SKKN Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh Khối 1, 2

doc 30 trang sklop1 06/02/2024 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh Khối 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh Khối 1, 2

SKKN Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh Khối 1, 2
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯMGAR
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY TIẾNG ANH 
 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 Giáo viên thực hiện: Lê Thị Anh Đào
 Bộ môn: Tiếng Anh
 NĂM HỌC 2018 – 2019
 0 Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
năng kĩ sảo mà còn có khả năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh. Bởi Tiếng Anh 
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hay nói cách khác Tiếng Anh là ngôn 
ngữ quốc tế, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh 
tế, văn hóa, truyền thông, giao lưu hợp tác... Chính vì thế nhiều quốc gia đã chọn 
Tiếng Anh như một ngoại ngữ bắt buộc và học từ ở tiểu học. Nhằm bắt kịp với xu 
thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế 
giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người 
có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói 
riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt 
Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua 
việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học.
 Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho 
học sinh bậc tiểu học” để nghiên cứu.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
 Ngày nay, xu hướng chung của thế giới là hạ thấp độ tuổi của học viên 
tham gia học ngoại ngữ. Việc giúp trẻ em làm quen sớm với tiếng Anh là phù hợp 
với xu hướng chung của thế giới. Mặt khác, ngày nay người ta không dạy tiếng 
Anh một cách đơn thuần, mà còn sử dụng tiếng Anh như một công cụ chuyển tải 
kiến thức cho các môn học khác như toán, khoa học..Mục đích của việc nghiên 
cứu này là nhằm giúp cho học sinh và giáo viên biết được một số biện pháp dạy từ 
hay và có tính ứng dụng để mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học từ 
mới tiếng Anh ở học sinh tiểu học, bởi được tiếp cận với tiếng Anh ở độ tuổi càng 
nhỏ thì hiệu quả càng cao.
 Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng một số phương pháp giúp học 
sinh nhớ từ vựng tốt như phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan, phương pháp sử 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
vào nghiên cứu các trò chơi giúp các em học sinh năng động hơn và yêu thích 
môn học hơn.
 Nghiên cứu này có thể áp dụng được cho các em học sinh ở trường và các 
trường tiểu học trong toàn huyện.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện nghiên cứu này, tôi sử dụng tích hợp các phương pháp lại với 
nhau để đánh giá kết quả thu được bằng cả định tính và định lượng. Dùng phương 
pháp quan sát để xác định mức độ chú ý, thu hút của bài học đối với học sinh. 
Dùng phương pháp thống kê, phân tích các số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu.
 PHẦN II
 PHẦN NỘI DUNG
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC DẠY TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU 
HỌC
II.1.1 Một số nguyên tắc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
 Theo trang web “Talent Space”( thì dưới đây là một 
số nguyên tắc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
 a. Chơi hơn dạy
 Chúng ta thường nghe nói rằng: “Học mà chơi, chơi mà học”, điều này 
không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ việc học, nhưng là giúp học sinh học được 
thật nhiều điều qua các trò chơi. Các em học sinh rất hiếu động, tò mò, ham muốn 
học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi chơi, các em thực sự học để lĩnh 
hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. “Chính xác phải nói 
đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo 
một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo 
sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn 
học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.”
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà 
trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá 
bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
 Theo theo báo cáo của GS.Nesport, thời điểm từ 3 đến 7 tuổi là thời điểm 
vàng cho các kỹ năng ngoại ngữ được phát triển vì lúc này 3 kỹ năng cùng phát 
triển: 
 + Khả năng nghe chính xác âm
 + Khả năng nói bắt chước
 + Khả năng nhận thức thông qua các hoạt động giao tiếp vui chơi. Do đó, 
các bài học tiếng Anh thông qua tương tác nói và nghe ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ 
phát huy khả năng học nói tốt tiếng Anh như người bản ngữ. 
 Do đó, lớp 1,2 là độ tuổi vàng cho các hoạt động học ngoại ngữ. Việc học 
ngoại ngữ trong độ tuổi này sẽ làm bé không bị phát âm sai, khả năng nhớ từ vựng 
tuyệt vời và khả năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh sau này. 
II.2. THỰC TRẠNG
 a. Thuận lợi – khó khăn
 Hiện nay trong giáo dục tiểu học, cũng giống như các bộ môn khác, việc 
dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải 
cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với 
nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến 
thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng 
phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Giáo viên cũng đang áp dụng nhiều 
phương pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy, đã có sáng tạo trong các hoạt động 
trên lớp, cho học tham gia vào các trò chơi song không được thường xuyên, chủ 
yếu là trong các tiết thao giảng, dự giờ hay chuyên đề. Còn trong các giờ dạy hằng 
ngày thì trò chơi vẫn hiếm khi được sử dụng.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 giúp người nghe hiểu được điều bạn muốn nói, nếu sai âm cuối thì có thể 
 người nghe sẽ hiểu sai nghĩa của từ.
 • Tránh bỏ một âm trong những phụ âm đôi khi phát âm. Ví dụ như: nhiều 
 người không thể phát âm đúng từ fixed /fɪkst/. Họ thường phát âm thiếu 
 một trong ba âm /k/, /s/ hoặc /t/. Kết quả là họ phát âm thành: /fɪst/, /fɪkt/ 
 hoặc /fɪks/.
 • Tự ý thêm âm đuôi vào cuối câu, điển hình là âm “s”.
 • Nói sai ngữ điệu.
 • Không nhấn trọng âm
 • Thường không biết cách nối âm hoặc nối âm sai.
 Trường TH Lê Lợi nằm ở trung tâm huyện, đời sống của người dân tương 
đối khá, phong trào học tập ở đây rất được quan tâm. Các bậc phụ huynh rất ủng 
hộ với chương trình xã hội hóa giáo dục, vậy nên nhà trường đã tổ chức được dạy 
Tiếng Anh lớp 1,2 được 2 năm. Vì đây là môn mới nên các em học sinh lớp 1,2 
vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của bộ môn này, vì vậy công việc giảng 
dạy gặp rất nhiều khó khăn. Theo tôi, khó khăn lớn nhất là chính là các em không 
tự giác học, chưa có động lực để giúp các em say mê, thích thú với môn học. 
Ngoài ra, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn nên cũng phần nào 
ảnh hưởng đến mức độ lĩnh hội kiến thức của các em học sinh. Để gây hứng thú 
cho các em học sinh tự ý thức việc học tiếng Anh thì trước hết các em phải có 
được một nền tảng kiến thức nền khá vững chắc. Nền tảng kiến thức đó chính là 
các chữ cái, âm và vốn từ vựng, do đó tôi đã tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy, 
cố gắng thiết kế được nhiều trò chơi để mang lại cho học sinh môi trường học tốt 
hơn và sinh động hơn. 
 b. Các nguyên nhân
 - Về phía giáo viên
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 2 114 62 54,4% 52 45,6% 53 46,5% 61 53,5%
Tổng 261 141 54% 120 46% 131 50,2% 59 49,8%
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp
II.3.1 Mục tiêu của việc sử dụng các trò chơi :
Theo tôi việc sử dụng thường xuyên các trò chơi trong lớp mang lại hiệu quả rất 
thiết thực:
 - Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các âm, từ nhanh hơn
 - Tạo không khí thoải mái trong lớp học
 - Hỗ trợ trong việc ôn lại kiến thức đã học
 - Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi 
 tiết học.
 - Hỗ trợ tạo sự động não cho học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động
 - Hỗ trợ trong việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng 
 ngôn ngữ của hoc sinh.
 - Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và 
 học sinh, thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học 
 sinh với nhau nhiều hơn.
* Cấu trúc của trò chơi học tập
+ Tên trò chơi .
+ Mục đích của trò chơi .
 Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào .
 Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò 
chơi.
+ Đồ dùng trò chơi : Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập .
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống 
đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu học sinh 
làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu 
giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho học sinh làm quen với định 
hướng và từ vựng. Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví 
dụ như hô “Right” nhưng tay lại chỉ lên trời. Học sinh vừa hô “Right” theo vừa 
nhìn giáo viên nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. 
Nếu học sinh nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị loại khỏi cuộc 
chơi. 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12
Trường TH Lê Lợi Lê Thị Anh Đào

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_tro_choi_day_tieng_anh_cho_hoc_sinh_khoi_1_2.doc