Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục dành cho học sinh cá biệt Lớp 1

doc 14 trang sklop1 19/02/2024 1910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục dành cho học sinh cá biệt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục dành cho học sinh cá biệt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục dành cho học sinh cá biệt Lớp 1
 1
 Phụ lục I
 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
 (Kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: HĐKH Phòng GD&ĐT Đại Lộc 
 Tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
 1. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Ngọc Ánh
 2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đại Cường
 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - nếu có: không
 4. Tên sáng kiến: Một số phương pháp giáo dục dành cho học sinh cá 
biệt lớp 1
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Đối với học sinh cá biệt lớp 1.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 15/10/2021
 7. Hồ sơ đính kèm:
 Hai(02) tập Báo cáo sáng kiến.
 Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
 Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng kiến 
và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công 
tác.
 Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng 
 sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Cường, ngày . tháng 3 năm 2022
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Ngọc Ánh
1.Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến
2. Ghi tối đa 02 đồng tác giả
3. Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu 
tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh 
phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này
4. Điện tử, viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin ; Nông lâm ngư nghiệp và môi trường ; Cơ khí, xây 
dựng, giao thông vận tải ; Dịch vụ (ngân hàng, du lịch, giáo dục, y tế) ; Khác
5. ghi ngày nào sớm hơn 3
 - Quan sát quá trình diễn ra các hoạt động trên lớp và tìm hiểu các hoạt 
động ở nhà của học sinh. 
 - Nghiên cứu các tài liệu về: Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt; 
tìm hiểu các bài báo mạng; Giáo dục toàn diện – Học sinh Tiểu học; Sách giáo 
dục nhân cách cho học sinh lễ phép,
 - Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn 
 về giáo dục học sinh cá biệt. 
 - Các em là đối tượng học sinh cá biệt thường nằm trong gia đình có 
hoàn cảnh khó khăn; bố mẹ ly hôn hoặc không quan tâm đến con em. 
 - Môi trường giáo dục và môi trường sống của các em bị ảnh hưởng 
không ít đến lối sống cũng như cách ứng xử của các em.
 - Do đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của các em học sinh tiểu học còn 
ham chơi, chưa thực sự chú tâm vào việc học tập, rèn luyện.
 Từ thực trạng trên đầu năm học tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp tôi 
kết quả như sau:
ST Học và tên HS Dạng học sinh cá Biểu hiện đầu năm
T biệt
1 Nguyễn Quang Linh Học tập; Tính cách Em không chú ý trong 
 giờ học, thích chọc phá bạn 
 bè. Tình hình học tập của 
 em vào đầu năm: em và viết 
 còn chậm, chưa thuộc bảng 
 chữ cái. Tính cách em bất 
 thường.
2 Nguyễn Hoàng Tín Học tập; Tính cách Em hay nói chuyện trong 
 giờ học. Chưa lễ phép với 
 thầy cô giáo. Em không tập 
 trung trong giờ học. Hay 
 chọc phá bạn bè. Em đọc 
 bài chậm, trình bày vở cẩu 
 thả, không khoa học. 
3 Nguyễn Đức Tiến Tính cách Em không tập trung trong 
 giờ học. Hay nói chuyện 
 riêng. Đánh nhau với bạn 
 vào giờ ra chơi. Hay nói dối 
 và gây gỗ với các bạn trong 
 lớp. 5
2 Nguyễn Hoàng Tín Em là con trai út trong gia đình. Từ nhỏ đã 
 ương bướng nhiều giáo viên và phụ huynh đã phản 
 ảnh về em. Hay chọc phá bạn bè, đánh bạn. 
3 Nguyễn Đức Tiến Gia đình em khá giả, tuy nhiên bố mẹ nuông 
 chiều em. Nên vô tình tạo cho em thói hư tật xấu; 
 có thói quen ỷ lại. 
 * Về phía nhà trường: 
 Trong quá trình giáo dục thì không phải giáo viên nào cũng có phương 
pháp giáo dục phù hợp để giáo dục học sinh cá biệt. 
 * Về phía xã hội: 
 Ngày nay tình trạng sách báo, game, phim ảnh tràn lan. Thu hút các em. 
Khiến các em mải mê điện thoại và bỏ bê việc học tập. Và trong những nguyên 
nhân trên thì nguyên nhân chủ yếu của học sinh cá biệt trong lớp là do hoàn 
cảnh gia đình. Khi chúng ta tìm được nguyên nhân thì vấn đề tiếp theo là tìm 
những biện pháp nào để giúp đỡ các em. Dưới đây là những biện pháp tôi đã 
thực hiện trong quá trình nghiên cứu ở lớp 1C.
 Do đó các em học sinh này thường sẽ gặp những khó khăn về tâm lý; 
giao tiếp- ứng xử; những khó khăn này có thể xuất hiện trong qua trình học tập. 
Các em có thể học kém, không theo được trình độ học tập của cả lớp; không xác 
định được động cơ cũng như mục tiêu học tập; không có phương pháp cũng như 
hướng học tập đúng; không tuân thủ những nội quy trong hoạt động học tập. 
Chính vì thế người giáo viên cần xác định được những học sinh đó gặp khó khăn 
tâm lý ở mức độ nào để kịp thời điều chỉnh. Chính vì thể bản thân tôi đã nghiên 
cứu những phương pháp sau để giáo dục các em học sinh cá biệt: 
 1.1.2.Phương pháp 1: Có niềm tin vào nhân cách của người học: 
 Bản thân không thể mong học sinh bạn thay đổi nếu như bạn không có 
niềm tin vào sự thay đổi của học sinh: 
 Chúng ta đã từng biết đến nhà giáo dục Anton Makarenko là một trong 
số những nhà giáo dục mà có những tư tưởng, những điểm lý luận mà đến hiện 
nay chúng ta vẫn còn vận dụng. Có một điều rất tuyệt vời là: những điều mà 
Makarenko nói những điều mà các nhà giáo dục đã đúc rút ra và viết vào trong 
những sách lý luận giáo dục đó rằng phải có niềm tin vào nhân cách của người 
học thì đã được chứng minh bằng con đường thực nghiệm bằng con đường tâm 
lý học. Tôi xin chỉ ra một nghiên cứu đó là: 
 Người ta đã tiến hành nghiên cứu trên 20 chú chuột. Người ta tách 10 
con chuột đầu tiên ra và giao cho một người huấn luyện chuột. Với người huấn 
luyện chuột thứ nhất, người ta nói với người huấn luyện rằng hôm nay tôi giao 
cho anh những con chuột thông minh nhất đàn.Mười con chuột này đã trải qua 
các kỳ kiểm tra về kỹ năng cho nên đây là những con chuột tuyệt vời nhất và tôi 
muốn anh sẽ dùng những kỹ năng huấn luyện tốt của mình để huấn luyện những 7
 * Chỉ nói lời tích cực: 
 Có vẻ như phương pháp này đang đi ngược lại với nhiều giáo viên 
thường làm đối với những em học sinh cá biệt. Các nhà tâm lý học đã chứng 
minh rằng: Nếu một người giáo viên sử dụng 1 câu nói tiêu cực với học sinh của 
mình thì người giáo viên đó cần phải sử dụng 14 câu nói tích cực mới có thể 
mang tâm trạng của học sinh về trạng thái ban đầu. Nghĩa là không yêu không 
ghét giáo viên. Khi người lớn chúng ta phạm một lỗi lầm nào đó thì dĩ nhiên 
chúng ta cũng không thích nghe người khác chỉ trích. Tất nhiên đối với học sinh 
cũng thế. Khi thầy cô chỉ ra lỗi sai thì học sinh cũng không muốn nghe điều đó 
và cũng không muốn sửa đổi. Mà lúc này học sinh nghĩ rằng giáo viên đang có 
ác cảm với mình. Chính vì thế trong giáo dục, các nhà giáo dục đã khuyên người 
giáo viên rằng. Chúng ta không nên sử dụng những câu nói tiêu cực để nói với 
học sinh của mình. 
 *Hãy tìm ra ưu điểm cho dù là nhỏ nhất của học sinh cá biệt: 
 Có thể nói rằng có những em học sinh cá biệt mà ở đó tồn tại nhiều 
điểm xấu. Ở nhà không chịu làm bài tập; đến lớp thường xuyên vi phạm nội quy 
của nhà trường; không nghiêm túc, nói chuyện riêng trong giờ học; thường 
xuyên đánh bạn; không chịu hợp tác với bạn; thậm chí là quậy phá và chống đối 
với giáo viên.Việc nhìn thấy những điểm xấu ở những học sinh cá biệt này là 
một điều hết sức dễ dàng. Chúng ta chỉ có thể thay đổi được học sinh cá biệt đó 
nếu chúng ta tìm được một ưu điểm cho dù là nhỏ nhất. 
 Trong bài kiểm tra có 20 câu hỏi chúng ta không chỉ nhằm vào những 
câu sai mà phải tìm ra ưu điểm của các em vào những câu đúng sẽ làm thay đổi 
học sinh của chúng ta. Vì vậy là một người giáo viên tiếp xúc với các em hằng 
ngày chúng ta hãy chịu khó kiên nhẫn, lắng nghe các em. Biết đâu chúng ta có 
thể tìm ra những ưu điểm mà thậm chí không phải là ưu điểm nhỏ mà là ưu điểm 
lớn ở những học sinh cá biệt.
 Ví dụ như em: Nguyễn Đức Tiến mặc dù em ngồi trong lớp học rất hay làm 
việc riêng và hay chọc phá bạn bè, tuy nhiên em lại nói chuyện rất dễ thương. 
Giờ học em cũng hay giơ tay phát biểu, tiến bộ trong học tập. Hiện nay em đã 
đọc viết rất tốt và làm toán nhanh hơn so với đầu năm. 
 * Cảnh báo và trao cơ hội lựa chọn cho học sinh khi có hành vi tiêu 
cực xảy ra: 
 Lần đầu tiên khi một hành vi tiêu cực xảy ra trong lớp học. Người giáo 
viên cần có sự cảnh báo để nói với học sinh rằng hành vi đó là không được chấp 
nhận trong giờ học. Dấu hiệu cảnh báo ở đây có thể là: một ánh mắt của người 
giáo viên không hài lòng với hành động đó; cũng có thể là chúng ta sẽ dưng lại 
trong một vài phút hướng ánh mắt của mình về phía học sinh đang có hành vi 
tiêu cực; Chúng ta có thể tiến lại gần chỗ ngồi của học sinh gõ nhẹ vào bàn để 
cảnh báo. Sau nhiều lần cảnh báo mà học sinh vẫn tiếp tục vi phạm thì trước khi 
đưa ra một hình phạt nặng hơn thì người giáo viên cần trao cho học sinh một lựa 
chọn nữa. 9
 Bản thân mỗi giáo viên chúng ta trong lớp học đôi lúc cũng sẽ gặp những 
trường hợp khiến chúng ta bực mình. Vì thế chúng ta sẽ nhắc nhở học sinh hoặc 
có thể phạt các em. Thế nhưng những hình phạt lúc nóng giận sẽ khiến các em 
có chiều hướng chống đối hơn; các em sẽ thực hiện những hành động đó một 
cách chống đối hơn. Thay vì thế thì khi gặp những tình huống khiến chúng ta 
bực mình hay nóng giận, thì trước tiên chúng ta cần kiềm chế bản thân. Thay vì 
lời la mắng với học sinh thì chúng ta có thể khuyên nhủ và động viên các em 
thực hiện hoạt động học tập nghiệm túc hơn. 
 Đối tượng của tôi ở đây là học sinh lớp 1. Vì các em vừa bước từ môi 
trường mẫu giáo lên nên các em còn chưa ý thức được sự quan trọng của việc 
học tập. Đối với những em học sinh cá biệt cũng thế. Các em cũng chưa ý thức 
được rằng khi ngồi trong lớp học thì cá em phải nghiêm túc và nghe giáo viên 
giảng bài. Vì thế ngôi trường Tiểu học không những là nơi dạy cho các em kiến 
thức mà còn phải dạy cho các em cách cư xử, cách sống và lề lối học tập ngay từ 
lúc ban đầu. 
 1.1.6. Phương pháp 5: Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội: 
 * Đối với nhà trường: 
 Giáo viên chủ nhiệm không những quan sát các em trong những giờ dạy 
mà còn phải phối hợp với Tổng phụ trách với các giáo viên bộ môn để tìm hiều 
quá trình học tập ở các môn học khác cũng như cách ứng xử khi các em tham 
gia hoạt động ngoại khóa. Thông qua đó giáo viên có thể dễ dàng tìm cách giáo 
dục học sinh. 
 * Đối với gia đình: 
 Phối hợp tốt với gia đình. Thường xuyên thông tin hai chiều về tình hình 
và thái độ học tập của các em ở trên lớp. Đồng thời chúng ta nhận lại những 
phản hồi từ phía gia đình của các em. 
 Nhiều phụ huynh con em mình đi học nhưng không dám đi họp phụ 
huynh. Những phụ huynh đó rất ngại vì sợ lên lớp các thầy cô sẽ phê bình con 
em mình trước lớp. Thế nên khi tiếp xúc với phụ huynh có con là học sinh cá 
biệt chúng ta cần mềm dẻo, khéo léo. Đặt mình vào vị trí của những phụ huynh 
có con là học sinh cá biệt. 
 *Ví dụ: Khi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của em Hoàng 
Tín trên lớp. Thì phụ huynh đó đã rời nhóm zalo của lớp. Tôi có liên lạc nhưng 
phụ huynh cố tình không nghe máy. Vài ngày sau tôi đã gặp và trao đổi trực tiếp 
với phụ huynh. Lúc này tôi mới hiểu là phụ huynh ngại giáo viên thông báo con 
mình học kém và nghịch ngợm. Cho nên tôi đã giải thích với phụ huynh rằng 
việc học của các em thì cô giáo sẽ trao đổi với cá nhân phụ huynh. Để phụ 
huynh không còn thấy xấu hổ. Đến hôm nay thì phụ huynh đó đã chủ động liên 
lạc với tôi để thông báo tình hình ở nhà của em Hoàng Tín. Nhận được thông tin 
từ phụ huynh thì tôi có thể nắm được tình hình của em rõ hơn. Qua đó dễ dàng 
đưa ra những biện pháp cụ thể để giáo dục đối với em. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_danh_cho_h.doc