Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thuộc lời ca một số bài hát bằng phương pháp trực quan, vận động
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thuộc lời ca một số bài hát bằng phương pháp trực quan, vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 thuộc lời ca một số bài hát bằng phương pháp trực quan, vận động
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 thuộc lời ca một số bài hát bằng phương pháp trực quan, vận động.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc lớp 1 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt Ngày/ tháng/ năm sinh: 04/02/1977 Chức vụ, đơn vị công tác : Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong Điện thoại: 0358619177 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong Địa chỉ: Xã Vĩnh Phong, Vĩnh Bảo, Hải Phòng Điện thoại: 0358619177 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn biện pháp Âm nhạc là phân môn nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Thông qua môn học này sẽ hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc cơ bản, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái và đầy màu sắc hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, đồng thời hỗ trợ giúp các em học tốt hơn các môn học khác. Qua thực tế giảng dạy, đặc biệt là với học sinh lớp 1. Tôi nhận thấy rằng đại đa số các em đều rất thích học âm nhạc. Song đa số các em chưa biết hết các vần, tiếng, học sinh chỉ đọc theo truyền miệng giáo viên. Việc dạy hát cho học sinh lớp Một chủ yếu là hình thức truyền khẩu, thầy đọc trò đọc theo, thầy hát trò hát theo. Vì thế, khi dạy hát mà giáo viên truyền thụ bằng cách gọi học sinh đọc từng chữ, từng câu thì rất bất lợi bởi lẽ. + Thứ nhất sẽ dễ làm cho học sinh chán vì đọc còn chậm còn tập đánh vần. + Thứ hai học sinh rất thụ động trong khi chiếm lĩnh kiến thức. + Thứ ba là tự mình làm cho học sinh thụ động khi học + Thứ tư nếu đợi học sinh đọc hết lời bài hát thì rất mất nhiều thời gian, thời gian còn lại không đủ để chuyển tải hết các nội dung của tiết học. Từ đó dẫn đến tiết học sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Học sinh không thuộc bài, thụ động, không hát được bài hát. việc đưa ra các phương pháp, hình thức giảng dạy để phù hợp và mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề được rất nhiều giáo viên quan tâm. Đặc biệt là trong việc dạy hát cho học sinh lớp 1. Vậy để có thể khắc phục vấn đề này bản thân người giáo viên âm nhạc cần phải biết lựa chọn những phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp để áp dụng 1 học sinh dần ổn định, chính xác, mở rộng âm vực, âm lượng. Ca hát tạo cho học sinh có dáng dấp uyển chuyển, phong thái thực nhiên tao nhã. 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp a. Cơ sở lý luận Theo nguyên lý giáo dục “ Học phải đi đôi với hành”, “ Lý luận phải đi đôi với thực tiễn”. Do đó công tác dạy học nói chung, môn Âm nhạc nói riêng không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn phải kết hợp lồng ghép cả âm thanh, hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống sinh động nhằm giúp cho học sinh có thể giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra. - Điều 30, mục 2 chương II luật giáo dục 2019 có ghi . “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” 2.2. Cơ sở thực tiễn Sau khi nghiên cứu và thực hiện báo cáo biện pháp tôi nhận thấy những ưu điểm và hạn chế tại trường tôi như sau: * Ưu điểm Từ đầu năm học 2022 - 2023 tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy Âm nhạc với phương pháp theo các bước trên và thấy rằng các em rất say mê hứng thú học tập, tích cực hoạt động, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Số học sinh lớp Một thuộc lời ca và hát được bài hát một cách đúng giai điệu, cao độ, tại lớp đạt cao. Học sinh có tính rụt rè, nhút nhát ngày trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giờ học rất sôi nổi, sinh động. Đặc biệt là các em học sinh có năng khiếu có điều kiện bộc lộ mình nhiều hơn. Mỗi phương pháp lựa chọn để áp dụng đều với mục đích giúp chúng ta khắc phục những hạn chế và khó khăn gặp phải. Và với phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể. * Hạn chế Khi thực hiện giảng dạy tôi cố gắng tìm phương pháp giảng dạy thích hợp nhưng trong thực tế vẫn còn vấp phải không ít khó khăn trong giảng dạy. Cụ thể là đối với học sinh chủ yếu các em đều là học sinh nông thôn bố mẹ đều đi làm công nhân chủ yếu ở nhà với ông bà nên điều kiện các em được tiếp xúc với âm nhạc không được như với các bạn ở thành thị ít được quan tâm hơn nên rất khó theo kịp bài vì khả năng tiếp thu bài còn hạn chế, nhút nhát và thiếu tự tin, nhiều em phát âm ngọng. Thời gian ở lớp không đủ để giáo viên có thể hổ trợ các em một cách tốt nhất. 3. Nội dung biện pháp 3 Hình1:“Cầm tay nhau cùng đi chơi Hình2:“Đi khắp nơi hái bông hoa tươi” Hình 3:“vào đây chơi rừng hoa tươi” Hình 4:“ Chim líu lo hót nghe vui vui” Hình 5: “Vào rừng xem hoa” Hình 6:“Nghe tiếng chim rừng reo ca 5 Tôi cho các em đứng lên đưa tay vòng lên trên đầu vừa hát vừa đua đưa theo nhịp Câu 2: “Ngàn đất đai phì nhiêu đồng lúa xanh mởn mơ” Hai tay các em đưa ra hai bên lên cao rồi đưa xuống theo thân người. * Giải pháp 3: Học lời ca bài hát bằng phương pháp trực quan sinh động Với phần này thay vì chúng ta đọc trước, học sinh đọc theo như cách truyền thống tôi đã sử dụng phương pháp trực quan sinh động. Bằng việc sử dụng các hình ảnh hay tranh vẽ phù hợp với nội dung của từng câu hát để kích thích thị giác, gợi nhớ và khả năng liên tưởng của các em. Từ đó giúp các em nhanh chóng nhớ bài và thuộc lời ca một cách nhanh và chính xác hơn. Ví dụ 1: Bài hát “Mời bạn vui múa ca” Khi bắt đầu đọc lời ca tôi sẽ đưa hình ảnh minh họa tương ứng với từng câu trong bài hát để tập cho học sinh. Cụ thể: Khi đọc từng câu cho các em đọc theo, tôi kết hợp đưa ảnh minh hoạ của câu đó cho các em vừa nghe vừa xem vừa đọc theo. Nhìn vào tranh và cảm nhận nội dung từng câu hát. 7 Qua thời gian sử dụng cách làm này, tôi nhận thấy sự chuyển biến tích cực trong quá trình học tập của học sinh. Các em rất thích thú với việc nhìn tranh minh họa để liên tưởng và gợi nhớ đến lời ca. Các em luôn có sự chủ động và tập trung cao độ khi đọc lời ca, đôi khi còn thi đua với nhau xem ai thuộc nhanh nhất. Từ đó giúp các em vừa nhanh thuộc lời vừa nhớ lâu. Đó là điều tôi hài lòng nhất khi sử dụng phương pháp này. III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 1. Đối tượng, nội dung phương pháp thực nghiệm Tôi đã áp dụng với học sinh khối 1 Trường Tiểu học Vĩnh Phong –Tiền Phong với 3 biện pháp trên trong quá trình giảng dạy các môn học hằng ngày. 2. Tiến trình thực nghiệm Sau thời gian thực dạy tại khối lớp 1 và áp dụng những biện phát nêu trên trong mỗi tiết dạy môn Âm nhạc, tôi đã thấy các em yêu thích và quan tâm đến bộ môn này hơn. 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Khối lớp 1 Trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong có 3 lớp. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục bộ môn Âm nhạc nói chung và ở khối lớp Một nói riêng tại trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong khá cao, đánh giá xếp loại cuối năm học sinh điều hoàn thành yêu cầu của chương trình 100%, trong đó có khá nhiều học sinh được xếp loại hoàn thành tốt. Đó chính là thành quả đáng khích lệ đối với công tác giảng dạy Âm nhạc. Song riêng đối với khối lớp Một thì kết quả xếp loại cuối năm chất lượng chưa được cao. Bảng khảo sát kết quả đầu năm học năm học 2022 – 2023 của khối lớp Một trên tổng số 40 học sinh. Tổng Xếp loại Ghi chú TT Lớp số HHT Tỉ lệ % HT Tỉ lệ % CHT Tỉ lệ % 1 1A 40 5 25 15 75 0 0 Qua bảng khảo sát kết quả đánh giá giáo dục đầu năm học, ta thấy rằng dù 100% học sinh đều được xếp loại “hoàn thành” song về mặt chất lượng thì học sinh lớp Một đạt mức “hoàn thành tốt” lại chiếm tỉ lệ khá ít. Điều đó để thấy rằng, vấn đề học và kết quả xếp loại của các em học sinh lớp Một không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp, cách thức truyền thụ của người thầy và hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập, tâm sinh lí, khả năng đọc của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm, gia đình và toàn thể xã hội. Chỉ sau 1 kì áp dụng các phương pháp mới vào lớp Một cuối học kì I tôi thấy số học sinh đạt được đánh giá hoàn thành thành tốt khá cao. Kết quả đánh giá học sinh đạt được cuối học kì I như sau: 9 Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn cho học sinh có hiệu quả, mà giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập để các em tiếp nhận chính xác và hiệu quả nhất kiến thức mình truyền đạt. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được qua thời gian ứng dụng các biện pháp giảng dạy mới, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để hoàn thiện sáng kiến, nhằm mục đích giúp học sinh lớp Một học tốt hơn môn Âm nhạc. Chân thành cảm ơn! Vĩnh Phong, ngày 16 tháng 1 năm 2023 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ BÁO CÁO ÁP DỤNG BÁO CÁO Nguyễn Thị Nguyệt 11 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm: 2023 Kính gửi: - Hội đồng khoa học cấp ngành PGD và ĐT Vĩnh Bảo - Hội đồng khoa học cấp thành phố. Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyệt Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 thuộc lời ca một số bài hát bằng phương pháp trực quan, vận động.” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc lớp 1 1. Tóm tắt tình trạng, giải pháp đã biết * Ưu điểm Từ đầu năm học 2022 - 2023 tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy Âm nhạc với phương pháp theo các bước trên và thấy rằng các em rất say mê hứng thú học tập, tích cực hoạt động, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Số học sinh lớp Một thuộc lời ca và hát được bài hát một cách đúng giai điệu, cao độ, tại lớp đạt cao. Học sinh có tính rụt rè, nhút nhát ngày trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giờ học rất sôi nổi, sinh động. Đặc biệt là các em học sinh có năng khiếu có điều kiện bộc lộ mình nhiều hơn. Mỗi phương pháp lựa chọn để áp dụng đều với mục đích giúp chúng ta khắc phục những hạn chế và khó khăn gặp phải. Và với phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể. * Hạn chế Khi thực hiện giảng dạy tôi cố gắng tìm phương pháp giảng dạy thích hợp nhưng trong thực tế vẫn còn vấp phải không ít khó khăn trong giảng dạy. Cụ thể là đối với học sinh chủ yếu các em đều là học sinh nông thôn bố mẹ đều đi làm công nhân chủ yếu ở nhà với ông bà nên điều kiện các em được tiếp xúc với âm nhạc không được như với các bạn ở thành thị ít được quan tâm hơn nên rất khó theo kịp bài vì khả năng tiếp thu bài còn hạn chế, nhút nhát và thiếu tự tin, nhiều em phát âm ngọng. Thời gian ở lớp không đủ để giáo viên có thể hổ trợ các em một cách tốt nhất. * Những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khắc phục 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_thuoc_lo.docx