Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quản lí lớp học ở Lớp 1 thông qua phần mềm ClassDojo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quản lí lớp học ở Lớp 1 thông qua phần mềm ClassDojo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quản lí lớp học ở Lớp 1 thông qua phần mềm ClassDojo
UBND HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU MINH ------------------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ LỚP HỌC THÔNG QUA PHẦN MỀM CLASSDOJO Lĩnh vực/ Môn : Chủ nhiệm Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Dung Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Chu Minh Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022-2023 2/19 đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa có một tiêu chuẩn định lượng nào đó vừa đánh giá được năng lực phẩm chất của học sinh vừa tạo tâm lí phấn khởi cho học sinh tích cực rèn luyện, học tập. Đặc biệt phải có biện pháp khen thưởng, động viên để tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Phần mềm Classdojo đặc biệt hữu ích giúp giáo viên quản lý lớp, rèn luyện nền nếp cho học sinh. Sau khi đăng kí và tạo tài khoản lớp học, mỗi học sinh sẽ được đại diện bằng một hình Monster (chú quái vật nhỏ) ngộ nghĩnh. Như vậy chúng ta sẽ có một lớp học ảo có tên từng học sinh trong lớp. Trong lớp học đó giáo viên có thể tạo ra đầy đủ các nội quy, khuyến khích, thưởng phạt. Và mỗi khi giáo viên khen thưởng hay nhắc nhở một học sinh nào đó, thông tin này sẽ hiển thị trên điện thoại của phụ huynh. *Biện pháp 3. Xây dựng trang mạng xã hội dành riêng cho lớp học ClassDojo cũng là một mạng xã hội dành riêng cho lớp học. Tại đó có một trang giống như tường của Facebook. Giáo viên có thể cập nhật các hoạt động trên lớp lên hàng ngày. Tuy nhiên khi sử dụng Facebook, hình ảnh của các con bị đưa công khai lên mạng xã hội và có thể bị người khác sử dụng với mục đích không hay. Bên cạnh đó, facebook là trang mạng xã hội của cá nhân tôi, tôi chỉ muốn kết bạn với gia đình và bạn bè thân thiết, chứ tôi không mong muốn đăng những hình ảnh, thông tin công việc lẫn lộn với những hình ảnh, thông tin cá nhân. ClassDojo mang đến cho người dùng sự riêng tư cần thiết. Chỉ các phụ huynh, giáo viên trong lớp mới được truy cập vào Chuyện của lớp (Class Story) của lớp học đó, để xem các thông tin, hình ảnh giáo viên đưa lên, và trò chuyện, bình luận về các thông tin đó. Bố mẹ và thầy cô bớt đi nỗi lo lắng rằng hình ảnh của học trò bị đưa công khai lên mang, và có thể bị ai đó sử dụng với mục đích xấu. *Biện pháp 4: Sử dụng các tính năng khác để tạo nên một lớp học thông minh Công cụ điểm danh Attendance: Với công cụ này chúng ta có thể điểm danh có mặt các học sinh trong lớp. Khi điểm danh các học viên có mặt được đánh dấu màu xanh và không có mặt được đánh dấu màu tím đỏ. Bộ đếm thời gian: Hàng ngày chúng ta cho học sinh thảo luận trên lớp thì thường đặt đồng hồ cho các con làm trong khoảng thời gian nhất định. Trong 1 phút, 2 phút, 3 phút. Thông thường chúng ta sẽ thiết kế trên Powerpoint tuy nhiên việc này mất nhiều thời gian. Đồng thời các đồng hồ đó cố định ở khoảng thời gian mình định sẵn. Với ClassDojo giáo viên có thể đặt một khoảng thời gian bất kì một cách nhanh chóng. Vì vậy, giáo viên chỉ đơn giản là nhập thời gian vào bấm bắt đầu là xong. 4/19 TRƯỜNG TH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHU MINH PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ - Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Dung - Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo. -Lĩnh vực: Chủ nhiệm STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 30 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 10 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây 0 Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 30 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có 20 cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0 Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 30 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0 Nhận xét: 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5 Nhận xét: Tổng cộng: Đánh giá: □Đạt (>70 điểm)□Không đạt 6/19 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ký hiệu 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD & ĐT 2 Phòng Giáo dục PGD 3 Giáo viên GV 4 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 5 Học sinh HS 6 Công nghệ thông tin CNTT 8/19 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Giúp học sinh có hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp hơn. Xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh. Giúp phụ huynh học sinh nắm bắt thông tin kịp thời về quá trình học tập và rèn luyện của con mình để từ đó có kế hoạch và biện pháp phối hợp với giáo viên và nhà trường. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, trong đó có công tác chủ nhiệm. Bản thân tôi với mong muốn sử dụng có hiệu quả các ứng dụng và những tính năng trong phần mềm ClassDojo để làm kênh liên lạc giữa giáo viên và gia đình học sinh, đồng thời quản lý học sinh, đặc biệt là học sinh cá tính dễ dàng và tốt hơn. Thông qua đề tài tôi muốn giáo viên hiểu rõ hơn về hiệu quả của các tính năng trong phần mềm đến công tác chủ nhiệm, quản lý lớp học. III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Ứng dụng CNTT trong quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo tại lớp 1B, trường Tiểu học Khánh Thượng do tôi làm chủ nhiệm lớp. IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. Từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022: Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng. Từ tháng 10/2022 đến tháng 12/2022: Tiến hành thực nghiệm tại nhóm lớp và lập đề cương sáng kiến. Tháng 3/2023: Đánh giá kết quả thực hiện và trình bày hoàn thiện sáng kiến. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Lớp 1A1 - Trường Tiểu học Chu Minh. 10/19 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, quản lý lớp học đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo giáo dục, cải cách giáo dục và các nhà nghiên cứu, những người đã bắt đầu điều tra, phân tích và xây dựng tài liệu về các chiến lược hiệu quả được sử dụng bởi các giáo viên thành công. Sự nhấn mạnh ngày càng tăng về quản lý lớp học được dựa trên sự công nhận chung rằng hướng dẫn có hiệu quả đòi hỏi phải quản lý lớp học hiệu quả, kỹ năng quản lý tốt sẽ là cơ sở, nền tảng để thực hiện hoạt động giáo dục có hiệu quả. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều giáo viên bất lực, hoặc cũng có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp, công cụ quản lý lớp thiếu linh hoạt làm cho lớp học luôn diễn ra trong tình trạng lộn xộn, vô kỉ luật. Học sinh không tập trung, hứng thú với tiết học dẫn đến chất lượng dạy và học đạt hiệu quả kém. Phần mềm ClassDojo là công cụ quản lý lớp học yêu thích của giáo viên trên khắp thế giới. Ở Mỹ, cứ 3 trường học thì có 2 trường sử dụng ClassDojo để tạo lớp học trực tuyến. Đây là dịch vụ miễn phí cho giáo viên trên toàn cầu. Tại Việt Nam, rất nhiều trường đã và đang sử dụng phần mềm ClassDojo trong quản lý lớp học đó là: Trường Quốc tế Singapore, Trường Quốc tế Anh Việt, Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Trường Tiểu học Vinschool, Trường Tiểu học Archimedes Academy, . Hầu hết, đây đều là trường ngoài công lập, những trường này đều có cơ sở vật chất hiện đại, có trang thiết bị dạy học tiên tiến nên đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lớp học từ nhiều năm trước. Ở các trường công lập, nguồn kinh phí cho các trang thiết bị dạy học còn hạn chế vì thế rất ít trường có đủ ti vi, máy chiếu phục vụ học tập cho học sinh. Cho đến năm học này, năm học 2022 – 2023, tình hình dịch bệnh Covit đã được khống chế các em học sinh đã được đến tường học tập chung nhưng việc giữ liên lạc với phụ huynh quản lý học sinh là rất quan trọng. Vì vậy tôi đã tìm đến phần mềm ClassDojo để quản lý lớp học được tốt và hiệu quả hơn. Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo tại lớp 1A1 do tôi làm chủ nhiệm Trường Tiểu học Chu Minh tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi - Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục. - Phụ huynh học sinh có đủ thiết bị học tập thông minh cho con em mình 12/19 Năm học này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A1, đa số các em học sinh nam rất hiếu động, kém tập trung, gia đình đều làm nông nghiệp, bố mẹ đều bận đi làm nên nói chung việc rèn hoặc quan tâm đến nề nếp học tập của con là hạn chế. Bảng kết quả cho thấy, số trẻ đạt ở các tiêu chí khảo sát chưa cao. Vì vậy, là một giáo viên đã tham gia vào công tác chủ nhiệm, với mong muốn luôn quản lý lớp học tốt, hiệu quả và có thêm những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số sáng kiến về: “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng quản lý lớp học thông qua phần mềm ClassDojo” cụ thể như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. Muốn quản lý lớp học đạt hiệu quả cao, người giáo viên hơn ai hết phải hiểu rõ về vị trí, chức năng, vai trò và trách nhiệm của công tác quản lý lớp học. Có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Để có được kết quả chất lượng giáo dục tốt, mọi mặt của lớp ngày càng đi lên, các con được phát triển một cách toàn diện. Trong công tác quản lý lớp học của mình tôi đã thực hiện những biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Xây dựng kênh kết nối với phụ huynh học sinh Trong thời đại công nghệ 4.0, việc liên lạc không đơn thuần là sự tiếp nhận thông tin từ một phía mà là tương tác hai chiều giữa nhà trường và phụ huynh, tạo cầu nối gắn kết chặt chẽ, là chìa khóa giúp trẻ phát triển toàn diện. Có khẳng định rằng, phương thức tốt nhất giúp trẻ thành công chính là sự hợp tác bền chặt giữa phụ huynh và giáo viên. Nó được ví như một sợi chỉ quan trọng xuyên suốt những năm tháng đến trường của trẻ. Phụ huynh là những người hiểu nhất về tính cách, sở thích hay thói quen của con khi ở nhà. Khi đến trường, việc học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cách giao tiếp, ứng xử của con với bạn bè là điều thầy cô nắm rõ nhất. Nếu có thể kết hợp 2 yếu tố này với nhau, chắc chắn rằng, những đứa trẻ sẽ cảm thấy được thấu hiểu, tạo điều kiện tối đa để có thể phát triển toàn diện. Chìa khóa cho sự hợp tác thành công giữa phụ huynh và giáo viên chính là một nền tảng giao tiếp tốt. Khi bắt đầu năm học mới, phụ huynh trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm để giúp con có sự khởi đầu suôn sẻ. Thế nhưng, quá trình này cần được duy trì thường xuyên trong suốt năm học để cha mẹ cũng như thầy cô có thể nắm bắt kịp thời tất cả thông tin liên quan đến học sinh, từ đó có sự can thiệp và xử lý kịp thời. Thông thường để liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, các vấn đề trên lớp của học sinh, học sinh trả bài khi học online tại nhà, hay giáo viên gửi ảnh của học sinh tới phụ huynh, thường có rất nhiều cách, tuy nhiên những cách này cũng có những hạn chế nhất định: - Nhắn tin SMS: tin nhắn SMS thường hạn chế số lượng kí tự, giáo viên không thể trao đổi hết được những nội dung muốn truyền tải tới phụ huynh. Nếu giáo viên muốn nhắn nhiều tin thì sẽ tốn một khoản phí không nhỏ do sĩ số học sinh lớp khá lớn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_nham_nang_cao_chat_luong.docx