SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất sáng kiến: Đề tài “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học ” nhằm tìm hiểu học sinh để có giải pháp cụ thể giúp các em trong lớp chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn chú ý nghe giảng bài đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện , ham thích đến trường, hứng thú trong học tập. Đó là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Đề tài này giải quyết 3 vấn đề lớn: - Tìm hiểu về những biểu hiện của học sinh chưa chăm học. - Thực trạng về tình hình học tập của học sinh chủ nhiệm. - Một số giải pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm học. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm ở trường tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa chăm học ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn và vất vả: - Đa số học sinh có hoàn cảnh sống khác nhau góp phần hình thành cho các em nhiều tính cách khác nhau: có em hiền lành, ngoan ngoãn, chăm học; có em hiếu động tinh nghịch; có em lầm lì, chậm chạp; có em lười biếng, - Năm học 2017-2018 là năm học thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 chỉ nhận xét sự tiến thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng , có hiệu quả tối ưu nhất. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Biện pháp này giúp giáo viên phát huy tính tự giác tích cực trong công tác chủ nhiệm b.3. Các bước thực hiện của giải pháp mới: *Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh và tổ chức lớp học khi nhận lớp. - Khi nhận lớp, việc đầu tiên là giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nghiên cứu kĩ trình độ học tập, cá tính của từng em thông qua giáo viên chủ nhiệm trước, qua học sinh trong lớp và qua quá trình ổn định lớp thời điểm đầu năm. Sau đó sắp xếp nam và nữ theo tổ đủ mọi trình độ, bầu cán sự lớp, là những em học tốt, ngoan để làm gương cho lớp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự lớp. Kế đó, giáo viên phân nhóm học sinh, hình thành đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau học tập trong suốt năm học. - Đầu năm học, giáo viên chú ý nhiều hơn đến học sinh cá biệt. giáo viên thường xuyên gần gũi thăm hỏi, trao đổi, kể những mẫu chuyện mang tính giáo dục đạo đức cao trong những giờ chơi để cảm hóa các em và giúp các em có ý thức học tập tốt hơn; hoặc trong tiết học, tổ chức thay đổi nhiều hình thức vui chơi, lôi cuốn các em vào việc học tập như đó vui, trò chơi học tập. - Nghiên cứu tình hình chung của lớp như bầu không khí tâm lí, thực trạng học tập, tu dưỡng đạo dức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, điểm mạnh điểm yếu của lớp. Tất cả những tài liệuđó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách hiệu quả. * Xây dựng nền nếp giờ truy bài - Đôi bạn cùng tiến truy bài cùng nhau dưới sự kiểm tra của ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm. - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh có học sinh vi phạm nội quy. Giúp các em hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện nội quy. * Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể - Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè đoàn kết thân ái tương trợ, động viên khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. - Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm trong công việc của các thành viên trong tập thể. Quan hệ này tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được hối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ. - Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội quy, kỉ luật của taập thể. Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra. * Xây dựng nền nếp giờ sinh hoạt lớp - Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các tổ báo cáo tình hình thực hiện nội quy của tổ. Giáo dục học sinh còn ồn trong giờ tự quản. - Yều cầu cán bộ lớp nhận xét và đưa ra kế hoạch tuần sau. - GV nhắc nhở và đưa kế hoạt tuần tới. Xử lí kịp thời học sinh vi phạm. - Liên hệ với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh. Dùng tình thương, trách nhiệm để giáo dục nhắc nhở khuyên răn học sinh vi phạm. *Về phía giáo viên. - GV phải luôn là tâm gương sáng cho HS noi theo, dạy dỗ các em bằng tình yêu thương đúng với câu ”Cô giáo như mẹ hiền” gần gũi, sẳn sàng giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn, tránh những biểu hiện bực dọc khi lên lớp. Cần bồi dưỡng cho học sinh gương điển hình như “ Gương người tốt viêc tốt”, tạo được niềm tin trong học sinh. - Học sinh chưa chăm đều xuất phát từ việc hỏng kiến thức, tiếp thu bài chậm, gia đình ít quan tâm, sống xa bố mẹ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều lúc các em phải tự giải quyết các tình huống bất ngờ trong cuộc sống. đạo đức, thói quen, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục đích giáo dục. * Thực trạng về tình hình học tập của học sinh lớp - Hầu hết học sinh trong lớp đa số là con em nông dân. Một số em sống xa bố mẹ, ở với ông bà nên việc học tập ít được quan tâm nên các em chưa chăm học, ít tập trung vào bài giảng, hỏng kiến thức.Trong quá trình quản lý lớp, điều tra, quan sát, tôi đã phát hiện ra một số học sinh có những biểu hiện và nguyên nhân chưa chăm học cụ thể như sau: - Chậm tiếp thu, hỏng kiến thức lớp dưới, lơ là trong việc học, thường xuyên nhìn bài bạn, không thuộc bài. Nguyên nhân: Tư duy thiếu linh hoạt, ít chú ý quan sát và tập trung, hoặc do bố mẹ đi làm thuê xa nhà em sống với ông, bà nên ít được quan tâm nhắc nhở đến việc học. - Tính trầm, nói năng cộc cằn, tính tự ái cao, hay gây sự với bạn bè nên bị cô lập, còn hỏng kiến thức cũ, tiếp thu chậm, ít giao tiếp với bạn, mọi điều kiện sinh hoạt khác em đều thiếu thốn. Nguyên nhân: Bản thân em có thích học nhưng mau quên, lâu ngày thành hỏng kiến thức, do hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng đến tâm lí. - Tiếp thu bài chậm, học bài lâu nhớ, tính tình nhút nhát trong học tập và các hoạt động, thường xuyên không học bài, làm bài trước khi đến lớp. Nguyên nhân: Khả năng tiếp thu của bản thân còn hạn chế. Bố mẹ ít khuyến khích, động viên con học tập. - Tiếp thu bài chậm, ham chơi, lơ là trong việc học, ít học bài trước khi đến lớp. Nguyên nhân: Kinh tế gia đình khó khăn, thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo. Bố mẹ làm thuê suốt ngày. Chính vì thế gia đình ít quan tâm nhắc nhở học tập cũng như không kiểm soát hết mọi hoạt động của em ở nhà. Mọi điều kiện sinh hoạt khác đều thiếu thốn. - Ít tập trung vào bài giảng của giáo viên, thường làm việc riêng trong lớp, hiếu động, hay tham gia vào việc của người khác. Nguyên nhân: Kinh tế gia đình đầy đủ, được bố mẹ cưng chiều, ít giáo dục khi con trẻ phạm lỗi. * Đối với học sinh còn hỏng kiến thức cũ, tiếp thu bài chậm - Tạo điều kiện để học sinh được giao lưu, tiếp xúc nhiều với các học sinh khác trong lớp và trong trường; tổ chức một số trò chơi cho các em tham gia, khuyến khích các em tham gia ý kiến trước lớp, trước tập thểgiúp các em mạnh dạn, tự tin hơn về bản thân. * Đối với học sinh hay gây gỗ, làm ồn ào trong lớp học - Phân tích riêng với các em để các em thấy được việc gây gỗ, ồn ào trong lớp học không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến người khác. Dùng lời phân tích để các em thấy được lợi ích của việc học. - Tổ chức các hoạt động đa dạng cho các em tham gia: tổ chức thi đua, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động đoàn thể. - Lồng ghép những câu chuyện vui, mang tính hài hước, nhằm mục đích nêu gương những việc làm tốt, phản ánh những việc làm chưa tốt. - Giao nhiệm vụ cho các bộ lớp quan sát giúp dỡ các bạn dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên. - Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục các em. b) Đối với giáo viên - Luôn quan tâm theo dõi, nhắc nhở học sinh đi học chuyên cần, nghỉ học phải có lí do chính đáng. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh. Theo dõi kêt quả tổng kết hàng tuần để kịp thời khắc phục mặt học sinh còn hạn chế. - Trong một tiết học phải cho tất cả các em hoạt động. Học sinh hỏng kiến thức ở đâu thì phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. Liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn để kịp thời nhắc nhở và thông báo đến phụ huynh học sinh. - Phân công học sinh nắm vững kiến thức giúp đỡ học sinh chưa chăm ở trường, tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà ( có sự theo dõi, giám sát của giáo viên và phụ huynh ). - Động viên học sinh cố gắng học tập, tuyên dương khen thưởng kịp thời khi học sinh có sự tiến bộ. Lắng nghe học sinh trình bày với thái độ chăm chú nhất, luôn tỏ thái độ tôn trọng và động viên các em. thiết nghĩ giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả học sinh chưa chăm học ở cấp Tiểu học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: a) Hiệu quả áp dụng giải pháp: - Các em học sinh tiếp thu chậm, hỏng kiến thức dẫn tới lười học, ham chơi nhưng qua thời gian giúp đỡ đến nay các em đã chú tâm trong việc học, đi học chuyên cần, có nhiều cố gắng. Các em tham gia vào các hoạt động của lớp một cách hào hứng, sôi nổi, không còn tự ti mặc cảm như trước nữa. - Các em đã biết giữ trật tự và chú ý lắng nghe, kết quả học tập tương đối tốt. - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, đến cuối học kì I nền nếp lớp tốt, học sinh chăm ngoan hơn nhiều so với đầu năm. HS biết tự quản, giúp bạn ôn bài đầu giờ, sắp xếp thời gian học hợp lí, các cặp đôi cùng tiến đạt kết quả khả quan. Từ đó chất lượng ở cuối học kì được nâng lên. Với hiệu quả như thế tôi thiết nghĩ giải pháp này có thể giúp đỡ cho tất cả học sinh chưa chăm học, giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng học tập cho lớp chủ nhiệm ở cấp tiểu học. b) Lợi ích thu được từ giải pháp: Việc đưa ra một số giải pháp giúp đỡ học sinh chưa chăm học nói riêng và học sinh cá biệt nói chung nhằm giúp cho những học sinh này học tốt hơn, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều phát triển tốt. Học sinh trong lớp có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa giải pháp này cũng tạo sự gần gũi giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình. 3.5. Tài liệu kèm theo: - Bản vẽ, sơ đồ: 0 (bản) - Bản tính toán: 0 (bản) - Các tài liệu khác: Giáo án minh họa (bản) Vĩnh Bình, ngày 1 tháng 3 năm 2019
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_chua_cham_nham_nang_c.doc