Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1

docx 25 trang sklop1 22/11/2023 107514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................... 2
1. Lí do chọn biện pháp ......................................................... 2
1.1. Cơ sở lỷ luận...................................................................... 2
1.2. Cơ sở thực tiên................................................................... 2
2. Thời gian, giới hạn, phạm vi ............................................. 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................... 3
1. Thực trạng.......................................................................... 3
1.1. Thuận lợi.......................................................................................... 5
1.2. Khó khăn.......................................................................................... 5
1.3. Nguyên nhân .................................................................................... 5
2. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng
lực tự chủ, tự học.................................................................................... 6
3. Các giải pháp thực hiện..................................................... 6
3.1. Giải pháp thứ nhất......................................................................... 6
3.2. Giải pháp thứ hai........................................................................... 8
3.3. Giải pháp thứ ba............................................................................ 9
3.4. Giải pháp thứ tư............................................................................ 12
3.5. Giải pháp thứ năm ........................................................................ 14
4.................................................................................................. Hiệu quả thực 
hiện biện pháp trong thực tế chủ nhiệm ................................ 19
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 25 có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết, 
có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.
 Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành 
và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Học sinh vào học lớp Một là thời 
điểm đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc sống và phát triển tâm lí. Rèn năng lực 
tự chủ, tự học cũng là rèn kĩ năng sống, rèn khả năng thích ứng với những thay đổi 
diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề cơ bản 
một cách tự lập. Tuy nhiên, qua thời gian chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy phần lớn 
các em thiếu kiến thức về kĩ năng sống, mà trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ năng 
tự chủ, tự học. Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra: “BIỆN PHÁP HÌNH 
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1” 
với mong muốn góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 
2018.
2. Thời gian, giới hạn, phạm vi
 - Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2022 đến tháng 3/2023
 - Đối tượng: Học sinh lớp 1
 - Phạm vi: Trường Tiểu học Thái Hòa
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng
 Ngay từ đầu năm học 2021- 2022 và năm học 2022- 2023, tôi đã phát phiếu 
thăm dò tới phụ huynh về các biểu hiện quan sát được ở năng lực tự chủ, tự học. 
Căn cứ vào quá trình quan sát và kết quả của phiếu thăm dò, tôi nhận ra những 
thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học 
cho học sinh lớp 1.
 PHIẾU THĂM DÒ NĂNG Lực Tự CHỦ, Tự HỌC
Họ và tên phụ huynh: .....................................................................................
Họ và tên học sinh: ...............................................................Lớp: ............... học tập và năng lực tự chủ, tự học cho học sinh.
1.2. Khó khăn
 - Học sinh chưa biết tự chuẩn bị và tự quản đồ dùng học tập cá nhân ở lớp, 
ở nhà.
 - Các em chưa thực sự tự giác thực hiện theo yêu cầu nhóm, lớp và cả giáo 
viên.
 - Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về học 
tập cũng không đồng đều.
1.3. Nguyên nhân
 - Đa số cha mẹ các em đều làm công nhân, một số đi làm ăn xa nên thời 
gian sinh hoạt ở nhà rất ít cũng ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực tự chủ, tự 
học cho các em.
 - Học sinh phải học nhiều môn, nhưng môn học nào cũng mới mẻ đối với 
các em nên gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học. Nhiều em chưa có 
thói quen trong việc tự chuẩn bị sách, vở, chưa biết cách sử dụng bảng con, đồ 
dùng học tập.
 - Ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa 
được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp.
 - Giáo viên chủ nhiệm còn tự đánh giá năng lực, phẩm chất cho học sinh 
dựa trên trực giác của mình mà chưa căn cứ vào bảng tham chiếu đánh giá năng 
lực học sinh.
 Với những biểu hiện trên, lớp học chưa có nề nếp, không khí lớp học nặng 
nề, giáo viên giảng dạy hết sức vất vả, tiết học kéo dài lấn thời gian của tiết sau, 
hiệu quả tiết học chưacao.
2. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học.
 Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt 
không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động 
học tập của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có kiến thức uyên 
thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học sinh không chịu 
đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có niềm khao khát với GVCN thường xuyên tổ chức các cuộc “đổi thoại nóng”
 với Ban cán sự lớp
 > Hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lớp: hướng dẫn học 
sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lớp theo từng thời điểm: Chuẩn bị đi học, Trong 
mười lăm phút đầu giờ, Trong giờ học, Trong giờ ra chơi, Giờ tan
học, Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. một số lưu ý với phụ huynh để phối hợp cùng phụ huynh hướng dẫn thêm cho học 
sinh hiểu.
 Học sinh biết bảo vệ bản thân khi có người lạ
 và biết thể hiện mong muốn bản thân khi có lý do chính đáng.
3.3. Giải pháp thứ ba: Giáo dục năng lực tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi 
của mình
 Bước vào bậc tiểu học, học sinh gặp rất nhiều bỡ ngỡ do phải chuyển đổi 
hoạt động chủ đạo, chuyển đổi môi trường và chuyển đổi các mối quan hệ. Chính 
vì vậy, ở học sinh xuất hiện những khó khăn tâm lý gây cản trở quá trình học tập. 
Vì vậy trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng đến việc quan sát thái độ, tâm lý 
của học sinh. Từ đó tôi chia ra thành hai nhóm:
 Nhóm thứ nhất: Khó khăn tâm lí trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ 
giữa HS với cô giáo, bạn bè; giữa HS với nhau và giữa HS với nhóm bạn. Ví dụ 
không dám gần cô giáo, hờn dỗi cô giáo khi không được khen, bắt nạt bạn, cãi 
nhau, trêu trọc bạn ........................)
 Nhóm thứ hai: Khó khăn tâm lý thể hiện trong chính những đòi hỏi của hoạt 
động học tập. Ví dụ như không dám giơ tay phát biểu, không tập trung chú ý được 
lâu, chưa biết cách diễn đạt, lúng túng, phản ứng chậm trước những yêu cầu của cô 
giáo, khó ngồi lâu một chỗ, nói chuyện trong giờ học.... Học sinh chơi trò chơi trong giờ học.
Học sinh chơi trò chơi thể thao ngoài giờ lên lớp Trong các hoạt động trải nghiệm, các em được tham gia đóng vai bác sĩ, 
công an,...; được giáo viên giới thiệu về các nghề nghiệp trong các tiết sinh hoạt 
lớp.
 Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt, các buổi học ngoài trời, tôi tổ chức các 
buổi cho các em giới thiệu với nhau, nói chuyện với bạn bè về gia đình mình, nghề 
nghiệp của người thân trong gia đình. Để thực hiện được điều này, tôi đã chủ động 
trao đổi phụ huynh, nắm bắt tình hình của từng gia đình học sinh. Học sinh thảo luận nhóm Sản phâm tự học của HS sau giờ Toán
 Khi học sinh thiếu tập trung, chưa thực hiện tốt các năng lực tự chủ, tự học 
tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân, không trách phạt các em. Tôi luôn có những lời nói, 
cử chỉ nhẹ nhàng để động viên, khích lệ các em. Tôi đã thiết kế sổ thi đua, sticker 
để động viên, khích lệ, khen thưởng các em kịp thời.
 Tuyên dương, khen thưởng các em kịp thời bằng hình thức
 sổ thi đua, thư khen,... Tôi đã thông báo kịp thời qua nhóm Zalo lớp, tin nhắnphần mềm eNetViet, 
điện thoại hoặc đến nhà, trao đổi trực tiếp về sự tiến bộ của các em giúp các em 
tự giác thực hiện tốt các yêu cầu, từng bước nâng cao kĩ năng tự học.
Lập nhóm Zalo của lớp và sử dụng có hiệu quả phần mềm EnetViet trong việc 
thông báo, trao đổi tình hình học tập của học sinh tới phụ huynh một cách kịp 
thời.
 Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy cùng khối và các đoàn 
thể: Hàng tháng/tuần, từ kế hoạch của nhà trường, kết hợp giáo dục chủ điểm 
tháng, chủ đề tuần vào nội dung giáo dục kĩ năng này hàng ngày .Ngay từ khi học 
sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các 
thầy giáo, cô giáo dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,..
 Để hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh trong các 
giờ học bộ môn, tôi đã:
 + Quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện tốt năng lực tự học, tự học 
trong tất cả các giờ học bộ môn.
 + Tôi phối hợp với giáo viên bộ môn nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực Sao Nhi đồng thực hiện nhiệm vụ 15phút đầu giờ và trao đổi với GVCN
 về việc thực hiện nề nếp của lớp
 Thông qua việc phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh, giáo viên bộ 
môn, giáo viên kịp thời điều chỉnh các kĩ năng của các em, dễ dàng có sự đánh giá 
chính xác quá trình rèn luyện của học sinh, tạo sự công bằng trong xếp loại cuối 
năm.
 4. Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế chủ nhiệm
 Thực hiện những giải pháp đó sau một thời gian tôi thấy có những hiệu quả:
 - Số lượng học sinh biết tự phục vụ bản thân, tự giác chấp hành các quy 
định, yêu cầu của nhóm, lớp, của giáo viên tăng lên.
 - Đa số các em đều biết tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân ở 
nhà phù hợp.
 - Trong các hoạt động giáo dục, các em có ý thức tự giác hoàn thành nhiệm 
vụ được giao.
 - Tăng tình đoàn kết, yêu thương trong lớp giữa bạn bè, thầy cô.
 - Sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể được phát huy cao nhằm thực hiện PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Với nền giáo dục của chúng ta hiện nay, song song với việc đổi mới 
phương pháp dạy học để nâng cao kiến thức cho học sinh thì việc quan tâm đến 
hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt các năng lực tự chủ và tự học là một 
việc vô cùng quan trọng nhất là lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi “như búp trên cành”. Trẻ 
em như một tờ giấy trắng, ngay từ đầu việc hình thành và phát triển năng lực tự 
chủ, tự học cho các em để trở thành con người toàn diện phù hợp với sự phát 
triển của xã hội đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vô cùng cần 
thiết.
 Để áp dụng hiệu quả biện pháp này, tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất 
sau:
 *Đối với giáo viên
 -Ngoài việc dạy học, người giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải tìm hiểu 
xem học sinh của mình có cuộc sống như thế nào, những hứng thú của các em 
ra sao, kết hợp với những nét thuộc về tính cách của các em. Qua đó mới có thể 
có những biện pháp sư phạm hợp lý nhất tác động vào các em thì việc giáo dục 
mới có hiệu quả.
 - Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kịp thời giúp đỡ học sinh khi 
các em gặp khó khăn. Khen thưởng, động viên kịp thời nhằm phát huy tác dụng 
trực tiếp đến tinh thần tự học của các em.
 - Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các 
em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba; tạo các mối quan hệ thầy trò, 
bạn bè thật tốt; luôn làm gương trong mọi hoạt động.
 - Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “Lớp học thân thiện - Học 
sinh tích cực”; lồng ghép nội dung nâng cao năng lực tự chủ, tự học vào nội 
dung giảng dạy các môn học; nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
 *Đối với cha mẹ học sinh
 - Cha mẹ cần gương mẫu trong các sinh hoạt hàng ngày để các em noi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_nan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1.pdf