SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠ HOÀNG CƠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực : Quản lí Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Bùi Thị Ngọc Dung Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ Huyện Thanh Trì – TP. Hà Nội Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội : Phó hiệu trưởng NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNGJH TẠ HOÀNG CƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐÔNG SÁNG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Họ tên tác giả: Bùi Thị Ngọc Dung Tên đề tài: Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lĩnh vực: Quản lý STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 25/30 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 10 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước 1.4 0 đây Nhận xét: SKKN được đúc rút từ kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung SKKN đã xây dựng được các biện pháp phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học. 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 27/30 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn 2.2 20 vị có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0 Nhận xét: Các biện pháp thực hiện đảm bảo tính khả thi, có khả năng ứng dụng đối với công tác quản lý trong trong trường tiểu học; được vận dụng rộng rãi trong công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường tiểu học đạt hiệu quả cao. 3 Sáng kiến có tính hiệu quả MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN A. MỞ ĐẦU 1 1 - Lí do chọn đề tài 1 2 - Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3 - Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 4 - Giả thuyết khoa học 2 5 - Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6 - Phạm vi nghiên cứu 2 7 - Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN B. NỘI DUNG 3 Chương 1: Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn 3 1.1 - Cơ sở lý luận 3 1.2 - Cở sở thực tiễn 3 1.3 - Các khái niệm có liên quan 4 1.4 - Vai trò của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 4 trong nhà trường Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ 5 GV trong nhà trường 2.1 - Khái quát về đặc điểm nhà trường 5 2.2 - Thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên 6 trong nhà trường 2.3 - Những hạn chế, tồn tại 7 2.4 - Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 7 Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên 8 môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường 3.1 - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn. 8 3.2 - Lựa chọn xây dựng lực lượng nòng cốt 9 3.3 - Coi trọng hình thức tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên 9 3.4 - Quản lý giờ dạy và việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo 10 3.5viên - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 12 3.6 - Khuyến khích giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, động viên khen 19 thưởng kịp thời Chương 4: Kết quả đạt được 21 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23 đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Tổ chuyên môn 5 tổ: 1, 2, 3, 4, 5, tổ Năng khiếu. - Giáo viên: 26 đồng chí - Học sinh: 531 em. Thông qua nghiên cứu để thấy được thực trạng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Từ đó có giải pháp cho công tác bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 4. Giả thuyết khoa học: Những giải pháp đưa ra là những biện pháp có tính khả thi cao nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và chất lượng toàn diện trong nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Khảo sát thực trạng: Tìm hiểu thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên của trường. b. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Chất lượng chuyên môn của giáo viên nhà trường tiểu học. - Thời gian: năm học 2022- 2023 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phươngpháp nghiên cứu lý luận: - Phân tích hóa - Đọc tài liệu. 7.2. Phươngpháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp nghiên cứu kết quả. - Phương pháp thống kê toán Theo từ điển Tiếng Việt [47, tr. 44]: Chuyên môn là lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học, kỹ thuật. 1.3.2. Bồi dưỡng chuyên môn Là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề; kiến thức, kỹ năng thực tiễn. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có thể coi là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ cho giáo viên, là sự nối tiếp tinh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc của người giáo viên. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đối với mọi giáo viên là thường xuyên, liên tục. 1.4. Vai trò của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Trong nhà trường tiểu học việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, và vững về chất lượng để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện được quy định rõ trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường Trước đây, giáo viên tiểu học chỉ được đào tạo ở trình độ cao nhất là 10 + 2 (hoặc 12 + 2). Trong khi đó lại phải dạy rất nhiều môn học, đảm nhận công tác giáo dục (công tác chủ nhiệm lớp), tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đội thiếu niên, sao nhi đồng... Như thế, nếu không được đào tạo lại hay bồi dưỡng thường xuyên thì kiến thức của họ luôn luôn bị thiếu hụt, lạc hậu so với thực tại xã hội. Mặt khác, mỗi một giai đoạn, mỗi một thời đại lại có những yêu cầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những kĩ năng, phương pháp dạy học cũng như tổ chức các hoạt động sư phạm thích hợp. Chính vì vậy, người giáo viên tiểu học nói riêng, giáo viên nói chung cần phải thực sự có năng lực chuyên môn mới có thể xử lý được các tình huống giáo dục, cập nhật được các yêu cầu mới của phát triển giáo dục. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là một nhiệm vụ cần được quán triệt và làm tốt từ các nhà trường phổ thông. Mỗi giáo viên cần phải đặt cho mình cái đích cao nhất phải vươn tới đó là giáo viên giỏi. Con đường để đi tới đích đó chính là không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho chính mình. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG. 2.1. Khái quát về đặc điểm nhà trường: 2.1.1. Thuận lợi: - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên của Đảng Uỷ, UBND, HĐND xã, của cha mẹ học sinh; các cấp, các ngành luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường về công tác giáo dục địa phương. - Bên cạnh đó, nhà trường còn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Phòng Giáo dục - Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhận thức về tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Nhà trường đã tổ chức một lớp dạy Tin học cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. 100% giáo viên đã sử dụng được máy tính, sử dụng được đồ dùng dạy học hiện đại. Nhiều đồng chí giáo viên thấy rõ được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Tuy nhiên, trong nhà trường còn có những giáo viên chưa xác định được mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Còn một vài giáo viên chưa tự giác tham gia hoạt động chuyên môn mà tham gia hoạt động này còn mang tính hình thức, chiếu lệ, qua loa đại khái. Bên cạnh đó giáo viên lớn tuổi, có năng lực chuyên môn, đôi khi còn né tránh, e ngại khiến cho sức lan tỏa, hỗ trợ trong chuyên môn đôi khi chưa thực chất. Những giáo viên trẻ, thiếu tự tin khi trao đổi, chưa có tính tự giác học hỏi nên chuyên môn nghiệp vụ chưa được nâng cao, chất lượng giờ dạy còn hạn chế. - Với cán bộ quản lý, công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn còn chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính khả thi của kế hoạch; chưa kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động chuyên môn, dẫn đến chất lượng còn hạn chế. Việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn chưa được chú trọng dẫn đến sự nhàm chán của giáo viên, dẫn đến chưa động viên kịp thời đồng nghiệp tích cực tự giác trong hoạt động chuyên môn. * về trình độ đào tạo của giáo viên: Trình độ Năm học Tổng số GV Nam Nữ Đảng viên TC CĐ ĐH 2022 - 2023 24 03 21 12 2 2 20 Như vậy tới nay 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. * Kết quả phân loại trình độ nghiệp vụ giáo viên Xếp loại Cấp trường Năm học TS Cấp Cấp ' Giỏi Khá Đạt YC Chưa Huyện T.phố đạt YC 2022 - 2023 24 22 2 0 0 2 0 * Kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên Tham gia bồi dưỡng Tổng số Hiện đang theo học Năm học thường xuyên GV Đại học Tốt Khá 2022 - 2023 24 22 2 1 2.3. Những hạn chế, tồn tại: - Ban giám hiệu sắp xếp cơ cấu tổ khối, phân công phụ trách môn chưa tính tới tính kế thống nhất: biểu hiện đặc trưng nhất về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên đó là kiến thức và kĩ năng sư phạm của mỗi người. Vì lẽ đó mà trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho họ thông qua một số biện pháp sau: 3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn: Một trong những nguyên tắc của quản lí đó là quản lí bằng kế hoạch. Trong lĩnh vực quản lí và chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cũng vậy. Có kế hoạch sẽ giúp người cán bộ quản lí có tầm nhìn xa và bao quát hơn trong việc củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách hữu hiệu. Bồi dưỡng đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp giáo viên nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của mình. Tuy nhiên, công tác này cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục và là một trong những nội dung cơ bản của công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong các nhà trường. Vì thế kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên không thể tách rời nội dung kế hoạch chỉ đạo các hoạt động giáo dục của trường. 3.2. Lựa chọn, xây dựng lực lượng nòng cốt. Trong nhà trường, một việc làm không thể thiếu trong khâu xây dựng kế hoạch cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên đó là lựa chọn, xây dựng lực lượng nòng cốt là đội ngũ giáo viên giỏi. Đây là một lực lượng quan trọng hỗ trợ người quản lí trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đặc biệt trong lĩnh vực bồi dưỡng chuyên môn thì lại vô cùng cần thiết. Giáo viên dạy giỏi là những giáo viên có tay nghề vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ tiêu chuẩn là giáo viên giỏi mà giáo viên giỏi phải là người tâm huyết với nghề, hết lòng với học sinh thân yêu; có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức cộng đồng trách nhiệm. Phong cách sư phạm mẫu mực, sẵn sàng chống mọi biểu hiện tiêu cực, có trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao; có kinh nghiệm và công trình khoa học được áp dụng rộng rãi trong đơn vị. Đứng trước yêu cầu đổi mới của ngành, hơn ai hết những giáo viên giỏi luôn giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ những giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Họ luôn là lực lượng tiên phong trong mọi hoạt động; họ là nòng cốt đưa chất lượng của nhà trường từng bước đi lên và họ cũng chính là đòn bẩy thúc đẩy ý thức rèn luyện, nâng cao tay nghề của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Vì vậy, cần giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc, đúng với khả năng của họ, động viên, khuyến khích họ trong công tác, trước những thành tích của họ khi đã đạt được trước tập thể. Coi đó là những nhân tố điển hình để nhân rộng. 3.3. Coi trọng hình thức tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên: Trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ thì vấn đề quan trọng và hiệu quả nhất là việc tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_chat_luong_chuyen_m.docx