SKKN Áp dụng một phần của PP bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng một phần của PP bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng một phần của PP bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội Lớp 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO HÀ NỘI Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Áp dụng một phần của phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 Lĩnh vực/môn : Tự nhiên và xã hội Cấp học : Tiểu học Năm học : 2016 – 2017 “Áp dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1” Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra tình huống (câu hỏi lớn của bài học), nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu, đối chiếu các nhận định ( giả thuyết ban đầu), đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm. Trong quá trình này học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các bạn, đây là hoạt động tích cực để tìm ra khiến thức. Giúp các em được tiếp cận dần với nghiên cứu khoa học. Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống giáo viên phải chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập câu hỏi càng dễ. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi được khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng ( trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công. Rõ ràng rằng, để học sinh tìm phương án giải quyết một vấn đề hiệu quả khi và chỉ khi học sinh cảm thấy vấn đề đó có ý nghĩa, là cần thiết cho mình và có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết nó. Vấn đề hay câu hỏi xuất phát phù hợp là câu hỏi tương thích nhu cầu tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Vì vậy để thực hiện thành công tiết dạy theo phương pháp BTNB thì khâu quan trọng đầu tiên là tạo tình huống xuất phát cho bài dạy. Như vậy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí. Không chỉ trong phương pháp BTNB mà dù dạy học bằng bất cứ phương pháp nào, việc học sinh hiểu rõ vấn đề đặt ra, những vấn đề trọng tâm cần giải quyết của bài học luôn là yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của quá trình dạy học. Chính vì thế, mặc dù chỉ mới bước đầu làm quen với phương 2/35 “Áp dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1” B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sơ lí luận Phương pháp BTNB được sáng lập và bắt nguồn từ Pháp. Từ năm 2011, Bộ GD & ĐT có quyết định phê duyệt đề án: “Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trương phổ thông” trên toàn quốc. Phương pháp BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh. II.Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi, khó khăn: a.Thuận lợi: - Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trường đều tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn. - Một số tranh ảnh trực quan để phục vụ cho các bài Tự nhiên và xã hội ở lớp 1 đã có sẵn ở thư viện. - Nhà trường được sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ về tinh thần và vật chất của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài địa bàn. Hội cha mẹ học sinh, hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đảm bảo đúng kế hoạch của nhà trường và đạt kết quả giáo dục thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục văn hóa và kĩ năng sống cho học sinh. - Các em học sinh có đủ sách giáo khoa, đủ đồ dung học tập phục vù cho môn học. - Phụ huynh quan tâm, giúp các con sưu tầm tranh ảnh của bài học. b.Khó khăn: - Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai. 4/35 “Áp dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1” dụng dụng phương pháp dạy học đổi mới. Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, áp dụng phân chia nhóm hợp lí, sát đối tượng, hướng dẫn gợi mở, giúp học sinh hăng hái tìm tòi phát hiện kiến thức mới. - Tác phong cử chỉ, lời nói phù hợp, truyền cảm, thân thiện, khơi gợi sự hứng thú chủ động tìm tòi, khám phá học tập của học sinh, động viên khuyến khích học sinh tự tin trog học tập, tạo cho học sinh sự say mê hứng thú đối với môn học. - Cùng với giáo viên và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, nhà trường từng bước rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai giảng dạy. - Để ứng dụng “ Bàn tay nặn bột” vào dạy học, điều quan trọng nhất, như mọi vấn đề khác mà giáo viên thường phải giải quyết, đó là phải có đủ nhiệt huyết, quyết tâm để triển khai phương pháp mới. Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương pháp thực nghiệm hợp lí. b.Học sinh: Học sinh có thể tiếp cận thực sự với tìm toi, nghiên cứu và cố gắng hiểu kiến thức. Vì vậy điều cần thiết là học sinh phải hiểu rõ câu hỏi hay vấn đề đặt ra cần giải quyết trong bài học. - Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc học sinh phải tham gia vào bước hình thành các câu hỏi. có nghĩa là học sinh cần có thời gian để khám phá chủ đề của bài học, thảo luận các vấn đề và các câu hỏi đặt ra để từ đó có thể suy nghĩ về những gì cần được nghiên cứu, phương án thực hiện việc nghiên cứu đó như thế nào? - Học sinh cần có nhiều kĩ năng như: kĩ năng trả lời, đề xuất các dự đoán, giả thiết, phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết luận của mình thong qua lời nói hay viết Một trong các kĩ năng quan trọng đó là học sinh phải biết xác định và quan sát một sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Học sinh cần biết trao đổi với các bạn trong nhóm, biết viết cho mình và cho người khác hiểu. Đối với học sinh nhỏ lớp 1, chỉ cấn học sinh có các kĩ năng cơ bản không cần đòi hỏi nâng cao như lớp 4, 5 như phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết luận của mình thong qua trình bày nói hoặc viết. - Học sinh lớp 1, thông qua quan sát, qua thực tế các sự vật hiện tượng gần gũi với các em, qua các thực nghiệm mà học sinh có thể tự hình thành kiến thức. Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên. 6/35 “Áp dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1” điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó. 2.3 Kĩ thuật tổ chức các hoạt động thảo luận cho học sinh Trong quá trình thảo luận, các học sinh được kết nối với nhau bằng chủ đề thảo luận và trao đổi xoay quanh chủ đề đó. Học sinh cần được khuyến khích trình bày ý tưởng, ý kiến cá nhân của mình trước các bạn, từ đó rèn cho học sinh khả năng diễn đạt. Đồng thời có thể thông qua đó có thể giúp học sinh trong lớp đối chiếu, so sánh với suy nghĩ, ý kiến của mình. Những ý kiến trái ngược quan điểm luôn là sự kích thích mạnh mẽ cho sự thảo luận sôi nổi của lớp học. Có hai hình thức thảo luận trong dạy học phương pháp BTNB: thảo luận nhóm nhỏ ( trong nhóm làm việc) và thảo luận nhóm lớn ( toàn bộ lớp học) Để có điều kiện tốt cho hoạt ddoogj thảo luận của học sinh trong lớp học, giáo viên cần chú ý đến một số gợi ý sau để thực hiện điều khiển hoạt động của lớp học được thành công: - Thực hiện tốt công tác tổ chức nhóm và thực hiện hoạt động nhóm cho học sinh - Khi thực hiện lệnh thảo luận nhóm, giáo viên cần chỉ rõ nội dung thảo luận là gì mục đích của thảo luận. Lệnh yêu cầu của giáo viên càng rõ ràng và chi tiết thì học sinh càng hiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu. - Trong một số trường hợp, vấn đề thảo luận được thực hiện với tốc độ nhanh bởi có nhiều ý kiến của các học sinh khá, giỏi, giáo viên nên làm chậm tốc độ thảo luận lại để các học sinh có năng lực yếu hơn có thể tham gia. Tất nhiên việc làm chậm lại tùy thuộc vào thời gian của tiết học. - Giáo viên tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay ý kiến của nhóm khác sai. Nên quan sát nhanh và chọn nhóm có ý kiến không chính xác nhất cho trình bày trước để gây mâu thuẫn, kích thích các nhóm khác có ý kiến chính xác hơn phát biểu bổ sung. Ý đồ dạy học theo phương pháp BTNB sẽ thành công khi có nhiều ý kiến trái ngược, không thống nhất để từ đó giáo viên dễ kích thích học sinh suy nghĩ, sáng tạo đề xuất câu hỏi để kiểm chứng. Câu trả lời không do giáo viên đưa ra hay nhận xét đúng hay sai mà được xuất phát khách quan qua các hình ảnh thực, qua thí nghiệm nghiên cứu. - Giáo viên nên để một thời gian ngắn ( 5 – 10 phút) cho học sinh suy nghĩ trước khi trả lời để học sinh có thời gian chuẩn bị tốt các ý tưởng, lập luận, câu chữ. Khoảng thời gian này có thể giúp học sinh xoáy sâu thêm suy nghĩ về phần thảo luận hoặc đưa ra các ý tưởng mới. - Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tới các kết luận khoa học chính xác của bài học. 8/35 “Áp dụng một phần của phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật môn Tự nhiên và xã hội lớp 1” 2.5.1Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học hay mô đun kiến thức. Là câu hỏi đặc biệt nhằm định hướng học sinh theo chủ đề của bài học nhưng cũng đủ “ mở” để kích thích sự tư vấn của học sinh. 2.5.2 Câu hỏi gợi ý Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của học sinh. Câu hỏi gợi ý có thể là câu hỏi “ít mở” hơn hoặc là dạng câu hỏi “ đóng”. Vai trò của nó nhằm gợi ý, định hướng cho học sinh rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của học sinh. Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên nên dùng các cụm từ bắt đầu như: “ Theo các em”, “ Em nghĩ gì”, “ Theo ý em” vì các cụm từ này cho thấy giáo viên không yêu cầu học sinh đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh giải thích ý kiến, đưa ra nhận định của các em mà thôi. 2.6 Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp: “ Bàn tay nặn bột” Vấn đề rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh được phân thành hai mảng chính, đó là rèn luyện ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Dạy học theo phương pháp BTNB là sự hòa quện 3 phần gần như tương đương nhau đó là thí nghiệm, nói và viết. Học sinh không thể làm thí nghiệm mà không suy nghĩ và các em thể hiện suy nghĩ bằng cách thảo luận ( nói) hoặc viết. -Nói: Phương pháp BTNB khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm và những giải thích. Một số học sinh có khí khăn về ngôn ngữ nói trong một số lĩnh vực nào đó đã phát biểu ý kiến một cách tự giác hơn khi các thao tác trong hoạt động khoa học bắt buộc chúng phải làm tập thể và phải đối mặt với các hiện tượng tự nhiên. Học sinh học cách bảo vệ quan điểm của mình, biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung của một khuôn khổ nhất định. -Viết: Văn phong ( lối viết) là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động của mình. Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và hình thức hóa để làm nảy sinh ý tưởng mới. Nó cũng làm cho thông báo được dễ dàng tiếp nhận dưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phép các kết quả tranh luận. - Chuyển từ nói sang viết: Chuyển từ một cách thức thông báo này sang một cách thức thông báo khác là một giai đoạn quan trọng. Phương pháp BTNB đề nghị dành một thời gian để ghi chép cá nhân, để thảo luận xây dựng tập thể 10/35
File đính kèm:
- skkn_ap_dung_mot_phan_cua_pp_ban_tay_nan_bot_vao_day_cac_bai.docx