Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1

doc 30 trang sklop1 03/02/2024 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào Lớp 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học 
mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham 
muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học 
trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. 
Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện 
nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa 
tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai 
đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước 
phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong 
cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng 
như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một 
cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không 
hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá 
trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ 
cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện 
được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao 
động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ 
đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học 
tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, 
giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và 
phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo 
lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để 
thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và 
giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên 
đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, 
biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. 
 Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu 
giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh 
là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị 
cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện 
được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn đề 
tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào 
lớp 1 ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh nghiệm 
trong năm học này. 
 * Mục đích nghiên cứu.
 - Đánh giá thực trạng việc áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 
tuổi sẵn sàng vào lớp 1 của lớp mẫu giáo lớn A2 Trường mầm non B thị trần 
Văn Điển.
 - Tìm ra các biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đạt kết quả cao.
 * Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu.
 Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng 
một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại lớp A2 Trường 
mầm non B thị trấn Văn Điển.
 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục 
đích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô 
cùng quan trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào 
sự chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc 
phụ huynh.
 Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận 
thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng 
phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất 
giữa gia đình và trường mầm non.
 - Thể lực: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động 
bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.
 - Phát triển trí tuệ: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những 
hứng thú với hoạt động trí óc.
 - Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí 
tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông.
 - Tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ 
phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp.
 Ngoài ra để đạt được kết quả, trẻ cần tích cực hứng thú tham gia hoạt 
động, sự phối hợp giữa các bậc phụ huynh với cô giáo cùng có quan điểm đúng 
về việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. 
 II. Cơ sở thực tiễn:
 1. Đặc điểm chung: 
 - Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 3 trường mầm non 
công lập trên địa bàn Thị trấn Văn Điển. Nhà trường có bề dày thành tích, 5 năm 
liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2012 – 2013 trường 
được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều lượt giáo viên dạt danh 
hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp huyện. Năm học 2013-2014 tôi được Ban 
giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A2 có 52 trẻ do 3 giáo 
viên phụ trách.
 2. Thuận lợi:
 * Về giáo viên:
 - 3/3 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng 
lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng như 
làm đồ dùng đồ chơi và thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động.
 - Bản thân được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, 
nắm chắc phương pháp tổ chức, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ và Bộ chuẩn 
phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ GD&ĐT.
 - Bản thân tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ 
mẫu giáo lớn 5 năm liền và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT không 
dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.
 3 con học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi còn đang học ở mầm non tôi tiến 
hành một số biện pháp sau:
 III. Các biện pháp:
 1. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh:
 Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động 
phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay 
khi con chuyển từ lớp mẫu giáo nhỡ xuống lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng về 
việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung 
cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha 
mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất cho con trẻ trong 
giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị những gì? 
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức 
họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, 
phương pháp, biện pháp, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau.
 Cách làm Mục đích
 - Thông qua kế hoạch chăm sóc, - Giúp phụ huynh nắm bắt và 
 nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà biết trẻ được tham gia và học những 
 trường, của lớp. Tuyên truyền các phụ gì thông qua các hoạt động tại trường.
 huynh cùng phối kết hợp với nhà 
 trường để trẻ được giáo dục một cách 
 hiệu quả nhất.
 - Giới thiệu với phụ huynh về Bộ - Giúp phụ huynh nhận thức 
 chuẩn phát triển 5 tuổi của Sở đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để 
 GD&ĐT. thống nhất, phối hợp trong chăm sóc, 
 nuôi dưỡng, giáo dục giữa gia đình, 
 nhà trường và xã hội.
 - Phụ huynh nắm bắt được 
 - Làm bảng chỉ số đánh giá trẻ 5 những yêu cầu cần đạt được ở trẻ qua 
 tuổi công khai ngoài bảng tuyên truyền 5 mặt phát triển nhận thức, phát triển 
 theo tuần học để phụ huynh nắm bắt. ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát 
 triển thể chất, phát triển quan hệ tình 
 cảm xã hội ở mỗi chủ đề nhánh.
 - Thông qua chỉ đạo của Bộ - Phụ huynh biết được quy định 
 GD&ĐT về việc không dạy trước chung của Bộ GD&ĐT áp dụng cho 
 chương trình lớp 1 cho con. toàn bộ trẻ em mầm non và yên tâm 
 về chương trình học của con tại 
 - giải thích cho phụ huynh hiểu trường.
 tác hại của việc cho trẻ 5-6 tuổi học viết, - Giúp phụ huynh thoải mái tư 
 làm toán trước. Và giải thích cho phụ tưởng và không còn lo lắng về việc có 
 huynh biết cần kết hợp cô giáo để chuẩn cho con đi học trước chương trình lớp 
 bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 là chuẩn bị 1 hay không.
 5 sự hoạt động của các nhóm cơ lớn là tiền đề giúp trẻ phát triển năng lực hoạt 
động trí tuệ ở trường Tiểu học, xác định được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi 
thực hiện các yêu cầu sau:
 2.1. Chăm sóc sức khỏe trẻ:
 a. Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ:
 Ngay từ tháng đầu tiên của lớp mẫu giáo lớn, tôi đã kết hợp với Ban giám 
hiệu, nhân viên y tế và mời đoàn bác sỹ bệnh viện đa khoa Thanh Trì khám sức 
khỏe định kỳ cho trẻ để kiểm tra sức khỏe, ghi kết quả khám sức khỏe cụ thể, 
trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của từng trẻ. 
 Trong năm học, cứ 3 tháng cô giáo kết hợp y tế kiểm tra chiều cao, cân nặng 
của trẻ, qua kết quả kiểm tra cô giáo và phụ huynh cùng kết hợp để có biện pháp 
chăm sóc trẻ tốt hơn, đối với các cháu kênh Suy dinh dưỡng cô cần quan tâm, động 
viên, tuyên dương để trẻ ăn thêm, ăn hết xuất, cô trao đổi phụ huynh nấu cơm thay 
đổi thực đơn, nấu món trẻ thích để trẻ thích ăn và thấy ngon miệng. Đối với trẻ thừa 
cân, cô cho cháu ăn đủ, ăn thêm nhiều rau xanh, cho cháu lao động trực nhật giúp 
cô, kết hợp y tế cho trẻ tập chạy máy để giảm cân.Với các cháu chiều cao hơi thấp 
cô cho trẻ tập đu xà ngoài góc vận động của nhà trường, cho cháu đánh cầu lông, 
chơi bóng rổ để kích thích phát triển chiều cao của trẻ. 
 Trẻ tập máy tránh thừa cân
 7 Trong giờ ngủ, cô chăm sóc trẻ chu đáo, đảm bảo trẻ ngủ thoáng mát có 
điều hòa, quạt, giường, chiếu, gối vào mùa hè, mùa đông có đệm, chăn ấm cho 
trẻ. Luôn theo dõi động viên kịp thời các cháu khó ngủ để toàn bộ trẻ ngủ ngon, 
ngủ đủ giấc là một trong những điều kiện giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt 
bát tăng cân.
 2.2. Tổ chức thực hiện các nội dung phát triển vận động:
 a. Trong giờ thể dục sáng:
 Hoạt động thể dục sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về 
giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn. Buổi 
sáng, ngay sau khi ngủ dậy, bé đến trường tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được 
sự sảng khoái cho hoạt động khác diễn ra trong ngày.Tập luyện thường xuyên 
như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao thể lực, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng 
vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. Trong hoạt 
động thể dục sáng, để gây hứng thú cho trẻ thực hiện vận động phát triển các 
nhóm cơ, hô hấp, tay, bụng, chân, bật, cô cho trẻ tập kết hợp có nhạc cùng với 
các dụng cụ như hoa đeo tay, gậy,vòng phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với 
lứa tuổi giúp trẻ hứng thú tham gia thực hiện cácvận động.
 VD: Với chủ đề Thế giới thực vật, để tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng 
giúp trẻ hứng thú tham gia vận động, trau chuốt kỹ năng các động tác hô hâp, 
tay, bụng, chân, bật,tôi đã dùng nhạc bài hát: Em yêu cây xanh, Vườn cây của 
ba, màu hoa có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh kết hợp đạo cụ là hoa đeo tay. Qua 
đó, trẻ thích thú tập các động tác cùng cô chứ không có cảm giác gò bó, uể oải.
 Trẻ tập thể dục với hoa đeo tay
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau.doc