SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH Lớp 1 theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường TH

docx 13 trang sklop1 15/03/2024 4604
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH Lớp 1 theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường TH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH Lớp 1 theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường TH

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH Lớp 1 theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường TH
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO
 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TUẤN
 -----------^^^------------
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 
theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường Tiểu học
 Tác giả: Lương Thị Vân Anh
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: TrườngTiểu học Quốc Tuấn
 Ngày 20 tháng 12 năm 2022 - Giáo viên không phải đầu tư nhiều công sức, thời gian trong việc thiết kế bài giảng.
 - Trong giờ dạy, giáo viên đã lựa chọn một số phương pháp và hình thức dạy học để khai 
thác nội dung hình ảnh sẵn có trong bài học, đưa ra những câu hỏi ngắn gọn giúp học sinh 
hiểu bài.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường được trang bị khá đồng bộ 
đảm bảo cho việc giảng dạy.
 - Học sinh được tham gia các hoạt động học tập, thực hành một số nhiệm vụ cơ bản phù 
hợp với nội dung bài học.
 b. Hạn chế:
 - Giáo viên chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, 
không gắn liền dạy học với ứng dụng thực tiễn, không tạo ra và duy trì sự hứng thú, tích cực 
học tập của học sinh. Giáo viên dạy còn xuôi chiều, nặng về phương pháp thuyết trình, chưa chú 
ý phát triển năng lực cho các em.
 - Đối với học sinh lớp 1, khả năng chú ý tập trung còn yếu, tính kỉ luật chưa cao, dễ mệt 
mỏi. Khi tham gia vào các hoạt động học tập học sinh chưa tích cực, sôi nổi, hào hứng, không 
tự rút ra những kiến thức cần thiết mà bài học yêu cầu.
 - Học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động nên nhanh quên.
 Từ những lí do trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, thiết kế các bài học nhằm phát huy năng lực 
học sinh và áp dụng có hiệu quả đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học mônTự 
nhiên và xã hội lớp 1 theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh trong trường 
Tiểu học”
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 Dạy học phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người 
học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn 
của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng 
lực và phẩm chất người học.
 Từ những nhu cầu thực tế đặt ra, tôi đề xuất những giải pháp khả thi để phát triển năng lực 
cho học sinh lớp 1 trong môn tự nhiên xã hội như sau:
 1.1. Giải pháp 1: Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát triển 
năng lực học sinh.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu kĩ từng nội dung bài học cụ thể gắn với mỗi 
chủ đề trong chương trình để lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học khác nhau.Trong 
mỗi bài dạy, tôi thường áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp:
 1.1.1. Sử dụng linh hoạt phương pháp quan sát.
 Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các 
giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội. Trong phần khám phá bài 
học, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu thông qua 
tranh ảnh, vật thật, cảnh vật, cây cối, video clip, quan sát thực tế hoạt động của con người và => Tất cả các bài học tôi đều sử dụng phương pháp quan sát. Khi vận dụng phương pháp 
này sẽ phát triển ở học sinh năng lực tìm tòi, khám phá, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, tự 
giải quyết vấn đề. Hình thành ở các em phẩm chất yêu quê hương, cảnh vật xung quanh, gia 
đình, bạn bè...........
 1.1.2: Tích cực tổ chức trò chơi học tập trong giờ học.
 Tổ chức trò chơi học tập trong giờ học môn Tự nhiên và xã hội có tác dụng giúp học sinh 
tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực, tạo cho giờ học thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Khi tham gia 
trò chơi, các em sẽ phát huy hết năng lực vốn có của bản thân . Kích thích học sinh hứng thú, 
nhu cầu tham gia các hoạt động học tập.Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát huy 
tính tự lập, sáng tạo, nhanh trí, tinh thần tập thể , phát triển trí tuệ cho học sinh. Tập dượt các 
kĩ năng xã hội để các em có thể hòa nhập vào cuộc sống hằng ngày. Tôi đã sử dụng trò chơi ở 
phần khởi động, khám phá kiến thức hoặc phần vận dụng của bài học. a.Trò chơi nhằm khởi 
động liên kết với bài mới.
 Trước khi vào phần khám phá kiến thức mới, tôi lựa chọn các trò chơi để dẫn dắt vào nội 
dung bài học.
 *Ví dụ minh họa Bài 2 : Ngôi nhà của em (trang 10) - Tôi tố chức trò chơi Giải câu đố
 - Mục tiêu:Giúp học sinh phát triên tư duy phán đoán thông qua câu đố để nói tên Ngôi 
nhà.
 -Tiến hành: Giáo viên đưa ra một số câu đố. Chẳng hạn:
 Cái gì để tránh nắng mưa
 Đêm được an giấc xưa nay vẫn cần? ( Là cái gì?)
 Cái gì để trú nắng mưa
 Mà ai cũng biết từ xưa đến giờ? ( Là cái gì?)
 Sau khi học sinh trả lời đúng tên “ Ngôi nhà” thì giáo viên đưa hình ảnh minh họa. Từ đó 
định hướng cho học sinh vào khám phá nội dung bài học.
 *Ví dụ minh họa Bài 3: Đồ dùng trong nhà (trang 15) - Tôi tố chức trò chơi Giải ô chữ
 - Mục tiêu: Học sinh nêu được một số đồ dùng trong nhà. Phát triển năng lực vận dụng 
kiến thức.
 - Chuẩn bị: Thiết kế ô số có chứa câu đố về đồ vật trong nhà.
 - Tiến hành: Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa chuyền bóng. Khi nhạc bài hát dừng lại 
thì bóng trên tay bạn nào, bạn ấy được chọn ô số trên màn hình.
 VD: Ô số 1: Cái gì sừng sững Ô cửa số 2: Ai muốn chân sạch
 Đứng ở góc nhà Thì dung đến tôi
 Bé mở cửa ra Nhưng phải một đôi
 Lấy quần áo đẹp. (tủ quần áo) Đôi gì thế nhỉ? ( đôi dép)
 Và các câu đố về đồ dùng trong nhà khác như: gương, bát đĩa....Sau khi chơi trò chơi,
 tôi giúp học sinh nhớ lại các đồ dung trong nhà là những đồ vật nào.
 => Nếu chúng ta giới thiệu bài một cách trực tiếp thì sẽ không lôi cuốn được học sinh háo được tiến hành với nhịp độ nhanh hơn. Nếu bạn nào trả lời chậm hoặc sai hay nêu trùng tên các 
bộ phận của cơ thể với những người nói trước là bị thua. Người thua sẽ bị phạt hát hoặc múa 
một bài hát.
 => Khi sử dụng trò chơi này, tôi thấy : Học sinh hứng thú sôi nối, luyện phản ứng nhanh 
cho môi HS, củng cố lại kiến thức về các bộ phận trên cơ thể con người và nhiệm vụ của các bộ 
phận đó.
 *Trò chơi: Tiếp sức
 Áp dụng cho Bài 20 : Cơ thể em - Tiết 2 (trang 86,87) để giúp học sinh nhớ lại các bước 
đánh răng.
 + Cách chơi: xếp thẻ hình theo thứ tự các bước đánh răng. Giáo viên chuẩn bị: 2 bộ thẻ 
hình (mỗi bộ gồm 5 thẻ hình). Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 người. Học sinh đầu thứ 
nhất chọn thẻ phù hợp với bước đầu tiên của việc đánh răng rồi dán lên bảng. Bạn tiếp theo lần 
lượt chọn thẻ phù hợp với các bước đánh răng. Cứ như vậy đến hết. Đội nào nhanh v à đúng thì 
giành chiến thắng.
 => Khi tố chức trò chơi này, tôi vừa giúp học sinh củng cố hệ thống hóa kiến thức, vừa 
tạo hứng thú, phát huy năng lực hợp tác, phản xạ nhanh.
 1.1.3: Linh hoạt trong tổ chức thảo luận nhóm.
 Đây là phương pháp quan trọng tạo hứng thú học tập cho các em. Hoạt động nhóm giúp 
học sinh tự tin, có nhiều cơ hội khám phá, diễn đạt ý tưởng của mình cho các bạn trong nhóm. 
Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
 Trong tất cả các bài học, tôi đều sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Tôi thay đổi cách 
chia nhóm cho học sinh thảo luận (nhóm 2, 4, 6) ở phần khám phá để phát hiện kiến thức bài 
học.
 *Ví dụ: Khi dạy Bài 1 Kể về gia đình trang 6. Ở hoạt động 1, tôi cho học sinh thảo luận 
nhóm 2 tìm hiểu về gia đình Hoa có những ai?
 Khi dạy Bài 8: Cùng vui ở trường trang 36, 37. Ở hoạt động 1, tôi cho học sinh quan sát 
tranh và thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi ?Hoạt động vui chơi nào an toàn và không an 
toàn? Vì sao?
 Cũng bài này,ở hoạt động 2 : Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau? tôi cho học sinh 
thảo luận nhóm đôi. Các em phát huy năng lực vốn có của bản thân, có khả năng giao tiếp, hợp 
tác.
 * Với dạng bài Ôn tập chủ đề, để hệ thống hóa lại các kiến thức đã học, tôi tổ chức cho học 
sinh làm việc nhóm 6. 
 Ví dụ Bài 14: Ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương trang 58,59, tôi cho học sinh trao 
đổi nhóm 6 để sắp xếp các tranh đã sưu tầm và giới thiệu trong nhóm nội dung tranh. Tôi cũng 
áp dụng thảo luận nhóm 6 ở hoạt động 2 : Hoàn thành sơ đồ trong Bài 19 : Ôn tập chủ đề Thực 
vật và động vật trang 80, 81.
 1.1.4: Dạy học gắn với dự án
 Tôi áp dụng phương pháp dự án khi cho học sinh thực hành các dự án học tập. Các em 
được làm việc và cộng tác học tập, độc lập tư duy giải quyết những dự án thuộc một chủ đề học - Tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường. Trước khi cho học sinh tham quan, 
nêu yêu cầu định hướng: Nhớ lại tên, vị trí các phòng ban trong nhà trường.Nói với nhau theo 
nhóm những gì đã quan sát được.
 Bước 3: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện hoạt động trải nghiệm.
 - Hình thức dạy học trải nghiệm có ý nghĩa tăng cường khả năng thực hành cho học sinh, 
học đi đôi với hành. Mỗi học sinh phải được hành động với kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các 
sáng kiến trải nghiệm từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi 
của bản thân.
 Ví dụ Bài 3: Đồ dùng trong nhà (trang 14) Ở hoạt động vận dụng, giáo viên cho học sinh 
sắp xếp gọn gàng đồ vật trong nhà ( hoặc phòng ngủ ) của em. Các em sẽ thực hành sắp xếp đồ 
đạc và nhờ người lớn quay lại video gửi cho giáo viên.
 Ví dụ Bài 20 : Cơ thể em (trang 87). Học sinh thực hành ở nhà rửa tay đúng cách, chải răng 
đúng cách. Sau đó quay video gửi cho giáo viên.
 => Việc tiếp thu kiến thức tự nhiên và xã hội qua các giờ học trải nghiệm thực tế này sẽ 
giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn và giúp phát triển năng lực đặc thù của môn học cho học sinh: 
năng lực nhận thức khoa học; năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; 
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
 1.3. Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng Thiết bị dạy học số 
nhằm phát huy năng lực tương tác cho học sinh.
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng mới trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, 
tạo ra môi trường học tập có tính tương tác cao. Bên cạnh việc sử dụng bài giảng điện tử phục 
vụ cho giảng dạy hàng ngày thì tôi đã không ngừng nghiên cứu một số phần mềm ứng dụng 
giúp tôi xây dựng các sản phầm Thiết bị dạy học số trong môn tự nhiên và xã hội lớp 1. Đây là 
thiết bị dạy học mà giáo viên sử dụng trong một hoạt động dạy học để tăng khả năng tương tác 
của học sinh, giúp các em phát huy sự sáng tạo nhằm lĩnh hội kiến thức.
 Để khai thác hiệu quả nội dung bài học trong chương trình môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 
tôi tạo ra các trò chơi tương tác, các video tình huống hay mô phỏng thí nghiệm thực hành ứng 
dụng vào các bài học cụ thể. Học sinh thực hành tương tác trực tiếp trên máy tính , giúp các em 
có sự trải nghiệm thực tế bằng thao tác nhấn chuột theo yêu cầu mà bài đưa ra. 
 1.3.1: Trò chơi tương tác
 Tôi sử dụng phần mềm Storyline 3 để thiết kế trò chơi, tạo hứng thú và phát huy năng lực 
tương tác của học sinh.
 * Ví dụ Bài 5: An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà (trang 18)
 Tôi cho học sinh lựa chọn các đồ vật phù hợp vào trong tủ lạnh. Ở hoạt động này tôi thiết 
kế trò chơi tương tác cho học sinh. Yêu cầu học sinh nhấn chuột vào đồ vật, rồi kéo thả vào 
đúng vị trí trong tủ lạnh. Chắng hạn : hoa quả trứng, chai nước để ở ngăn dưới tủ lạnh, hộp đựng 
kem, con cá, thịt tươi để ngăn trên tủ lạnh... Nếu học sinh kéo thả không đúng vị trí sẽ hiển thị 
bằng âm thanh nhắc nhở hoặc cánh tủ lạnh sẽ tự đóng lại.
 Qua phần thực hành này, các em phát triển khả năng tư duy, phản xạ, vận dụng vốn hiểu 
biết của bản thân để giải quyết nhiệm vụ học tập.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_tnxh_l.docx