Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp đầu năm cho học sinh Lớp 1

docx 7 trang sklop1 08/03/2024 2430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp đầu năm cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp đầu năm cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp đầu năm cho học sinh Lớp 1
 RÈN NỀ NẾP ĐẦU NĂM CHO HỌC SINH LỚP MỘT.
Sau những tháng ngày nghỉ hè, bắt đầu rời ngôi trường mầm non, các con bước vào 
lớp một, tất cả đều là mới lạ, từ khung cảnh, môi trường học tập, vui chơi, hoạt 
động...Đây là bước chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập có chủ 
định, các em rất bỡ ngỡ, rụt rè, có một vài em thời gian đầu đến lớp còn khóc nhớ 
ông bà, bố mẹ. Thật đúng như lời bài hát:
 “Ngày đầu tiên đi học 
 Em mắt ướt nhạt nhòa
 Cô vỗ về an ủi 
 Chao ôi sao thiết tha.”
Giai đoạn này vì tâm lí của các em chưa hoàn thiện nên khó tiếp thu kiến thức 
trong học tập và các hoạt động khác cũng khó thực hiện được tốt. Là giáo viên chủ 
nhiệm lớp 1 lâu năm, thấu hiểu được điều đó. Nên năm nào cũng vậy, từ đầu năm 
học tôi phải tập trung thực hiện việc giảng dạy theo hướng nhẹ nhàng, tự nhiên, 
chất lượng và hiệu quả. Tất cả phải tạo cho các em có thói quen tốt ngay từ những 
buổi đầu vì thời gian trò ở lớp với cô nhiều hơn thời gian ở nhà với cha mẹ. Nên cô 
vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa là mẹ hiền của chúng. Vì thế,tôi đã rèn cho 
các em một số thói quen như:
1.Rèn nề nếp học tập trên lớp:
Khi bắt đầu cắp sách đến trường hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp rõ 
ràng, các em diễn đạt không đủ ý, trả lời chưa đủ câu, còn lúng túng khi giơ tay phát 
biểu bài, xếp hàng ra vào lớp chưa có quy củ, đó là hạn chế mà hầu hết các em hay 
mắc phải. Vì vậy mà giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, uốn nắn 
từng từ, từng câu của học sinh cho đầy đủ, từ những câu trả lời đơn giản nhất, không 
cần quá dập khuôn nhưng phải sửa ngay từ đầu thì sẽ rất dễ đối với lứa tuổi này và 
từ đó dần dần sẽ trở thành kĩ năng. lượng, đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em vào nề nếp học 
tập ngay từ đầu năm học.
2.Rèn ý thức tự học trong giờ tự quản 15 phút đầu giờ và ý thức tự học ở nhà:
Để có được giờ tự quản hiệu quả và chất lượng dưới sự điều hành của cán bộ lớp thì 
trước tiên giáo viên phải tuyển chọn đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, tự tin 
và có trách nhiệm với tập thể lớp. sau giờ ra chơi. Sau một thời gian nếu có học sinh nào chân tay bẩn cần cho đi rửa 
ngay và nhắc nhở giáo dục trước lớp. Đến cuối tuần, tiết sinh hoạt lớp cô có phân 
tích động viên kích lệ những học sinh sạch sẽ gọn gàng trong cả tuần và phê bình 
những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh 
sẽ đi vào nề nếp và có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ. Để hình thành cho học sinh có 
nề nếp và thói quen như trên, cần có sự giúp đỡ từ phía phụ huynh. Trong buổi họp 
phụ huynh đầu năm giáo viên đề ra các yêu cầu để phụ huynh cùng kết hợp rèn nếp 
cho học sinh. Hằng ngày kiểm tra sách vở của con, nhắc nhở con học bài và làm bài, 
hướng dẫn con chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.
Giáo dục con ý thức gọn gàng ngăn nắp khi học tập, vui chơi, sinh hoạt điều độ, 
đúng thời gian biểu, giờ nào việc đấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Thường 
xuyên trao đổi với phụ huynh qua trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua liên 
lạc điện tử để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học trên lớp cũng như học ở 
nhà.
Kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên để cùng rèn nề nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, 
cách cầm bút, để vở, phát biểu bài.... Nề nếp này phải được rèn thường xuyên, liên 
tục kể cả khi học sinh đã có nề nếp. Như vậy, muốn cho học sinh lớp Một có nề nếp học tập, thói quen tốt thì ngay từ 
đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách kiên trì, tỉ mỉ, từ việc 
chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, giơ tay phát 
biểu bài, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, đọc bài, làm bài, viết 
bài, vệ sinh cá nhân, ăn ngủ nghỉ, rèn cho học sinh kĩ năng sống , tự phục vụ bản 
thân , tất cả mọi việc sao cho kịp tốc độ chung, để đảm bảo thời gian hoạt động, học 
tập, sinh hoạt.... Thì thầy cô phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các 
con ở trường.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ne_nep_dau_nam_cho_hoc_sinh_lop_1.docx