SKKN Một số biện pháp phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh Lớp 1
BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên đề tài: Một số biện pháp phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 2. Nội dung, lĩnh vực nghiên cứu: Phát triển Phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 1 môn GDTC 3. Tác giả - Họ và tên: Nguyễn Thị Vân - Chức vụ: Giáo viên - Nhiệm vụ công tác: Giáo viên thể dục 4. Nội dung tóm tắt: - Sáng kiến đưa ra một số biện pháp giúp học sinh phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh lớp 1 tại đơn vị công tác 5. Thời gian áp dụng. Năm học 2021-2022 6. Hiệu quả mang lại. Tỉ lệ học sinh thích học môn giáo dục thể chất cao đồng nghĩa với chất lượng môn học đạt kết rất khả quan. Bước đầu các em đã hình thành được các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện. Qua các biện pháp đã áp dụng các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học giáo dục thể chất, tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn học này. I. Phần Mở Đầu. 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục thể chất (GDTC)và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện: có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc. Hoạt động cơ bản của môn thể dục là thực hành, là luyện tập, học đi đôi với hành. Thông qua luyện tập để hình thành, củng cố, nâng cao kĩ năng vận động. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Qua thời gian tiếp cận, tìm hiểu sự đổi mới của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CTGDPT 2018), bản thân biết được: CTGDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành một người tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục thể chất nói chung và ở lớp 1 nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển phẩm chất, năng lực môn giáo dục thể chất cho học sinh lớp 1 tại trường. 4. Giới hạn của đề tài: Học sinh khối lớp 1 của trường. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu ). - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. II. Phần Nội Dung. 1. Cơ sở lí luận: Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần. Giáo dục thể chất giúp học sinh có kỹ năng vận động đúng, hình - Một số học sinh chưa thực sự yêu thích môn học này. Ý thức tập luyện chưa cao, chưa thường xuyên luyện tập dẫn đến sức khỏe và thể lực chưa tốt. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác và sinh hoạt hàng ngày. Ngay từ đầu năm học bản thân đã tiến hành khảo sát sự quan tâm của giáo viên và sự yêu thích môn học của học sinh về môn học. Kết quả như sau: Tổng Môn GDTC rất Quan trọng bình Không quan trọng số quan trọng thường SL TL SL TL SL TL Giáo viên 22 12 54,5% 8 36,3% 2 9,2% Học sinh 112 50 44,6% 30 26,7 32 28,7% khối 1 Từ kết quả trên cho thây: + Đối với giáo viên: Tỉ lệ giáo viên chưa coi trọng môn giáo dục thể chât chiếm tỉ lệ còn, dẫn đến chât lượng giáo dục toàn diện cho học sinh sẽ không có kết quả cao. + Đối với học sinh: 28,7% số học sinh coi môn giáo dục thể chât không quan trọng đồng nghĩa với việc các em chưa có hứng thú học tập môn này và kết quả học tập cũng sẽ không cao. Dẫn đến việc ảnh hưởng tới sức khỏe và các môn học khác. Trước tình hình đó bản thân đã nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp như sau: 3. Nội dung và hình thức của biện pháp: a. Mục tiêu của biện pháp. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: - Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... - Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. - Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá). b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp. Biện pháp 1: Tạo sự yêu thích học tập môn giáo dục thể chất cho học sinh. Để thực hiện có hiệu quả giờ dạy của mình thì việc học sinh có hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng nhất. Có hứng thú học tập sẽ tạo sự chế, tính tình rất nhút nhát, rụt rè dẫn đến việc hạn chế về việc tiếp thu kiến thức, không hiểu các câu lệnh và không mạnh dạn trong luyện tập. Để phân loại bằng cách tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính, sức khỏe của học sinh để điều chỉnh nội dung vận động trong các bài tập. Tránh tình trạng có em sức khỏe không tốt nhưng vẫn phải vận động như các bạn khỏe mạnh khác, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể các em, tạo cảm giác sợ mỗi khi học môn giáo dục thể chất. Hoặc phân loại bằng cách tìm hiểu đặc điểm phát triển tố chất cơ thể như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt để có phương pháp dạy học thích hợp. Thứ tư: Đối với mỗi giờ học giáo viên phải tổ chức sao cho có sức lôi cuốn, hấp dẫn bằng cách lựa chọn các phương pháp, phương tiện giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, sử dụng các phương pháp trò chơi, thi đua, phương pháp trực quan đẹp. Biện pháp 2: Mô tả chính xác các động tác bằng lời nói. Giải thích kĩ thuật là một phương pháp giúp học sinh hiểu và nắm được từng phần động tác, từ đó giúp các em tiếp thu bài tập một cách chính xác Đối tượng học sinh lớp 1 là đối tượng học bằng trực quan rất nhiều nên để giải thích cho các em hiểu một cách chính xác từng động tác tôi kết hợp vừa giải thích vừa cho các em quan sát tranh ở mỗi bài học. Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời nói để phân tích về nội dung cơ bản, trọng tâm, phương hướng vận động, phân tích các mấu chốt, kĩ thuật, các mối quan hệ bên ngoài, các cử động liên tục v.v . . đi tới việc hoàn chỉnh kỹ thuật TDTT. Khi thực hiện phương pháp giảng giải giáo viên cần: - Giúp học sinh quan sát có mục đích, hiểu và nắm được từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận chính xác về mặt kỹ thuật phải trình bày hoạt động một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm quan trọng của động tác và có tác dụng kích thích hứng thú khi thực hiện bài tập của học sinh. Khi hướng dẫn học sinh tập các động tác, giáo viên nên sử dụng phương pháp “Soi gương” nghĩa là: giáo viên đứng đối diện với học sinh, mặt và động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh. Đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, bản thân giáo viên phải phân tích và hướng dẫn kĩ các kĩ thuật động tác, các câu lệnh để các em hiểu Giáo viên thực hiện mẫu động tác Biện pháp 4: Tích cực vận dụng phương pháp trò chơi trong học tập. Hoạt động vui chơi đối với học sinh, nhất là học sinh lớp 1 là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đây là nhu cầu tự nhiên và cấp thiết không thể thiếu trong cuộc sống và học tập của trẻ. Thông qua trò chơi mà tạo nên các hình thức giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và hoàn thiện sự phát triển cơ thể của các em. Mặt khác khi tổ chức trò chơi còn giúp các em giải tỏa sự căng thẳng, dồn ép. Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh giáo viên cần chú ý đến tính nhịp điệu của động tác để thu hút sự chú ý cao của học sinh. Những điểm ngây thơ của trẻ. Cần nhắc nhở học sinh chú ý đến những nét chính của động tác trò chơi yêu cầu. Học sinh chơi trò chơi vận động Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Lò cò tiếp sức” giáo viên nhắc các em nhảy nhẹ nhàng bằng một chân. Trong việc lựa chọn hình thức trò chơi cần nêu ra những câu chuyện có nhận thức, nghị lực hình thành thói quen tập thể dục, rèn luyện thân thể như một nhu cầu tự nhiên để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân. Đối với các em học sinh cũng vậy, hình thành thói quen tập luyện theo gương Bác Hồ kính yêu ngoài tăng cường sức khỏe các em còn ghi nhớ được nội dung bài học. Tập luyện có nghĩa là thực hiện kĩ thuật động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo kĩ thuật động tác, tạo khả năng thực hiện đúng động tác. Khi các em đã nắm được kĩ thuật động tác, nếu không thường xuyên tập luyện thì dễ bị quên dẫn đến kĩ thuật động tác sẽ sai. Giáo viên cần tăng cường cho các em luyện tập trên lớp, ở nhà, trong các buổi tập,.... Với hình thức: cá nhân, tổ, nhóm,... III. Kết luận, kiến nghị 1. Kết luận. Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy môn giáo dục thể chất ở lớp 1, tôi nhận thấy: Để đạt được những kết quả trên, người giáo viên cần chú ý: - Tạo được hứng thú học tập trong các giờ học - Thường xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trau dồi kiến thức môn giáo dục thể chất với các đồng nghiệp. - Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: học cá nhân, học nhóm, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tôi vừa trình bày xong một số biện pháp phát triển phẩm chất , năng lực cho học sinh lớp 1 học tốt môn giáo dục thể chất tại trường, những kinh nghiệm trên của bản thân chỉ là một yếu tố nhỏ được rút ra từ thực tế giảng dạy, chưa phải là các giải pháp tối ưu. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bản thân nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi để có những kinh nghiệm hay hơn nữa phục vụ cho công tác giảng dạy của mình Tôi xin chân thành cảm ơn ! 2. Kiến nghị Không Bình thuận, ngày 20 tháng 03 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Vân
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_pham_chat_nang_luc_mon_gdtc.docx
- SKKN Một số biện pháp phát triển phẩm chất năng lực môn GDTC cho học sinh Lớp 1.pdf