Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ

docx 13 trang sklop1 08/03/2024 5241
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ

Mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh Lớp 1 trong 15 phút đầu giờ
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
 1. Tên giải pháp: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP CHO HỌC 
SINH LỚP MỘT TRONG 15 PHÚT ĐẦU GIỜ.”
 2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2021.
 3. Thông tin cần bảo mật: Không.
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm(Tình trạng, nhược điểm, hạn 
chế):
 4.1. Tên giải pháp: Biệp pháp rèn nề nếp cho học sinh.
 4.2. Hiện trạng, nhược điểm hạn chế của giải pháp cũ:
 - HS chưa thực sự chủ động tích cực trong hoạt động 15 phút đầu giờ.
 - HS còn chưa có sự tập trung, lãng phí khoảng thời gian 15 phút đầu giờ.
 - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - học sinh, gia đình - giáo 
viên.
 - HS chưa nắm được việc mình cần làm và nên làm ở 15 phút đầu giờ.
 - Chưa có sự động viên, khích lệ kịp thời.
 - Chưa phát triển được các năng lực, phẩm chất của học sinh.
 Bảng theo dõi biểu hiện của khó khăn tâm lí ở học sinh lớp 1:
1. Chưa xác định được việc mình cần làm trong 15 phút đầu giờ.
1. Chưa xác định được việc mình cân làm trong 15 phút đầu giờ.
2. Lúng túng, vụng về khi tiếp xúc với giáo viên.
3. Không tập trung trong khoảng thời gian đầu giờ.
4. 15 phút đầu giờ thường ngôi chơi, nghịch đô dùng
5. Khóc và không vào lớp khi đi học muộn hoặc để quên đô dùng học tập hoặc 
chưa học bài. bước đi tự tin nhất, chủ động nhất, hòa đồng nhất để được là chính mình, phát 
huy được mọi khả năng ẩn sâu trong mỗi cá nhân.
 Trên thực tế không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nề nếp học tập 
tốt. Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, 
hoàn toàn xa lạ. Đặc biệt vào khoảng 15 phút đầu giờ các em còn chưa biết mình 
nên làm gì. Nêu hiệu quả hoạt động 15 phút đầu giờ kém chất lượng, học sinh 
thiếu tự tin trong giao tiếp, lo sợ khi phải đến trường, khi cô kiểm tra bài làm, 
kiểm tra đồ dùng học tập, ...
 Chính vì vậy việc đổi mới nội dung hoạt động, rèn nề nếp cho học sinh 
trong 15 phút đầu giờ hết sức cần thiệt và quan trọng góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh phát triển cả về năng lực và 
phẩm chất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp tôi đã 
mạnh dạn chọn đề tài “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NỀ NẾP CHO HỌC 
SINH LỚP MỘT TRONG 15 PHÚT ĐẦU GIỜ.”
 6. Mục đích của giải pháp:
 Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, để có những biện pháp khắc phục tốt 
nhất. Tôi hi vọng những chia sẻ của mình không chỉ giúp ích trực tiếp với bản thân 
tôi mà còn giúp cho những đồng nghiệp ở trường học nơi tôi công tác và xa hơn 
nữa sẽ lan tỏa tới các đồng nghiệp khác đón nhận và áp dụng thích hợp. Điều này 
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp.
 15 phút đầu giờ giúp học sinh nắm vũng kiến thức, kĩ năng và rèn những 
thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác.
 Thông qua 15 phút đầu giờ học sinh hình thành được thói quen tốt trong học 
tập: ôn bài, khắc sâu kiến thức, ... Ngoài ra còn giúp học sinh hình thành và phát 
triển năng lực của mỗi cá nhân.
 Rèn nề nếp lớp cũng chính là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp 
các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau này. 
Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nề nếp năng, dễ bi quan trước những điều không tốt đẹp từ gia đình hay từ bạn bè trường 
lớp.... Từ những thông tin này, giáo viên nên gần gũi trò chuyện tiếp xúc các em 
nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư 
tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, giáo viên hiểu 
các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm, các hành vi 
không hay. hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn. Hiểu học sinh sẽ giúp cho 
giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện công tác giáo dục trong các giờ học chính khóa 
thuận lợi hơn. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều 
tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và 
yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:.................................................
 2. Là con thứ ...............trong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) ...........................................
 4. Kết quả học tập mầm non: ............................................................
 5. Môn học yêu thích: .......................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó: ......................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)........................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:..........................................
 9. Sở thích: .............................................................
 10. Địa chỉ gia đình:.....................................................................
 Số điện thoại của gia đình:........................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần 
về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh. khi đến trường. Kết hợp với đội cờ đỏ và lớp trực ban kiểm tra việc sát khuẩn tay 
của HS khi đến cổng trường, việc đeo khẩu trang, đầu tóc đồng phục có đúng quy 
định không, ...
 Ví dụ: Buổi đầu đến lớp cô giáo sẽ hướng dẫn HS cách rửa tay bằng xà 
phòng. Khi các em biết rửa tay các em có thói quen rửa tay sạch trước khi đến hoặc 
trước khi vào học và luôn có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ. Bằng lời nói kết hợp với 
hiệu lệnh để học sinh thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi cô nói các con hãy xòe 
hai bàn tay lên bàn cô sẽ kiểm tra và kết hợp với câu nói: "Tay đẹp, tay xinh, tay 
trắng tinh cô khen ngợi". Đầu tóc bạn nào chưa được gọn gàng thì cô giáo có thể 
giúp HS buộc lại tóc. Từ đó HS có thói quen vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng 
trước khi đến lớp.
 (Học sinh rửa tay trước khi vào lớp)
 Giải pháp thứ ba: Xây dựng thói quen học tập cho học sinh.
 Tạo cho học sinh một thói quen học tập tốt là điều vô cùng quan trọng.
Để đạt được hiệu quả của giải pháp này, tôi thực hiện:
+ Kiểm tra đồ dùng học tập.
 Đồ dùng học tập rất cần thiết và quan trọng trong quá trình học tập của học 
sinh. HS sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập nếu không có đầy đủ đồ dùng học 
tập.
 Ví dụ: Trong 15 phút đầu giờ HS sẽ bỏ đồ dùng cần thiết trong buổi học hôm em đã thành thói quen. Vào 15 phút các em đã tự giác giở vở học ở nhà rất ngay
ngắn để lên bàn cho cô cùng các bạn kiểm tra.
 ( ôn bài cả lớp)
Giải pháp thứ tư: Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt 15 phút đầu 
giờ cho học sinh.
 Ngoài ứng dụng vào các giờ học chính khóa thì việc ứng dụng CNTT vào 
15 phút đầu giờ cũng rất hiệu quả và đổi mới giúp học sinh bớt nhàm chán.
 Ví dụ: Muốn học sinh nắm rõ hơn các bước bảo vệ bản thân trước tình hình 
dịch bệnh Covid 19, giáo viên có thể cho HS xem các video hướng dẫn thực hiện 
K5. Muốn giới thiệu về các tấm gương người tốt việc tốt, thay vì kể thì giáo viên 
cho HS xem để ghi nhớ và hình dung dễ hơn.
Muốn kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh giáo viên cũng có thể ứng dụng
CNTT để học sinh tham gia trò chơi học tập, vừa ôn bài vừa nhớ lại bài giúp các
em bớt căng thẳng mệt mỏi. khả quan. Nề nếp học sinh có sự thay đổi rõ rệt, chất lượng trong công tác chủ 
nhiệm lớp và công tác dạy học đã được nâng cao rõ rệt. Học sinh giữ vệ sinh trong 
và ngoài lớp học và khu vực được phân công không có rác bẩn. Bàn ghế luôn xếp 
gọn gàng ngay ngắn trước buổi vào học. Luôn tự giác học bài và đọc bài trước khi 
đến lớp. Luôn giữ trật tự trong giờ học chú ý nghe giảng và tích cực hoạt động 
nhóm và tổ chức trò chơi học tập và luôn giúp đỡ các bạn trong nhóm cùng học tập 
và cùng nhau tiến bộ.Chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường.
 Việc thực hiện tốt nề nếp cũng đã góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng 
như việc phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh có kết quả cụ thể như sau:
 Cuối HKI kết quả học sinh đạt được về học tập:
 Môn học TSHS HTT HT CHT
 Tiếng Việt 31 14 16 1
 Toán 31 19 11 1
 Về năng lực, phẩm chất:
 TSHS T Đ C
 Năng lực 31 17 14 0
 Phẩm chất 31 17 14 0
 7. 2. Phạm vi áp dụng giải pháp:
 Trên đây là giải pháp mà tôi đã ứng dụng thành công trong công tác chủ 
nhiệm lớp của mình để học sinh vui vẻ hứng khởi, rèn nề nếp học sinh lớp Một 
trong 15 phút đầu giờ. Những việc đó thành hình khó đặt tên, càng không thể diễn 
ra trong khoảng thời gian nhất định. “Trẻ đến trường trong niềm vui”là một khái 
niệm rộng do tác động của nhiều yếu tố: Con người, môi trường, hoàn cảnh ...vv... 
nhưng theo chủ quan tôi nghĩ mình góp phần nhỏ trong niềm vui ấy của các em. 
Học sinh của lớp tôi đi học với tâm trạng rất thoải mái và phấn khởi. Không có 
những em phải co kéo, phụng phịu níu tay cha mẹ trước buổi đi làm. Thầy cô bước 
vào lớp các em không sợ hãi, rụt rè. Trái lại nhiều em đón tôi với nụ cười tươi tắn 
trên môi vào buổi sáng vì biết thế nào cô cũng gây tiếng cười nho nhỏ cho mình. 
Giao tiếp giữa cô và trò hoà hợp thân ái, học sinh nhận thấy cô giáo mình thật gần 
gũi.
 Học sinh biết tự điều chỉnh mình cũng như nhắc nhở nhau để giữ nề nếp lớp. 
Lớp trở thành lớp tự quản tốt thường được tuyên dương ở các tiết sinh hoạt dưới cực để: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”
 Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao 
chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Thị trấn Bố Hạ, ngày 10 tháng 3 năm 2022
 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người viết báo cáo
 Đỗ Thị Thanh Hằng

File đính kèm:

  • docxmo_ta_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_cho.docx