. Những biện pháp thực hiện .......................................................................... :06 4.1.Đối với Giáo viên chủ nhiệm.......................................................................:06 4.2.Đối với học sinh học sinh.............................................................................:06 4.3. Kiểm tra nề nếp thông qua đội ngũ cán bộ lớp............................................:07 4.4. Kết hợp với Phụ huynh học sinh.................................................................:08 5. Kết quả ..........................................................................................................:09 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................10 1. Mức độ và phạm vi tác dụng của SKKN........................................................:10 2. Kiến nghị về việc áp dụng triển khai SKKN..................................................:10 * Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................:11 Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc 1 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” 1.2 Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ đặc điểm tình hình chung của học sinh lớp 1: Các em chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập, sẽ gò bó hơn về thời gian, bị ràng buộc chặt chẽ bởi các nội quy – quy định của lớp học; đặc biệt các em hoàn toàn lạ lẫm với trường lớp, bạn bè và thầy cô giáo. Tất cả các em là người dân tộc thiểu số, môi trường tiếp xúc với ngôn ngữ Việt, và những kĩ năng giao tiếp hay những những nề nếp học tập cũng như các hoạt động khác hầu như không có và chưa mạnh dạn trong mọi hoạt động Từ những lý do trên, tôi xin mạnh dạn nêu một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm học về việc rèn nề nếp cho học sinh lớp 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Việc rèn nề nếp nhằm giúp học sinh : Có hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đạo đức đó. Từng bước hình thành nề nếp cho bản thân và biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện . Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh . 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 4.Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Hướng Phùng – Hướng Hóa – Quảng Trị. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp, trò chuyện ... Các phương pháp hỗ trợ: toán, thống kê ... Phương pháp nghiên cứu sản của phẩm hoạt động. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 6.1.Phạm vi: Trong khuôn khổ của sáng kiến này, tôi xin đưa ra một số biện pháp đã được đúc kết và vận dụng vào lớp 1B (năm học 2016-2017) trong việc rèn nề nếp cho các em. 6.2 Kế hoạch: Tháng 10/2016: Đăng kí đề tài lập đề cương, điều tra thực trạng nề nếp lớp học. Tháng 11-12/2016: Thu thập và xử lí số liệu điều tra. Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc 3 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” thức học tập. Tất cả mọi cái đều mới mẻ đối với các em. Các em phải tập làm quen với việc nghe trống thì phải vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ với nhiều hình thức khác nhau, cách đưa bảng, lau bảng, cách chào các thầy cô giáo khi vào lớp, đưa tay khi muốn phát biểu ý kiến, lắng nghe khi bạn trả lời và nhận xét cách trả lời của bạn, ra vào lớp phải xin phép, nghỉ học phải có xin phép... Chính sự thay đổi đó mà giáo viên chủ nhiệm lớp phải định hướng và xây dựng nề nếp học tập mới. Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng: Giờ toán quên vở bài tập; giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút... cá biệt có em không mang cả cặp sách vì sáng ra dậy muộn, gia đình quên nhắc nhở... Vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó, cần hình thành nề nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được. Cụ thể, kết quả điều tra về nề nếp của học sinh vào đầu năm học 2016- 2017, tôi thu được kết quả như sau: Đầu năm học Tổng số Nề nếp học sinh Tốt Đạt Cần cố gắng 35 SL % SL % SL % 0 0% 5 14,2% 30 85,8% Nhìn chung lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Một số em còn mải chơi, đến lớp với tâm lí sợ sệt, bỏ học dài ngày. 4. Những biện pháp thực hiện. 4.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ càng tỉ mỉ ngay từ đầu. Bước vào học lớp một, các em chưa viết được nên đầu năm học tôi phát cho các em một thời khoá biểu, hướng dẫn các em mang về dán ở góc học tập. Tại lớp trong từng môn học tôi hướng dẫn kỹ càng về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Các em có thể nhận biết các loại sách vở qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Đồ dùng học tập của các em tôi yêu cầu mỗi em có hai bút chì đã gọt đầu, tẩy, thước, sách vở đầy đủ cho từng môn học. Đồng thời qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu kết hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau. Ví dụ: Thứ hai có: Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật thì học sinh phải mang đủ: Sách Tiếng Việt, Vở Em tập viết, Vở chính tả, hộp bút, Vở Đạo đức, Vở tập vẽ, bút sáp màu, bảng con, phấn, khăn lau bảng. Những công việc này học sinh cần thực hiện một cách cụ thể và đều đặn. Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ tôi cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, anh chị học sinh). Hằng ngày các em Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc 5 Trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1” bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. Trong tiết học khi cần phát biểu tôi hướng dẫn học sinh nếp giơ tay phát biểu như: Chống khuỷu tay trái xuống bàn, giơ thẳng, bàn tay khép lại. Không nói leo, gây ồn ào trong giờ học; khi đọc bài thì nói “ Thưa cô! Cho em đọc bài”... Trong giờ học Tiếng Việt: Khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn mép, hướng dẫn tỉ mỉ cách đứng đọc, cách lấy hơi để các em đọc to và rõ ràng. Hoặc trong khi viết: Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng, đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bút khi viết, không được ấn mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm quăn mép vởViệc rèn nếp giữ vở sạch đẹp là vô cùng quan trọng trong nếp học tập của người học sinh. Như vậy việc rèn nếp giữ gìn sách vở ngay trong giờ học, học sinh được hướng dẫn thực tế và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói quen tốt. 4.3. Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp: Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Ở đây tôi chỉ nói đến phạm vi hẹp: Đó là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bèVấn đề này giáo viên cần theo dõi và uốn nắn học sinh kịp thời cũng như để lựa chọn chính xác. Sau đó, hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. Đầu giờ: Tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn: Soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mớirồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ. Các tổ trưởng tập hợp kết quả tổ của mình báo cáo với lớp trưởng và đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu lớp đầy đủ Trường hợp vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. Có như thế các em mới nhớ và tạo thói quen có nề nếp tốt trong học tập. Người thực hiện: Nguyễn Thị Trúc 7 Trường Tiểu học Hướng Phùng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ne_nep_cho_hoc_sinh_lop_1.doc