Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH =========== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TỪ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Người viết : Đỗ Ngọc Thủy Trường : Tiểu học Khương Đình Năm học 2019 A - PHẦN MỞ ĐẦU Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong các nhà trường nói chung và cho bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp các em hứng thú, say mê trong mỗi tiết học. Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đang là phương pháp dạy học phổ biến, áp dụng trong các trường học và được cụ thể trong mỗi giờ học. Trong mỗi tiết học giáo viên chỉ là người gợi mở, nêu vấn đề giúp học sinh tự mình tìm ra được những kiến thức mới. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh tự chiếm lĩnh lấy tri thức. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện để xây dựng đất nước. Vì vậy mục tiêu của giáo dục Tiểu học là phải đào tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ kiến thức về tự nhiên, xã hội. Chính vì lẽ đó mà môn Tự nhiên và Xã hội được đưa vào chương trình học Tiểu học ngay từ lớp đầu cấp cùng với các môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, ... Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp 1 mới từ mầm non lên, các em có sự thay đổi rất lớn về mặt tâm sinh lý. Khi ở mầm non các em chơi là chính nhưng khi bước chân vào lớp 1 các em được học nhiều môn mới, trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội. Biết bao kiến thức mới lạ, biết bao điều hay và lý thú mở ra trước mắt các em ... Vậy làm thế nào để các em nhớ và khắc sâu những bài học? Làm thế nào để mỗi tiết học Tự nhiên và Xã hội đều hay, hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh, đạt hiệu quả cao nhất khi mà nhận thức của các em còn hạn chế, sự tập trung còn yếu, trí tưởng tượng chưa phát triển. Điều đó làm tôi luôn phải tự băn khoăn và suy nghĩ. Tôi nhận thấy nhu cầu được vui chơi trong học tập của học sinh Tiểu học là một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt là với học sinh lóp 1. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên và Xã hội là rất cần thiết. Một tiết học tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh chính là một tiết học “Học mà chơi - Chơi mà học” . Khi chơi, trẻ được tưởng tượng, suy ngẫm, tự mình được B - NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 1. MỘT SỐ CĂN CỨ KHOA HỌC 1.1. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, thực hiện việc chỉ đạo của phòng Giáo dục quận Thanh Xuân - Dạy đúng đủ tất cả các môn học, từ đó đào tạo ra những con người toàn diện có đầy đủ kiến thức về tự nhiên và xã hội. - Không dạy lệch môn (không chỉ dạy thiên về Toán hoặc Tiếng việt) 1.2. Căn cứ vào nội dung, chương trình, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Nội dung chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp lgồm có 3 phần: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của môn học là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về tự nhiên và xã hội. Qua chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 giúp các em biết: sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn. Các em biết về các thành viên trong gia đình, lớp học. Các em biết quan sát một số cây, con vật và sự thay đổi thời tiết. Trên cơ sở những kiến thức ban đầu được học, các em bước đầu được hình thành và phát triển những kĩ năng như: biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, biết ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. Các em biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Từ đó hình thành và phát triển những thái độ, hành vi như: có ý thức thực hiện các qui tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, gia đình, trường học,... 1.3. Căn cứ vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Như chúng ta đã biết Luật Giáo dục Điều 28 khoản 2 đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo Giáo dục đã phát hành tập sách: “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2, 3” phục vụ cho việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2. Tuy nhiên có một số bài chưa có trò chơi hoặc nhiều trò chơi dành cho cả học sinh lớp 1 và lớp 2, 3. Nếu cho học sinh lớp 1 chơi rồi khi lên lớp 2, 3 giáo viên lại chọn cho học sinh chơi thì dẫn đến sự nhàm chán, không thích thú. Mặt khác một số trò chơi đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự đầu tư, chuẩn bị nhiều, phải vẽ cả tranh ảnh mà không phải ai cũng vẽ được các tranh đó. Đặc biệt với giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Khương Đình thì 4 trên 6 đồng chí là đang nuôi con nhỏ, ít có thời gian để chuẩn bị nhiều đồ dùng công phu nên nhiều giáo viên ngại không muốn sử dụng các trò chơi đó trong giờ học, dẫn đến kết quả giờ dạy chưa cao, học sinh chưa hứng thú với môn học. Một số giáo viên còn coi nhẹ tiết học môn Tự nhiên và Xã hội, chỉ chú trọng vào môn Toán, Tiếng việt. Với thực trạng này, tôi đã tìm tòi và thiết kế các trò chơi học tập vận dụng cho một số tiết học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 rất dễ dàng, không mất nhiều thời gian chuẩn bị, tốn ít kinh phí, sử dụng được nhiều lần, phù hợp với học sinh lớp 1 của trường Tiểu học Khương Đình. Từ đó, giáo viên giúp các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao nhất. III- MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 1. NGUYÊN TẮC ĐỂ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Để tiết học đạt kết quả cao thì việc đưa trò chơi vào giờ học là vô cùng quan trọng. Để các em chơi mà học là điều không dễ dàng. Muốn vậy khi thiết kế trò chơi, người giáo viên phải nắm vững và thực hiện các nguyên tắc sau: - Trước hết trò chơi đó phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức cho các em - Trò chơi phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh - Trò chơi phải thể hiện mục đích rõ ràng về kiến thức của bài học, đảm bảo ôn tập, củng cố, rèn kĩ năng hoặc ứng dụng một đơn vị kiến thức cụ thể. - Trò chơi phải kích thích sự hứng thú của học sinh trong giờ học - Phương tiện trò chơi phải đơn giản dễ làm - Cho học sinh chơi thử - Tiến hành chơi thật - Nhận xét kết quả của trò chơi (có thể “thưởng” hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua), nhận xét thái độ của người được tham gia chơi và rút kinh nghiệm. Kết thúc trò chơi: Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được gì qua trò chơi hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi 4. CÁCH TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 4.1. Các trò chơi dạy phần: Con người và sức khỏe • Trò chơi 1: Ai nhanh - Ai đúng ( Áp dụng cho bài 1: Cơ thể chúng ta Hoặc bài 10: ôn tập con người và sức khỏe) • Mục đích: - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể - Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt • Chuẩn bị: - Tranh vẽ các bộ phận chính của cơ thể như SGK (nếu có) - Đồng hồ - Một cái còi • Thời điểm chơi: - Bài 1: Cuối tiết học để củng cố các bộ phận bên ngoài của cơ thể người. - Bài 10: Hoạt động 1 • Cách chơi: - Giáo viên làm trọng tài bấm thời gian (khoảng 1 phút) - 1 học sinh lên nói các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ hoặc cơ thể của học sinh - Các học sinh khác đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí các bộ phận đó không - Bước 4: Cho học sinh thi tập -> nhận xét tặng thưởng (có thể dùng mẫu huy chương vàng sau in ra bìa màu để thưởng) Tặng thưởng Người tập thể dục đẹp nhất 4.2. Các trò chơi dạy phần: Xã hội ❖ Trò chơi 1: Đi tìm tia nắng ấm (Áp dụng cho bài 16: Hoạt động ở lớp) • Mục đích - Giúp học sinh nắm được các hoạt động của lớp • Chuẩn bị: - 2 hình mặt trời bằng bìa màu hoặc giấy đề can + 1 hình ghi: Hoạt động trong lớp học + 1 hình ghi: Hoạt động ở sân trường - Các tia nắng bằng bìa màu, nhỏ có ghi tên các hoạt động diễn ra trong lớp học, ngoài lớp học như: học vẽ, học toán, thể dục, chào cờ, học hát,.... • Thời điểm chơi: Cuối tiết học để củng cố bài • Cách chơi: Khoảng 10 học sinh chia thành hai đội. + Đội 1: Mỗi học sinh phải tìm đúng các tia nắng có ghi tên các hoạt động ở lớp dán vào ông mặt trời “Hoạt động ở trong lớp học”. + Đội 2: Mỗi học sinh phải tìm đúng các tia nắng ghi tên các hoạt đông ở sân trường dán vào ông mặt trời “Hoạt động ở sân trường” Đội nào tìm đúng và nhanh đội đó thắng cuộc. Ví dụ: Học hát Học toán Hoạt động Học vẽ Xem máy chiếu trong lớp • Cách chơi: - Khi cô nói đến tên 1 loại rau, củ, quả gì thì học sinh nói nhanh 2 thứ cùng loại đó. Ai không kể đủ tên 2 thứ hoặc kể sai tên coi như thua cuộc. Ví dụ: Cô nói: “rau ăn lá” thì học sinh phải trả lời: bắp cải, xà lách “rau ăn củ” thì học sinh phải trả lời: cà rốt, củ cải - Kết thúc trò chơi: Có thể hỏi học sinh ích lợi của việc ăn rau - Cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, đánh giá hoặc phát thưởng ❖ Trò chơi 2: Đố bạn rau gì? (Áp dụng cho bài 22: Cây rau) • Mục đích: - Giúp học sinh được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã được học • Chuẩn bị: - Các loại cây rau có ở địa phương - Khăn sạch để bịt mắt • Thời điểm chơi: Cuối tiết học để củng cố về nhận biết các loại rau • Cách chơi: - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt - Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp - Giáo viên đưa cho mỗi em một cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là rau gì - Học sinh dùng tay sờ và có thể ngắt lá để ngửi, rồi đoán xem đó là rau gì. Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc. - Nhận xét cuộc chơi ❖ Trò chơi 3: Đoán hoa (Áp dụng cho bài 23: Cây hoa) • Mục đích: - Giúp học sinh củng cố hiểu biết về cây hoa • Chuẩn bị: con cá cho đúng thành một con cá. Sau đó các em dán vào tờ giấy trắng. Dán xong, các em có thể dùng bút màu vẽ trang trí xung quanh . Khi bài hát kết thúc đội nào làm xong trước và trang trí đẹp là thắng cuộc. - Học sinh ở dưới theo dõi và nhận xét 2 đội chơi về hình dáng con cá có đúng không, trang trí thêm có đẹp không. - Giáo viên nhận xét và phát thưởng ❖ Trò chơi 5 : Thi nối nhanh và đúng (Áp dụng cho bài 26: Con gà) • Mục đích: - Giúp học sinh được rèn tư duy nhanh, đúng - Củng cố về các bộ phận bên ngoài của con gà • Chuẩn bị: Tranh vẽ con gà, các miếng bìa ghi tên các bộ phận bên ngoài của con gà như hình sau: Cánh Mỏ Đuôi Mình Chân Đầu • Thời điểm chơi: Cuối tiết học Cách chơi: - Giáo viên gắn tranh con gà cùng với các tấm bìa lên bảng như hình trên. - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên chơi nối tiếp sức (mỗi học sinh nối một tấm bìa có ghi tên bộ phận của con gà với một bộ phận trên hình ảnh của con gà, nối xong trở về chỗ thì học sinh tiếp theo mới được chạy lên nối tiếp). Đội nào nối nhanh và đúng là thắng cuộc. - Nhận xét cuộc chơi, phát thưởng ❖ Trò chơi 6: Đố vui (Áp dụng cho bài 29: Nhận biết cây cối và con vật)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_trong.doc