Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò ở Lớp 1

docx 33 trang sklop1 12/01/2024 2151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò ở Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò ở Lớp 1
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 
 THANH XUÂN
 .... .........
 MÃSKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI,
 THÂN THIỆN GIỮA CÔ VÀ TRÒ
 Lĩnh vực : Chủ nhiệm 
 Cấp : Tiểu học
 Năm học 2016 - 2017 MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................2
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .........................................................................2
V. ỨNG DỤNG..................................................................................................2
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .........................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................3
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................3
1.1............................................................................................................................N
hững căn cứ khoa học ...........................................................................................3
I. 2 Cơ sở lí luận của đề tài..................................................................................3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................5
I. Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng:.......................................................5
II. Cách tiến hành nghiên cứu thực trạng ............................................................5
III. Kết quả khảo sát học tập của học sinh đầu năm học 2016 - 2017:................5
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN....................................................6
I. Tạo ấn tượng tốt đẹp trong học sinh ngay từ buổi đầu tiên gặp mặt................6
II. Tạo sự gần gũi, thân thiện với học sinh trong từng tiết học............................9
III. Gần gũi, thân thiện với học sinh trong các hoạt động khác của trường, lớp. 
16
IV. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. . 
17
1. Đổi mới phương pháp dạy học ......................................................................17
2. Tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau .................................................17
3. Phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học .............................................20
4. Tạo ra môi trường học tập công bằng, thân thiện, hứng thú cho học sinh.. 21
V. Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh.........................................................23
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................28
1. Kết luận..........................................................Error! Bookmark not defined. say học tập.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu nội dung của đề tài nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt 
là giáo viên chủ nhiệm lớp Một có điều kiện để xây dựng mối quan hệ thân thiện 
giữa cô và trò từ đó góp phần kích thích học sinh hăng say học tập.
 III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI NGHIÊN C0U
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp Một.
 - Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 
 2017.
 - Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò.
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Để hoàn thành được đề tài này tôi cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:
 - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở khoa học của đề tài.
 - Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện 
giữa cô và trò. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng để tìm ra biện pháp đổi mới việc 
xây dựng mối quan hệ này, kích thích học sinh hăng say học tập.
 - Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng mối quan hệ gần gũi, 
thân thiện giữa cô và tròđể các em tích cực học tập góp phần nâng cao chất lượng 
dạy học và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
 V. ỨNG DỤNG
 Đối với học sinh lớp Một việc ứng dụng quan hệ gần gũi thân thiện giữa cô 
và trò sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, giúp các con tự 
tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một 
cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh 
lớp Một. nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh lớp Một nói 
chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Lứa tuổi học sinh Tiểu học đang trong thời kì phát triển, đây cũng là lúc các 
em chuyển từ hoạt động chủ đạo chơi là chủ yếu (ở trường Mầm non) sang hoạt 
động học là chủ yếu (ở trường Tiểu học). Các em thường rất dễ nhớ những cũng 
rất dễ quên, mức tập trung chú ý còn thấp, vì vậy giáo viên cần tạo hứng thú học 
tập và niềm tin cho trẻ để trẻ có thể yên tâm ngồi học mà không phải lo sợ bất kì 
một việc gì cả.
 Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó 
uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi 
ngay ngắn trong lớp nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt được. Chính 
vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng 
mình cần phải biết tạo niềm tin và gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học 
thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không 
gượng ép. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ, trăn trở để tìm cách gây dựng được 
mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò từ đó gây hứng thú học tập cho học 
sinh. CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một khi đến trường các em còn nhiều bỡ 
ngỡ, lần đầu tiên được làm quen với nội quy trường lớp, với những môn học và biết 
bao hoạt động khác mà ở trường Mầm non các em chưa từng được trải qua. Vậy 
phải làm thế nào để giúp trẻ tập trung học tập, có ý thức rèn luyện để trở thành con 
ngoan, trò giỏi.Người dìu dắt, giúp đỡ các em vượt qua những bỡ ngỡ này, đó chính 
là cô giáo chủ nhiệm. Sau đây là những giải pháp tôi đã làm để xây dựng mối quan 
hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò để kích thích học sinh hăng say học tập.
 I. TẠO ẤN TƯỢNG TỐT ĐẸP TRONG HỌC SINH NGAY TỪ BUỔI 
ĐẦU TIÊN GẶP MẶT.
 Như chúng ta đã biết, trước khi vào năm học mới bao giờ giáo viên nói chung 
và giáo viên lớp Một nói riêng cũng có một buổi nhận lớp, làm quen với học sinh. 
Đây là lúc thích hợp nhất để tôi thể hiện sự thân thiện của mình với học trò ngay từ 
buổi gặp mặt đầu tiên. Ngày hôm đó các em thường được cha mẹ hoặc ông bà đưa 
đến lớp. Các em rất hào hứng cho buổi đầu tiên đến trường này. Nhưng khi đến lớp 
gặp bạn mới, cô giáo mới thì các em lại rất e ngại và không dám vào lớp một mình. 
Có em còn bám chặt lấy mẹ hay là bất ngờ khóc rất to và kiên quyết đòi về nhà 
không chịu vào lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm có nhiều năm trực tiếp giảng dạy 
học sinh lớp Một nên tôi đã rất quan tâm đến việc này và tôi đã cố gắng tạo sự an 
tâm, tin tưởng vào cô giáo cho các em để các em bớt đi phần nào sự sợ hãi đó.
 Đầu tiên tôi tươi cười, nhẹ nhàng giới thiệu cho các em biết đôi điều về bản 
thân mình cũng như về trường, lớp mới nơi mà các em sẽ học tập trong năm học 
này. Sau đó gọi những bạn nhanh nhẹn, hoạt bát tự giới thiệu về bản thân, về trường 
Mầm non, về cô giáo cũ của con và hỏi xem con có vui khi được đi học lớp Một 
không?
 Tiếp đến tôi bắt đầu trò chuyện với học sinh để các em nói lên suy nghĩ của 
mình. Tôi giới thiệu cho các em xem một vài hình ảnh về các hoạt động học tập, 
vui chơi của các anh chị lớp trên.Một số hình ảnh như sau: Lễ trao phần thưởng cho học sinh tiêu biểu lí thật thoải mái tự tin khi học bài.
 Ví dụ 1: Chẳng hạn trong phần Học vần của môn Tiếng Việt, học sinhđược 
học âm “b” từ bài 2. Lúc này các con đã biết đọc, viết, nhớ tên âm và tên chữ cái 
của nó. Đến bài 14 các con lại được học âm mới là “d, đ” Khi đó rất nhiều em lúng 
túng không phân biệt được đâu là “b” và đâu là “d”.
 Hay ở bài 3 con được học dấu thanh sắc “/” và ở bài 5 con được học dấu 
thanh huyền “ \”, đến đây nhiều học sinh lại nhầm lần hai dấu này với nhau.
 Còn ở bài 22 các con được học âm mới là “p, ph, nh”, đến bài 24 các con lại 
được tiếp âm mới là “q, qu, gi” , lúc này các con lại lúng túng khi không phân biệt 
được đâu là “q” đâu là “p” Trước tình trạng đó tôi đã:
 1. Tìm hiểu nguyên nhân.
 Nguyên nhân của tình trạng học sinh có sự nhầm lẫn giữa chữ “p” với chữ 
“q”; chữ “d” với chữ “b”; nhầm dấu thanh “ /” với dấu thanh “ \” ... là do tri giác 
của học sinh lớp một mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính 
không chủ động, do đó các em phân biệt những đối tượng này chưa chính xác, lúc 
nhớ, lúc quên.
 2. Cách giải quyết
 Trong từng tiết học cô giáo luôn tạo cho học sinh những định hướng mốc tri 
giác. Chẳng hạn giúp học sinh phân biệt đâu là tay phải, đâu là tay trái, sau đó phân 
tích cho các em thấy chữ “q” có nét sổ thẳng ở bên tay phải còn chữ “p” lại có nét 
sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng được viết xuống dưới đường kẻ 
ngang thứ nhất là hai ô li). Hay chữ “d” có nét sổ thẳng ở bên phải còn chữ “b” lại 
có nét sổ thẳng ở bên trái (hai nét này đều là nét sổ thẳng được viết từ đường kẻ 
ngang số bốn xuống dưới đường kẻ ngang thứ nhất). Tương tự như vậy, dấu thanh 
“ /” được viết giống nét xiên phải còn dấu thanh “ \” lại được viết giống nét xiên 
trái.Để giúp học sinh ghi nhớ một cách dễ dàng, giáo viên có thể nhắc đi nhắc lại 
nhiều lần cho các em ghi nhớ. Nếu trong quá trình dạy có em nào quên thì cô giáo 
lại nêu lại qui ước đơn giản đó để giúp các em tự phát hiện và nhớ ra tên của các 
chữ cái đó.
 Với học sinh tiếp thu chậm, thường xuyên nhầm lẫn giữa hai chữ cái này với 
nhau, ngay cả khi tôi đã nhắc lại quy ước đó mà em vẫn không nhớ ra thì có thể gọi 
bạn khác nhắc bạn rồi yêu cầu em học sinh đó đọc lại. Lần sau khi gọi học sinh đọc 
bài mà bạn đó đọc đúng tên chữ cái thì giáo viên tuyên dương ngay trước lớp để 
động viên khích lệ học sinh. Tôi cảm thấy em đó rất vui khi mình được cả lớp vỗ 
tay cổ vũ, như vậy lần sau emđó sẽ cố gắng vươn lên trong học tập để theo kịp các 
bạn trong lớp và nhận được nhiều tràng vỗ tay của các bạn hơn.
 Ví dụ 2: Học sinh lớp Một thường hay mắc lỗi chính tả, ngay cả khi cô giáo tin trong học tập và thế là tôi đã thành công trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh 
của mình.
 Với thái độ ân cần nhẹ nhàng của cô, học sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái, tự 
tin trong học tập, không phải lo ngại mình làm sai sẽ bị cô giáo mắng phạt gì 
cả.Không chỉ trong môn Toán và Tiếng Việt mà trong những môn học khác tôi 
cũng từng bước giảm bớt áp lực trong học tập bằng cách đưa vào cuối mỗi tiết học 
các trò chơi nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh. Chẳng hạn như 
trong môn Tự nhiên và Xã hội, sau khi học bài cây hoa, tôi cho học sinh tham gia 
vào trò chơi đoán tên các loài hoa như sau:
 - Cách 1: Đưa hình ảnh một số loài hoa cho học sinh nêu tên loài hoa đó.
 Đáp án:
 Hoa Hướng Dương
 Đáp án:
 Hoa Hồng - Cách 2: Đưa một số câu thơ nói về loài hoa và yêu cầu học sinh nói tên 
hoa:
 Câu thơ
 Hoa gì tươi thắm sắc vàng
 Cánh dài thường nở muộn màng vào thu?
 Hoa cúc
 Câu thơ
 Hoa màu nhung đỏ Cánh tròn xinh 
 xinh Gió thổi rung rinh Hương thơm 
 ngan ngát?
 Hoa hồng nhung
 Câu thơ
 Tên mua được nhiều thứ
 Mà lại là loài hoa
 Nép trong đám cỏ loà xoà
 Cuống dài không lá, hoa mà chẳng thơm?
 Hoa đồng tiền

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_quan_he_gan_gui_than_thie.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa cô và trò ở Lớp 1.pdf